‘Lá chắn’ bảo vệ bệnh nhân trước tình trạng kháng kháng sinh nguy cấp
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".FPT - Petro South tư vấn chuyển đổi số cho Vietsovpetro
Người phát ngôn Vatican Matteo Bruni cho biết Giáo hoàng Francis đã phải nhập viện sau hơn 1 tuần bị viêm phế quản mà không thuyên giảm. Nghị trình làm việc của Đức Thánh Cha buộc phải hủy ít nhất là đến thứ hai (17.2), theo AP hôm 15.2.Ông Bruni nói thêm sau khi nhập viện, người đứng đầu Tòa thánh được chẩn đoán bị nhiễm trùng đường hô hấp và bị sốt.Đức Giáo hoàng bắt đầu bị khó thở và được chẩn đoán viêm phế quản từ ngày 6.2. Tuy nhiên, ngài vẫn tiếp tục công việc hằng ngày và chủ trì thánh lễ chủ nhật (9.2). Đến ngày 12.2, Đức Giáo hoàng không thể tự đọc bài phát biểu mà phải nhờ trợ lý đọc thay trong buổi tiếp kiến chung.Hôm 14.2, Đức Thánh Cha xuất hiện trong tình trạng nhợt nhạt và bị phù, do loại thuốc trị viêm phế quản gây giữ nước.Nhà báo Christopher Lamb của Đài CNN chuyên trách tại Vatican kể lại Giáo hoàng Francis trong một sự kiện vào sáng 14.2 dù tỉnh táo nhưng nói chuyện khá vất vả vì khó thở. Sau đó trong ngày, Đức Thánh Cha được đưa vào bệnh viện Gemelli ở Rome.Sáng 14.2, Vatican xác nhận Đức Giáo hoàng đã gặp tổng cộng 5 khách mời, trong đó có Thủ tướng Slovakia Robert Fico."Đức Giáo hoàng rất bình tĩnh, tinh thần tốt và đọc một số tờ báo", AFP dẫn lời ông Bruni sau khi Đức Thánh Cha nhập viện.Hãng thông tấn ANSA dẫn nguồn tin từ Vatican cho hay Đức Giáo hoàng trải qua một đêm không sự cố ở bệnh viện và ngài đã hết sốt. "Liệu pháp điều trị mới, được bắt đầu hôm 14.2, đã cho diễn tiến khả quan", ANSA bổ sung.Lần gần nhất Giáo hoàng Francis phải nhập viện điều trị là vào tháng 6.2023, khi đó ngài được phẫu thuật loại bỏ mô sẹo trong ruột và thoát vị thành bụng. Bệnh viện Gemelli có phòng điều riêng cho người đứng đầu Tòa thánh.
Novaland sẽ hoán đổi hơn 2.300 tỉ đồng trái phiếu trước hạn
Thầy Dương nói thêm: “Qua đó cũng là một dấu hiệu thông báo ngày chia tay quãng đời học sinh của các em đã cận kề. Và các em sẽ phải đối diện với kỳ thi rất quan trọng trong cuộc đời”.
"Trung tâm ung bướu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện rất tốt phẫu trị, hóa trị trong điều trị ung thư nhưng, mỗi năm vẫn có hơn 2.000 bệnh nhân ung thư tại đây phải chuyển tuyến lên Hà Nội xạ trị, do bệnh viện chưa có đủ trang thiết bị", đó là chia sẻ của bác sĩ Chuyên khoa 2 Lê Văn Tịnh, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc về thực tế tại bệnh viện này.Theo ông Tịnh, với đội ngũ nhân lực luôn được nâng cao về chuyên môn và điều kiện trang thiết bị, tỷ lệ bệnh nhân nội trú tại bệnh viện tỉnh phải chuyển lên tuyến trên đã giảm từ 9,3% (năm 2021) xuống còn 4,2% trong năm 2024. "Nếu được trang bị đầy đủ thêm về trang thiết bị với một số chuyên khoa, tỷ lệ chuyển tuyến của chúng tôi sẽ tiếp tục giảm, dưới 4%", ông Tịnh nhận định. Tại hội nghị nâng cao chất lượng y tế tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hôm nay, khẳng định đã và hỗ trợ y tế tỉnh toàn diện về chuyên môn, đào tạo nhân lực, đặc biệt với Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Đào Xuân Cơ đánh giá: "Hiện, đây là bệnh viện tỉnh được xây đẹp nhất phía bắc nhưng đang còn thiếu trang thiết bị y tế, như tim mạch, ung bướu".Theo ông Cơ, trước Vĩnh Phúc Bệnh viện Bạch Mai, đã ký kết 12 tỉnh hỗ trợ nâng cao năng lực y tế. Bạch Mai hiện có thế mạnh đa khoa hoàn chỉnh với 57 chuyên khoa, mỗi khoa quy mô tương đương bệnh viện chuyên khoa với hàng trăm nhân lực. Ví dụ như, Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày nội soi tiêu hóa 800 - 1.200 ca. Với ung bướu, năm nay sẽ có thêm các hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị. Ông Cơ cho rằng, để phát triển y tế, có thêm nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị, thay vì chỉ chờ đợi nguồn đầu tư từ "miếng bánh" ngân sách địa phương, đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh chấp thuận cho bệnh viện công như Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc có thêm dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, cung cấp dịch vụ cho người bệnh có khả năng chi trả. Nguồn thu từ khám chữa bệnh theo yêu cầu giúp bệnh viện cân đối thu chi, đặc biệt có nguồn cho nhân lực và mua sắm trang thiết bị phục vụ người bệnh bảo hiểm y tế. Vì bệnh viện đa khoa tỉnh hiện đã cơ sở hạ tầng rất tốt nhưng trang thiết bị thì còn thiếu nhiều.Qua khảo sát thực tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, ông Cơ đánh giá, bệnh viện tỉnh đã khánh thành Trung tâm Đột quỵ, nhưng cần đầu tư thêm máy để phát triển hiệu quả hơn. Hay với chuyên khoa tim mạch, đội ngũ bác sĩ của bệnh viện năng lực tốt nhưng vẫn cần thêm máy chụp mạch để làm tốt hơn nữa công tác chuyên môn.Với chuyên khoa ung thư, ông Cơ chia sẻ, tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 1,3 triệu dân nhưng mỗi năm đang phải chuyển 2.000 - 2.300 bệnh nhân lên Hà Nội để xạ trị, rất vất vả cho người bệnh.
Cháy kho chứa len, khói lửa bao trùm khu dân cư ở TP.Đà Lạt
Tại đây, các bác sĩ tiến hành hồi sinh tim phổi liên tục suốt hơn 1 giờ với nỗ lực giành lại nhịp tim dù yếu ớt cho người bệnh. Mặc dù đã có nhịp tim, ông L. vẫn trong tình trạng nguy kịch, đồng tử giãn, tím tái, huyết áp thấp, hôn mê. Bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh tiếp tục điều trị.Ngày 3.3 thạc sĩ - bác sĩ Huỳnh Khiêm Huy (Trưởng khoa Hồi sức ngoại tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM), cho biết tình trạng của ông L. rất nguy kịch khi huyết áp tụt thấp, mạch yếu, suy đa cơ quan, nhồi máu cơ tim, đồng tử giãn có phản xạ ánh sáng yếu (nếu đồng tử giãn không có phản xạ ánh sáng tức đã chết não).Theo bác sĩ Huy, tính mạng người bệnh lúc này như ngàn cân treo sợi tóc bởi trong hầu hết các trường hợp ngưng tim trên 60 phút, tỷ lệ cứu sống rất mong manh."Nếu cứu thành công, người bệnh có nguy cơ cao chết não, sống thực vật, hoặc gặp các di chứng nghiêm trọng khác do tình trạng thiếu oxy não sau ngưng hô hấp tuần hoàn như yếu liệt, mất trí nhớ, động kinh, mất chức năng các cơ quan khác. Sau hồi sinh tim phổi ban đầu, người bệnh có lại nhịp tim và huyết áp nhưng rất yếu", bác sĩ Huy phân tích.Với tinh thần "còn nước còn tát", các bác sĩ bật báo động đỏ, hội chẩn khẩn toàn viện tìm phương án tốt nhất. Ông L. được can thiệp hồi sức với ECMO, bóng đối xung động mạch chủ, tái thông động mạch vành, lọc máu liên tục, thở máy, các thuốc trợ tim…Sau 5 ngày, khi các cơ quan như tim, phổi, thận… hồi phục dần chức năng, người bệnh được giảm thuốc mê và an thần. Tuy nhiên, theo bác sĩ Huy, điều đáng lo ngại nhất ở bệnh nhân L. là các kỹ thuật hồi sức đã giúp các cơ quan hồi phục nhưng nguy cơ tổn thương não vẫn rất cao.Khi bắt đầu giảm thuốc an thần để ông L. dần dần tỉnh lại, may mắn ông đã bắt đầu mở mắt và thực hiện đúng y lệnh của bác sĩ. Các cơ quan như tim, phổi, gan thận… ngày càng hồi phục ổn định. Ông L. được cai máy thở, ECMO và bóng đối xung. Sau hơn 2 tuần điều trị, ông L. đã có thể tự đi lại, ăn uống bình thường, được xuất viện.