Đồng Tháp: Xét xử vụ nhận hối lộ tại Trung tâm đăng kiểm 66-02D
Bà Trần Tố Loan, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ - chủ đầu tư KCN Nam Đình Vũ (Hải Phòng), cho biết KCN Nam Đình Vũ đang trong quá trình chuyển đổi từ mô hình KCN truyền thống sang KCN sinh thái. Trong quá trình chuyển đổi, khó khăn đầu tiên gặp phải là nguồn vốn, tài chính.'Bão phi tiêu' xóa sổ giấc mơ vô địch Liên Quân Mobile của One Star
Kết quả trên được đưa ra bởi Ookla - đơn vị phát triển công cụ đo tốc độ mạng Speedtest. Theo dữ liệu ghi nhận được, tốc độ mạng internet di động của Việt Nam đã tăng 7,7% so với tháng trước, xếp hạng 19 thế giới, vượt qua các quốc gia như Ấn Độ, Pháp và Phần Lan. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ ba, chỉ sau Malaysia (168,94 Mbps, vị trí 12 thế giới) và Singapore (160,56 Mbps, vị trí 15). UAE tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu toàn cầu với tốc độ mạng di động lên đến 543,91 Mbps.Mạng internet cố định tại Việt Nam cũng có sự cải thiện, đạt tốc độ trung bình 164,77 Mbps, xếp hạng 35 thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách đáng kể so với những quốc gia dẫn đầu trong khu vực như Singapore (345,33 Mbps) hay Thái Lan (238,41 Mbps).Trước đó, báo cáo tháng 1.2025 từ Ookla cho thấy tốc độ mạng di động tại Việt Nam đã đạt mức 134,19 Mbps, tăng 54%, từ 86,96 Mbps của tháng 12.2024 và cách Top 20 khoảng 3 Mbps.Với tốc độ phát triển hiện tại, Việt Nam đang nhanh chóng bắt kịp các quốc gia hàng đầu thế giới về mạng internet di động, đặc biệt trong việc triển khai 5G. Dự kiến, khi MobiFone gia nhập cuộc đua 5G và các nhà mạng tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng, tốc độ mạng di động của Việt Nam có thể tiếp tục tăng cao trong năm 2025.Việc thương mại hóa 5G trong những tháng cuối năm 2024 được xem là động lực chính giúp tốc độ internet di động tại Việt Nam tăng trưởng đột biến. Trước thời điểm này, vào tháng 9.2024, Ookla ghi nhận tốc độ internet di động trung bình của Việt Nam chỉ đạt 54,17 Mbps và đứng thứ 51 thế giới. Sau gần 6 tháng triển khai 5G, con số này đã tăng gần ba lần, giúp Việt Nam thăng hạng 32 bậc.Cùng lúc, dữ liệu từ iSpeed - công cụ đo tốc độ mạng của Bộ Khoa học và Công nghệ - cũng cho thấy sự bứt phá của 5G tại Việt Nam. Trong tháng 2.2025, tốc độ tải xuống trung bình của mạng 5G đạt 187,58 Mbps, nhanh gần gấp ba lần mức 65,61 Mbps của mạng internet di động thông thường.Dữ liệu của Ookla cho thấy khả năng sử dụng 5G tại Việt Nam tăng mạnh từ gần 0% vào tháng 9.2024 lên 31,9% vào tháng 2.2025, phản ánh sự mở rộng nhanh chóng của phạm vi phủ sóng.Cùng với việc mở rộng hạ tầng, các nhà mạng lớn tại Việt Nam cũng triển khai các gói cước ưu đãi để thu hút người dùng chuyển đổi sang 5G. Hiện tại, người dùng có lựa chọn gói cước rẻ nhất là 10.000 đồng/ngày để sử dụng 5G. Tổng số thuê bao 5G trên cả nước hiện ước đạt hơn 8 triệu và con số này có thể tăng nhanh hơn nữa khi trong quý 1, đầu quý 2 có thêm một nhà mạng triển khai công nghệ mạng mới.Sự cải thiện này không chỉ mang lại lợi ích cho người dùng cá nhân mà còn tạo ra động lực lớn cho các ngành công nghiệp phụ thuộc vào kết nối tốc độ cao như thương mại điện tử, công nghệ tài chính (fintech) và thành phố thông minh, sản xuất thông minh. Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc đầu tư và phát triển hạ tầng 5G sẽ giúp Việt Nam gia tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
Người mẹ bệnh tật nuôi con bại não
Ngoài sở hữu cái tên độc lạ, Lam King còn để lại ấn tượng với bạn bè nhờ khả năng chơi bóng rổ cực giỏi. "Mình cũng có nhiều tài lẻ. Nhưng nếu tự hào nhất có lẽ là khả năng chơi bóng rổ. Mình thích chơi môn thể thao này, và hâm mộ đội Dallas Mavericks (ở Mỹ). Mình cũng đặc biệt thần tượng, yêu thích Luka Doncic, cầu thủ của Dallas Mavericks", Lam King kể.
Sáng 21.2, ngay từ sáng sớm, bầu trời TP.HCM ngầu đục, như chìm trong "sương mù" như Đà Lạt. Đến hơn 7 giờ, nắng lên làm bầu trời quang hơn nhưng nhiều người vẫn có cảm giác như có "màn sương mù".Nhưng ẩn sau màn sương đó là tình trạng ô nhiễm không khí mà theo IQAir (ứng dụng quan trắc chất lượng không khí theo thời gian thật), nhiều nơi tại TP.HCM đạt mức báo động cam (IQA là 150) - không tốt cho các nhóm nhạy cảm.Thậm chí, trong ngày 19.2, nhiều nơi tại TP.HCM đạt mức báo động đỏ (IQA là 200) - không lành mạnh với sức khỏe. Mức độ ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng vào buổi trưa, kéo dài đến đầu giờ chiều, nhiều trạm đo chuyển vượt báo động đỏ chuyển sang mức cảnh báo tím - rất không tốt với sức khỏe người dân. Hiện tượng này xuất hiện nhiều mấy ngày gần đây.Tương tự, mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh phía bắc còn nghiêm trọng hơn và mùa ô nhiễm thường kéo dài đến tháng 4. Trong thời gian trước và sau tết, Hà Nội thường xuyên vượt báo động đỏ và lọt vào nhóm những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. Đáng chú ý, có thời điểm tại một số trạm đo ghi nhận chất lượng không khí ở mức nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mọi người.
V-League: CLB Hải Phòng tiếc hùi hụi khi 'cầm vàng lại để vàng rơi'
Ngoài ra, trên đường CN2 có biển cấm đậu xe cũng bị tán cây sà xuống che khuất, khiến nhiều tài xế rất khó quan sát từ xa.Đề nghị Công ty công viên cây xanh TP.HCM kiểm tra và cho cắt tỉa cành, để đảm bảo an toàn giao thông.Bài vở và hình ảnh cộng tác xin gửi về: bandocvietbtn@gmail.com