Generali Việt Nam công bố lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt hơn 927 tỉ đồng
Tối 19.1, CLB Nam Định thua trắng 0-1 trước Thể Công Viettel trên sân nhà Thiên Trường ở vòng 10 V-League. Dù chưa mất ngôi nhì, nhưng lời cảnh báo đã xuất hiện với đội bóng của HLV Vũ Hồng Việt khi Xuân Son không còn hiện diện. Đó cũng là chi tiết HLV Kim Sang-sik cùng đội tuyển Việt Nam cần lưu ý. Vắng chân sút chủ lực chưa bao giờ là điều dễ thở, với bất cứ tập thể nào.Khi Xuân Son còn trên sân, CLB Nam Định thắng liền 4 trận ở V-League, ghi 14 bàn. Còn khi không có chân sút sinh năm 1997, đội bóng thành Nam chỉ ghi 2 bàn trong 3 trận gần nhất, không giành được chiến thắng nào. CLB Nam Định có thể "sống" tốt khi vắng Văn Toàn hay Hendrio Araujo, nhưng Xuân Son là câu chuyện khác. Tầm ảnh hưởng của tiền đạo gốc Brazil vào lối chơi không chỉ nằm ở khía cạnh bàn thắng (tất nhiên anh rất giỏi ghi bàn), mà còn ở con đường dẫn đến bàn thắng ấy. Một trung phong toàn diện, giỏi mọi kỹ năng tấn công, đá nhiệt huyết và tinh quái như Xuân Son đã nâng tầm cả hàng công CLB Nam Định. Những gì người ta thấy Xuân Son làm tại AFF Cup 2024, thực ra anh đã làm... hàng tuần ở V-League.Lẽ dĩ nhiên, cầu thủ càng có tầm ảnh hưởng, việc thay thế càng khó khăn. Đến thời điểm này, CLB Nam Định vẫn chưa tìm ra ai khỏa lấp được vai trò của Xuân Son (thể hiện ở kết quả và lối chơi nghèo nàn). Điều tương tự có thể đến với đội tuyển Việt Nam. Xuân Son nghỉ 8 tháng, đồng nghĩa anh sẽ vắng các trận gặp Lào (tháng 3), Malaysia (tháng 6) và Nepal (tháng 9), tương đương nửa đầu vòng loại Asian Cup 2027. Khi trở lại, chưa chắc chân sút 28 tuổi đã trở lại phong độ cao nhất. HLV Kim Sang-sik khẳng định dù Xuân Son đẳng cấp, đội tuyển Việt Nam vẫn không phụ thuộc vào cá nhân nào. Tuy nhiên hãy quan sát ở trận chung kết lượt về. Sau thời điểm Xuân Son rời sân, đội tuyển Việt Nam ghi 2 bàn, nhưng 1 bàn đến từ pha đốt lưới của Pansa Hemviboon (xuất phát từ tình huống Tuấn Hải dứt điểm không tốt), trong khi bàn còn lại đến từ pha phản công khi đối thủ đã bỏ cả khung thành. Đội tuyển Việt Nam vẫn có thể tấn công khi Xuân Son vắng mặt, nhưng rõ ràng, đường đến khung thành khó khăn hơn nhiều. Không có một chân sút giỏi trên sân, đồng nghĩa đối thủ của Việt Nam có thể đẩy cao đội hình, tạo sức ép cho hàng thủ.HLV Kim Sang-sik sử dụng Tiến Linh ở 3 trận đầu giải, khi Xuân Son chưa đủ điều kiện thi đấu. Còn lúc Xuân Son xuất trận, Tiến Linh ngồi dự bị. Đồng nghĩa, sơ đồ 1 trung phong vẫn là ưu tiên hàng đầu của thầy Kim. Chia sẻ với truyền thông, tiền vệ Doãn Ngọc Tân khẳng định lối chơi ưa thích của HLV Kim Sang-sik là đẩy bóng lên tuyến trên càng nhanh càng tốt. Đấu pháp này đòi hỏi rất nhiều ở một tiền đạo: cần đủ khỏe để che chắn bóng, đủ khéo léo để đỡ bóng gọn gàng, hay đủ dẻo dai để độc lập tác chiến trong trường hợp đồng đội không kịp hỗ trợ. Xuân Son đã làm sáng bừng bức tranh tấn công của đội tuyển Việt Nam bởi anh hợp với triết lý. Không có anh, HLV Kim Sang-sik chỉ có hai con đường: tìm một trung phong giỏi với phẩm chất gần tương đương Xuân Son, điều vốn... viển vông với chất lượng các chân sút nội. Hoặc tìm lối chơi phù hợp với con người hiện có. Trong tay nhà cầm quân người Hàn Quốc còn Tiến Linh. Dù lối chơi còn thiếu sót, song tiền đạo 28 tuổi vẫn là chân sút ghi bàn nhiều nhất dưới thời ông Kim (7 bàn). Anh có kinh nghiệm thi đấu, khả năng săn bàn và tìm kiếm khoảng trống. Tuy nhiên để phát huy năng lực của Tiến Linh, đội tuyển Việt Nam phải đá theo cách khác. Không thể dồn bóng cho tiền đạo theo tiêu chí "càng nhanh càng tốt" như AFF Cup, mà cần phối hợp lớp lang, bài bản hơn, có nhiều giải pháp tấn công đa dạng, phát huy năng lực của các tiền vệ tấn công nhiều hơn, thay vì trông đợi tiền đạo... làm hết. Ngoài ra, thầy Kim cũng cần thêm tiền đạo dự phòng. Trông đợi vào một vài trung phong là canh bạc đầy rủi ro.Thuận lợi cho HLV Kim Sang-sik, là 2 trong 3 trận đầu vắng Xuân Son, đội tuyển Việt Nam gặp đối thủ yếu hơn (Lào và Nepal). Trận gặp Malaysia tại Bukit Jalil trong tháng 6 sẽ khó khăn, nhưng khác với AFF Cup, đội tuyển Việt Nam đá với mật độ rất mỏng với chỉ vỏn vẹn 3 trận trong 6 tháng tới. Thời gian để đội tuyển Việt Nam tính toán đấu pháp và lối chơi sẽ "dông dài" hơn. Khó khăn là cơ hội để ông Kim chứng minh năng lực, rằng đội tuyển Việt Nam sẽ không phụ thuộc vào cá nhân nào.Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương kiểm tra sân bay Phan Thiết
Ngày 4.2, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định thông tin, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, vừa ký văn bản gửi Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không - Không quân về việc đề nghị bàn giao mặt bằng đất quốc phòng với diện tích hơn 109 ha để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại sân bay Phù Cát.Trong đó, diện tích đất xây dựng đường cất hạ cánh số 2 khoảng 75,7 ha, đất xây dựng các đường lăn nối gần 29,4 ha và đất xây dựng đường công vụ khoảng 4,3 ha.Theo UBND tỉnh Bình Định, sân bay Phù Cát được xây dựng từ những năm 1960 - 1970. Từ sau năm 1975, sân bay Phù Cát được sử dụng là căn cứ của Không quân Việt Nam, phần lớn đất đai do Bộ Quốc phòng quản lý.Năm 1985, sân bay Phù Cát bắt đầu khai thác hoạt động hàng không dân dụng và trở thành Cảng hàng không Phù Cát. Cảng hàng không Phù Cát có 1 đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng, hiện là tài sản thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.Sau khoảng 60 năm sử dụng (vượt gần 3 lần tuổi thọ thiết kế), hầu hết các tấm bê tông đã bị nứt, nguy cơ phát sinh mảnh vỡ gây mất an toàn khai thác, đồng thời sức chịu tải thấp dẫn đến chỉ đảm bảo khai thác giảm tải các loại tàu bay như A320/321 và tương đương.Theo ông Phạm Anh Tuấn, với tình trạng nêu trên, rất cần thiết phải thực hiện việc đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh này. Tuy nhiên, do đây là đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng nên để tiến hành sửa chữa, cải tạo, nâng cấp phải đóng cửa cảng hàng không trong thời gian khá dài, dự kiến từ 10 - 12 tháng, với kinh phí đầu tư xây dựng khoảng 1.400 tỉ đồng."Việc đóng cửa Cảng hàng không Phù Cát sẽ không đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội, ảnh hưởng lớn đến việc khai thác đường bay dân dụng, trực tiếp là các hoạt động thu hút đầu tư, du lịch... phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định", ông Tuấn nói.Để phát huy hiệu quả những lợi thế về vị trí và các tiềm năng sẵn có, cảng hàng không Phù Cát cần được ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại, bền vững, xứng đáng với vị thế, vai trò là cảng hàng không quốc nội có các tuyến bay quốc tế; là sân bay chính trong hệ thống phòng thủ quốc phòng, là căn cứ quân sự quan trọng trong hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, góp phần tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh Bình Định và vùng trọng điểm kinh tế miền Trung - Tây nguyên.Khi lập quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GTVT đã thống nhất với Bộ Quốc phòng phương án quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đã phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Nhằm đảm bảo khai thác hàng không dân dụng an toàn, hiệu quả, giữ được đường cất hạ cánh số 1 luôn sẵn sàng phục vụ chiến đấu của các đơn vị quân đội, đường cất hạ cánh số 2 cũng sẵn sàng phục vụ các đơn vị quân đội khi có nhu cầu, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai đầu tư xây dựng ngay đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.Bộ Quốc phòng cũng đã thống nhất về chủ trương đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Phù Cát. Đồng thời, Chính phủ đã có văn bản giao cho UBND tỉnh Bình Định là cơ quan chủ quản đầu tư dự án xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không Phù Cát.Hiện UBND tỉnh Bình Định đang triển khai các thủ tục pháp lý đầu tư xây dựng để triển khai đầu tư xây dựng dự án đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không Phù Cát.
Vietbank được vinh danh top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam 2024
Đó là lý do tại sao bên cạnh những thay đổi trong lối sống, đa số trường hợp, người bệnh cần phải dùng thuốc để kiểm soát tốt huyết áp. Sau đây, một chuyên gia với 25 năm kinh nghiệm làm việc, chia sẻ lưu ý quan trọng khi dùng thuốc huyết áp mà người bệnh cần tuân thủ để đảm bảo hiệu quả của thuốc.Bác sĩ Suranjit Chatterjee, cố vấn cao cấp tại Bệnh viện Indraprastha Apollo (Ấn Độ), cho biết: Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc rằng họ đã uống thuốc đúng theo liều chỉ dẫn mà huyết áp của họ vẫn không cải thiện. Nguyên nhân là do hầu hết chúng ta không biết rằng kiểm soát huyết áp cao không chỉ là uống thuốc, mà là uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày, theo tờ Indian Express.Thuốc huyết áp hoạt động bằng cách điều chỉnh nhiều chức năng sinh lý khác nhau, như làm giãn mạch máu, giảm nhịp tim hoặc ngăn cơ thể giữ lại lượng chất lỏng dư thừa.Khi dùng thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày, thuốc sẽ duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu, đảm bảo kiểm soát liên tục huyết áp và ngăn ngừa biến động. Nếu bạn dùng thuốc không đều đặn, hiệu quả có thể giảm đi, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp không kiểm soát.Việc quên liều hoặc uống thuốc không đúng giờ có thể dẫn đến tăng huyết áp tái phát - là tình trạng huyết áp tăng cao khi người bệnh ngừng dùng thuốc hoặc giảm liều. Điều này có thể gây thêm áp lực cho tim và động mạch, làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.Khi nồng độ thuốc không ổn định, cơ thể có thể phản ứng tiêu cực, gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu hoặc hồi hộp. Duy trì thói quen nhất quán giúp giảm thiểu những vấn đề này. Theo một lịch trình cố định giúp việc tuân thủ dễ dàng hơn. Không bao giờ được tự ý ngừng thuốc mà không trao đổi với bác sĩ trước.Ngoài ra, đừng bao giờ để hết thuốc. Luôn dự trữ thuốc ở nhà. Luôn đến bác sĩ tái khám để lấy thuốc trước khi hết thuốc.Nếu không dùng thuốc, huyết áp của người bệnh có thể tăng đột ngột và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, theo trang tin y tế WebMD.Trong thời gian ngắn, huyết áp có thể tăng đột ngột kèm theo các triệu chứng chóng mặt, đau đầu hoặc khó thở. Về lâu dài, bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tổn thương thận và kháng thuốc cao hơn.Phải làm gì nếu quên một liều?Mẹo để duy trì đúng tiến độ
Ngày 10.1, UBND Q.Ngũ Hành Sơn khánh thành và khai mở tượng danh nhân của giáo sư, viện sĩ, thiếu tướng Trần Đại Nghĩa.Công trình tượng danh nhân Trần Đại Nghĩa có phần tượng cao 2 m, rộng 1,2 m, sâu 1m; phần đế cao 2,2 m, ngang 1,5 m, sâu 1,2 m; được lắp đặt trang trọng ở khu công viên vườn dạo nút giao thông đường Trần Đại Nghĩa - Huỳnh Bá Chánh (P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn). Tượng dựng tại tuyến đường mang tên người anh hùng lao động đầu tiên, tiêu biểu của đất nước, nhằm tạo nên địa chỉ đỏ, làm giàu thêm truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng của Q.Ngũ Hành Sơn để giáo dục lịch sử cho học sinh, sinh viên.Dịp này, Q.Ngũ Hành Sơn cũng trao bảng ghi nhận Tấm lòng vàng đối với ông Nguyễn Lợi, chủ cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Nguyễn Lợi, đơn vị tài trợ chế tác và lắp đặt công trình tượng danh nhân Trần Đại Nghĩa.Đây là công trình tượng danh nhân thứ 11 được dựng trên các tuyến đường ở Q.Ngũ Hành Sơn. Các tượng dựng trên các tuyến đường trước đó gồm tượng các danh nhân: Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Hiến, Hồ Xuân Hương, Sư Vạn Hạnh, Mai Đăng Chơn, Huyền Trân Công Chúa, Trần Đại Nghĩa, Minh Mạng, Võ Chí Công, Nguyễn Duy Trinh, Phan Tứ. Ngoài ra, còn có bảng chỉ dẫn địa danh Ngũ Hành Sơn.Các tác phẩm do Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Q.Ngũ Hành Sơn) thực hiện nhằm phát huy truyền thống làng nghề hàng trăm năm và tôn vinh các nghệ nhân điêu khắc đá.Anh hùng lao động, giáo sư, viện sĩ, thiếu tướng Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ (1913 – 1997), quê quán H.Tam Bình (Vĩnh Long), có quá trình học tập xuất sắc với các môn khoa học tự nhiên, sau 11 năm du học và làm việc tại Pháp, ông theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946, về nước phục vụ cách mạng.Bác Hồ đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa và giao ông làm Cục trưởng Cục Quân giới (nay là Tổng cục Công nghiệp quốc phòng).Năm 1948, ông được phong thiếu tướng, là 1 trong 11 vị tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam và là 1 trong 3 người được phong danh hiệu anh hùng lao động đầu tiên của Việt Nam vào năm 1952.Trước đó, cuối tháng 12.2024, Đồn Biên phòng Phú Lộc (Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng) khánh thành tượng Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng nhân dịp 80 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày quốc phòng toàn dân.Tượng Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng được chế tác bằng đá nguyên khối, nặng 1,5 tấn, cao 1,27 m, rộng 1 m, tổng chiều cao của tượng và phần đế là 3,83 mét.Mặt trước bệ tượng khắc ghi câu thơ Bác Hồ tặng cán bộ chiến sĩ tại Đại hội chiến sĩ thi đua lần thứ nhất của lực lượng công an nhân dân vũ trang (nay là bộ đội biên phòng) ngày 2.3.1962 tại Hà Nội.Tượng được phỏng theo tác phẩm "Nghe lời non nước" của tác giả Vũ Trọng Khôi, khắc họa hình tượng Bác Hồ đang ân cần căn dặn dò chiến sĩ biên phòng trân trọng, nâng niu từng tấc đất biên cương, quyết tâm giữ gìn trọn vẹn bờ cõi non sông.
3 món mỹ phẩm dùng buổi tối tốt hơn buổi sáng
Ngày 18.2, Công an P.Chính Gián (Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) bàn giao nghi phạm lừa đảo hàng loạt người buôn thú nhồi bông Baby Three cho Công an Q.Thanh Khê thụ lý theo thẩm quyền. Nghi phạm lừa đảo là Nguyễn Thanh Lực (23 tuổi, ở thôn An Bình, xã Thanh An, H.Cam Lộ, Quảng Trị - tạm trú P.Bình Thuận, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).Trong ngày 18.2, thượng tá Trần Văn Thọ, Phó trưởng công an Q.Thanh Khê, và lãnh đạo P.Chính Gián cũng đã khen thưởng đột xuất thành tích đấu tranh, phòng chống tội phạm của Công an P.Chính Gián.Trước đó, Công an P.Chính Gián nhận thông tin trình báo từ chị Phan Ngọc Thảo U. (ở P.Chính Gián) về việc bị lừa đảo với hình thức buôn bán thú nhồi bông Baby Three.Theo chị U., lúc 18 giờ 15 ngày 9.2, chị liên hệ với một tài khoản Facebook tên "LN Phuong Thanh" giao dịch mua lô hàng thú nhồi bông Baby Three để kinh doanh. Do lần đầu giao dịch với tài khoản này qua mạng xã hội, nên chị U. cảnh giác, thận trọng hẹn chủ hàng đến tận nơi để xem hàng mới giao dịch.Chủ tài khoản Facebook LN Phuong Thanh nhanh chóng cung cấp địa chỉ căn hộ thuê tại lô 22 đường Khuê Mỹ Đông 15 (P.Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng). Tại đây, chị U. gặp Nguyễn Thanh Lực và được giao lô hàng Baby Three.Theo yêu cầu của Lực, chị U. chuyển tiền để Lực chuyển cho tài khoản LN Phuong Thanh.Hôm sau, chị U. tiếp tục giao dịch với tài khoản Facebook LN Phương Thanh và người giao hàng cũng là Nguyễn Thanh Lực.Ngày 11.2, chị U. mua lô hàng Baby Three thứ ba, nhưng lần này chủ tài khoản Facebook LN Phuong Thanh yêu cầu phải chuyển tiền đầy đủ mới gửi hàng và gửi giá vì hiện nay thú nhồi bông Babay Three đang rất... sốt, những người người buôn giành hàng liên tục, thường xuyên thay đổi giá bán.LN Phuong Thanh còn dọa sẽ giao hàng cho những người buôn chuyển tiền trước nên chị U. vội chuyển khoản 12,1 triệu đồng cho tài khoản ngân hàng BIDV tên Nguyen Thanh Giang như yêu cầu.LN Phuong Thanh hẹn chị U. lúc 16 giờ 30 ngày 11.2 đến căn hộ cho thuê trước đây để nhận hàng, nhưng sau đó cắt đứt liên lạc với chị U.Nhận tin báo, Công an P.Chính Gián truy xét, đến ngày 18.2 bắt được Nguyễn Thanh Lực. Qua điều tra, cơ quan công an xác định Lực đã lập Facebook ảo tên LN Phuong Thanh. Lực không ở căn hộ đường Khuê Mỹ Đông 15 mà chỉ hẹn chị U. đến để giao hàng trong 2 lần đầu, nhằm tạo lòng tin.Lực khai nhận, lợi dụng cơn sốt thú nhồi bông Baby Three hiện nay, nhu cầu mua hàng của trẻ em rất lớn nhưng nguồn hàng khan hiếm nên đăng tải thông tin lên mạng xã hội để lừa đảo. Đối với những người cảnh giác như chị U., Lực dùng chiêu gặp mặt 1 - 2 lần đầu, giao hàng thật rồi sau đó lừa đảo phi vụ lớn hơn.