Gấp quần áo thuê - dịch vụ vàng cho dân "nghiền" thời trang, nghiện mua sắm
Trước đó, khoảng 19 giờ ngày 2.2, bà Trần Đặng Hoài Nhiên (31 tuổi, ở thôn Trường Thọ, xã Phước Hậu) đang trên đường đi chúc tết về gần đến nhà thì làm rơi chiếc túi màu đen, bên trong có tiền mặt và nữ trang vàng trị giá hơn 400 triệu đồng.Sau khi tiếp nhận tin báo, Công an xã Phước Hậu phối hợp Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy H.Ninh Phước tổ chức xác minh và truy tìm tài sản bị mất. Thông qua hệ thống thông tin của lực lượng công an, bà Võ Thị Ngọc Mãi (49 tuổi, ở thôn Trường Thọ, xã Phước Hậu) đã liên hệ công an xã để trao trả tài sản cho người làm mất. Công an xã Phước Hậu cho biết, sau khi nhặt được chiếc túi bên lề đường, bà Mãi tìm cách liên lạc để trả lại cho chủ nhân. Trong thời gian chuẩn bị trình báo thì nhận được thông tin của Công an xã Phước Hậu, bà Mãi đã liên lạc để trả lại chiếc ví cho bà Nhiên.Quảng Trị: 500 tình nguyện viên tiếp sức, hỗ trợ cả khẩu trang và sim 4G
Sau buổi họp báo khởi động, Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam 2024 tổ chức hoạt động tuyển sinh đầu tiên tại Học viện Ngoại giao. Sự kiện có sự tham gia của nhà báo Phùng Công Sưởng (Trưởng Ban tổ chức), Hoa hậu Đỗ Thị Hà, diễn viên Phùng Đức Hiếu, ca sĩ Kuun Đức…Góp mặt tại buổi tuyển sinh, Đỗ Thị Hà gây ấn tượng bởi nhan sắc ngày càng thăng hạng. Sau gần 5 năm đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2020, cô gái quê Thanh Hóa khiến nhiều người ngưỡng mộ khi có sự nghiệp vững vàng, vừa theo đuổi nghệ thuật, vừa phát triển kinh doanh. Dịp này, người đẹp 10X cũng có những tiết lộ thú vị về kỷ niệm giấu gia đình thi nhan sắc trước đó. Hoa hậu Đỗ Thị Hà cho biết thời điểm cô tham dự Hoa hậu Việt Nam 2020 không có những buổi tuyển sinh hoành tráng tại các trường đại học. “Trước sơ khảo miền Bắc 3 ngày, tôi mới nộp hồ sơ cho ban tổ chức. Đến lúc đó, tôi vẫn băn khoăn việc nộp hồ sơ có phải điều đúng đắn không. Bởi hồ sơ của những thí sinh được đăng tải lên mạng rất đẹp, tài giỏi, khiến tôi tự ti. Hồi đó tôi nghĩ là mình ở mức ổn thôi, đến khi đăng quang mới thấy mình đẹp”, hoa hậu quê Thanh Hóa chia sẻ. Nhắc đến kỷ niệm dự thi cách đây 5 năm, Đỗ Thị Hà cho biết phỏng vấn kín là phần thi nhiều áp lực nhất. Cô khẳng định chính sự tự tin là bí quyết để bản thân vượt qua. “Vòng thi này là dịp ban giám khảo hiểu sâu hơn về thí sinh, cũng là cơ hội để thí sinh thể hiện bản thân. Để vượt qua vòng thi này, bạn cần thể hiện được cá tính riêng”, Đỗ Thị Hà nói.Tại ngày hội tuyển sinh, người đẹp 10X tiết lộ lý do giấu bố mẹ thi hoa hậu. Việc này xuất phát từ nỗi sợ nói trước bước không qua và tâm lý xấu hổ của người đẹp nếu không đạt được thành tích gì. Đỗ Thị Hà nhấn mạnh tài sản lớn nhất của hoa hậu không phải tiền bạc mà sự lan tỏa. Lý giải về điều này, người đẹp tâm sự nhiều chương trình từ thiện do cô kêu gọi nhận được sự hưởng ứng lớn từ các nhà hảo tâm.Với Đỗ Thị Hà, tham dự Hoa hậu Việt Nam 2020 là trải nghiệm đầu đời quý giá. Cô khẳng định hành trình này có sự yêu thương nhưng có cả khó khăn, vất vả và nước mắt. “Hoa hậu Việt Nam không phải hành trình khiến Hà đổi đời nhưng sau khi có danh hiệu, tôi có thêm cơ hội để đi nhiều nơi hơn, gặp gỡ nhiều người ưu tú. Tôi nhận ra, khi hiểu về bản thân, bạn sẽ có cách để làm mình đẹp hơn”, Đỗ Thị Hà nói. Góp mặt tại sự kiện ngoài Đỗ Thị Hà còn có sự tham dự của diễn viên Phố trong làng - Phùng Đức Hiếu. Trong vai trò khách mời, anh chia sẻ bản thân yêu mến cuộc thi Hoa hậu Việt Nam khi tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ nước nhà. Trong quá trình theo dõi các kỳ, Phùng Đức Hiếu ấn tượng với phần thi trang phục áo dài và phần thi ứng xử. Anh khẳng định thí sinh Hoa hậu Việt Nam luôn có những câu trả lời ứng xử thông minh giúp phần thi mang tính nhân văn sâu sắc.Nam diễn viên bày tỏ thêm: “Tôi đã theo dõi các kỳ tổ chức Hoa hậu Việt Nam từ rất lâu. Cuộc thi luôn tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ Việt, cả về nhan sắc lẫn trí tuệ. Không chỉ là sân chơi nhan sắc, Hoa hậu Việt Nam luôn quan tâm đến những chương trình thiện nguyện. Điều đó càng khiến cuộc thi trở nên ý nghĩa”.
Nghỉ lễ như tết, nhiều người lỉnh kỉnh hành lý rời TP.HCM về quê sớm
Ông T. là nhân vật trong bài viết: Người đàn ông biệt tích ngày giáp tết ở TP.HCM: Gia đình 'cầu cứu' dân mạng, được đăng trên Báo Thanh Niên mới đây. Gia đình vừa thông báo đã tìm thấy ông sát tết đầy may mắn.Chia sẻ với Thanh Niên, anh Huỳnh Hoàng Tú (30 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) là cháu của ông T. cho biết rạng sáng nay 23.1, cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cậu anh đã an toàn về với gia đình sau hơn 1 tuần không rõ tung tích.Anh Tú cho biết ông T. được người tốt tìm thấy ở Quốc lộ 50 đoạn giáp Bình Chánh - Long An. Nhờ sự giúp đỡ, ông T. được chở về tận nhà. "Cả nhà ai cũng vỡ òa vui mừng, vậy là năm nay gia đình được đón tết trọn vẹn rồi. May mắn sức khỏe cậu vẫn ổn", người cháu chia sẻ thêm.Gia đình gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của mọi người trong khoảng thời gian khó khăn vừa qua. Trước đó người nhà cầu cứu mạng xã hội khi sáng ngày 15.1, ông T. rời khỏi nhà ở xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) rồi sau đó không rõ tung tích.Khi đi, người đàn ông mặc áo xám, quần đùi xám trắng và đi xe đạp cũ màu vàng đồng. "Cậu tôi trải qua 2 lần bị tai biến nên sức khỏe không tốt, tinh thần không được minh mẫn", anh Tú chia sẻ thời điểm đó.Gia đình xác nhận thông tin ngày 16.1, ông Tính đến khu Trung Sơn (H.Bình Chánh) nhưng không có xe đạp mà đi bộ. Đây là lần đầu tiên người đàn ông mất liên lạc với gia đình lâu như vậy nên cả nhà đều sốt ruột. Người thân đang làm mọi cách để tìm người đàn ông và đến nay nhận được tin mừng.
Những ngày qua, trên mạng xã hội bùng nổ thông tin cô gái có hơn 2 triệu lượt theo dõi hôn một chàng trai đã có người yêu. Theo cô gái này lý giải đây chỉ là “nụ hôn tình bạn”. Từ đây, cụm từ này trở nên “hot trend” trên mạng xã hội.
Thuê trọ tại TP.HCM thì mua BHYT ở đâu?
Theo viên chức Bộ Nông nghiệp Nhật Bản Kawaguchi Masakazu nói với AFP ngày 13.3, Nhật Bản đặt mục tiêu xuất khẩu 350.000 tấn gạo vào năm 2030, gần gấp 8 lần so với khối lượng xuất khẩu năm 2024 là 45.000 tấn - trị giá 12 tỉ yen (81 triệu USD).Ông Masakazu cho biết mục tiêu nêu trên có thể được nội các phê duyệt trong tháng 3. Đây là một phần trong chính sách quốc gia của Nhật Bản nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo và nỗ lực nâng cao năng lực canh tác gạo.Lượng gạo tiêu thụ tại Nhật Bản đã giảm một nửa trong vòng 60 năm qua, một phần do chế độ ăn uống hiện nay có nhiều nguồn tinh bột khác như bánh mì và mì sợi. Khi nhu cầu giảm, nông dân cũng giảm mạnh canh tác, dẫn đến tình trạng thiếu gạo khi có tình huống phát sinh làm tăng nhu cầu đột ngột. Mục tiêu tăng xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản nhằm duy trì sản lượng ổn định và có thể nhanh chóng hỗ trợ nhu cầu thị trường nội địa.Nguồn cung gạo tại Nhật Bản đang thiếu hụt, đến từ nhiều yếu tố, bao gồm mất mùa do thời tiết nóng, những lần người dân hoang mang trước cảnh báo siêu động đất vào năm ngoái và đã tích trữ gạo. Một số doanh nghiệp cũng được cho là đang giữ hàng tồn để chờ thời điểm thích hợp. Tuần này, chính phủ Nhật Bản đã mở đợt đấu giá kho gạo dự trữ khẩn cấp, điều hiếm xảy ra tại nước này, nhằm hạ giá gạo vốn đã tăng gấp đôi trong năm qua.Theo báo Asahi, hiện lượng gạo xuất khẩu chiếm chưa đến 1% tổng sản lượng gạo tại Nhật Bản. Nếu xuất khẩu đạt 350.000 tấn thì sẽ tương đương 5% sản lượng hiện nay. Khi nhu cầu sử dụng gạo làm nguồn thực phẩm giảm, chính phủ đang khuyến khích nông dân trồng lúa làm thức ăn chăn nuôi, xuất khẩu hoặc cho các mục đích sử dụng khác mà không phải làm lương thực chính.Giá gạo Nhật thường đắt hơn các nước khác do chi phí sản xuất cao. Chính phủ Nhật Bản cũng đang tìm những giải pháp giảm chi phí qua việc mở rộng đất trồng, phát triển sản phẩm và phương pháp canh tác thông minh, cải tiến giống lúa để tăng năng suất.