$515
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của miênbăc. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ miênbăc. Gia đình của bà Nguyễn Thị Hằng (ở Q.4) là gia đình đông con nhất trong số các hộ tham gia chương trình "Gia đình Việt với sinh viên Lào và Campuchia đang học tập tại TP.HCM" của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.Trước khi tham gia chương trình này, bà Hằng đã có "kinh nghiệm ngoại giao" từ việc đỡ đầu các sinh viên từ các nước Campuchia, Myanmar, tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP).Bà Hằng kể rành rọt tên của 6 bạn sinh viên người Lào trong nhà, trong đó 4 nữ tên Keo, Lona, Duangmany, Loungtavan và 2 nam là Nando, Xaiyaphone."Nói là nhà có 6 đứa con nhưng thỉnh thoảng các con kéo bạn bè qua chơi, nhà lên tới 20 người. Các con cũng gọi tôi là mẹ luôn. Nhà đông vui lắm", bà Hằng nói.Theo bà Hằng, lúc mới về gia đình, các con còn lạ lẫm, chưa quen tiếng Việt, chưa thích nghi được hết với phong tục, tập quán của người Việt. Do đó, miễn có chương trình thì bà đều cố gắng tạo điều kiện, rủ rê các con tham gia.Qua mấy năm, tình cảm mẹ con cứ tăng dần. Chuyện học hành, ăn ở, cho tới những chuyện thầm kín của cá nhân như yêu ai, mến ai, các con cũng đều thỏ thẻ với mẹ Hằng.Các bạn sinh viên đều gật gù với nhau rằng mẹ Hằng nấu ăn rất ngon, trình độ trang trí món ăn của bà Hằng không kém gì các nhà hàng cao cấp.Loungtavan (quê ở Vientiane) cho hay cô cũng thường tham gia với mẹ nhiều cuộc thi nấu ăn và "ẵm" nhiều giải thưởng về nấu ăn.Trong sinh hoạt thường ngày, hầu như khi rảnh là cô ở nhà mẹ Hằng, thích mẹ làm chả giò, bún thịt nướng, bún bò nhất. Thỉnh thoảng, cô và các anh chị em khác cũng vào bếp và nấu cho mẹ những món truyền thống của người Lào.Điều cô thấy thích nhất ở Việt Nam và đặc biệt ở TP.HCM là tính cách con người sống bao dung, đơn giản và hiếu khách. Hạ tầng, chất lượng sống của TP.HCM cũng phát triển mỗi ngày. Gắn bó với một thành phố cởi mở và một gia đình người Việt luôn chào đón, chia sẻ với mình là điều mà Loungtavan cảm thấy trân trọng.Về phần mình, bà Hằng cũng bày tỏ lòng biết ơn khi có các con đồng hành trong cuộc sống. Bà không chỉ chăm sóc, dạy dỗ mà còn học hỏi nhiều điều từ các con, đặc biệt là về văn hóa và ẩm thực."Tôi cũng được sang Lào, đến các cơ quan ngoại giao của nước Lào, tôi ý thức đây là công việc quan trọng, có trách nhiệm với các con, và góp phần vun đắp cho tình hữu nghị vững bền giữa hai nước. Tôi mong là sẽ có thêm nhiều gia đình dang rộng vòng tay để chào đón, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên Lào, Campuchia đến Việt Nam học tập", bà Hằng cho hay.Chhey Vorn (quê ở Siem Reap, Campuchia) mới sang TP.HCM học được 2 năm. Hiện giờ Vorn là sinh viên năm hai của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.Nói tiếng Việt khá rành rõi, Vorn kể gia đình mình có đông anh chị em và cha mẹ rất mong em sẽ ráng học thành tài. Biết ngành y tại TP.HCM rất phát triển, Vorn quyết định sang Việt Nam du học và được gia đình hết lòng ủng hộ."Lúc mới sang, tôi nhớ nhà nhiều lắm. Nghe bạn bè khen về chương trình gia đình Việt, tôi đăng ký tham gia ngay để hiểu hơn về văn hóa, con người nơi đây và dần quen với cuộc sống ở đất nước mới", Vorn nhớ lại.Từ ngày vào nhà của mẹ Diệp Thị Kim Hiền (Q.4), Vorn cảm giác như có gia đình ruột thịt ở bên cạnh và bớt chơi vơi vì nỗi nhớ nhà."Có mẹ đỡ đầu, tôi được mẹ dắt đi tham gia nhiều hoạt động văn hóa, đi du lịch, thăm chùa chiền… Đặc biệt, mẹ Hiền nấu ăn rất ngon. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam, và món khoái khẩu nhất của tôi là bún riêu", Vorn chia sẻ.Vorn nói vui rằng mình có tận hai nhà, ở hai quốc gia. Và điều động viên cô nhất chính là ở đất nước nào, cô cũng được yêu thương. Khi về Campuchia, cô cũng nhớ mẹ Hiền nhiều như lúc ở TP.HCM mà nghĩ về gia đình ruột thịt vậy.Khi được hỏi về dự định sau khi ra trường, Chhey Vorn cho biết cô tính về lại Campuchia để đóng góp cho quê hương. Dù đi đâu, những kỷ niệm, thời tuổi trẻ được gắn bó với con người Việt Nam chắc chắn là hành trang cho sự nghiệp của cô sau này.Ngoài Vorn, bà Hiền còn nhận đỡ đầu cho một sinh viên Campuchia khác. Bà nói các em lúc mới sang TP.HCM thấy rất lạ."Mình là một người mẹ, đã nhận các con rồi thì mình phải có trách nhiệm, giúp đỡ các con quen với cuộc sống ở nơi này để các con yên tâm học tập. Vào cuối tuần thì tôi cũng dắt các đi ăn uống, đi chơi để các con có thể hiểu thêm về đất nước Việt Nam. Cũng có khi các con kéo về nhà mẹ, tôi chỉ các con nấu ăn. Cũng rất vui, tôi xem các con như con ruột của mình", bà Hiền kể.Chia sẻ về lý do tham gia nhận đỡ đầu cho các em, bà Hiền nói bà tình cờ biết đến chương trình và thấy rằng đây là hoạt động rất hay, giúp gắn kết tình hữu nghị giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia."Các con cũng dạy tôi rất nhiều thứ. Chúng tôi ngồi kể cho nhau nghe về văn hóa của mỗi quốc gia và qua đó, tôi cũng biết được nhiều món ăn của người Campuchia. Có lần các con nấu cho tôi món Num Banh Chok là món bún truyền thống rất nổi tiếng của Campuchia. Ăn rất ngon", bà Hiền nhớ lại.Theo ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, năm 2024 có 95 gia đình Việt, 127 sinh viên Lào và 35 sinh viên Campuchia tham gia chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM.Ngoài các hoạt động chính của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM như tổ chức giao lưu gia đình Việt Nam - Campuchia và hỗ trợ kinh phí hơn 748 triệu đồng cho các gia đình nuôi thì những tổ chức chính trị - xã hội của TP.HCM đã triển khai nhiều sự kiện ý nghĩa cho các gia đình và sinh viên. Qua đó, chương trình ngày càng được cải thiện về chất lượng, để lại ấn tượng tốt đẹp và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của miênbăc. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ miênbăc.Tất bật xếp giỏ quà để trả đơn hàng Tết, chị Lan (35 tuổi, Hà Nội) không giấu được nụ cười trên môi. Nếu như năm ngoái, mặt hàng giỏ quà Tết dù được chị đầu tư bao thời gian công sức chuẩn bị vẫn "ế chỏng chơ" thì năm nay, tình hình đã khác. "Tôi định không làm nữa vì nản, ai ngờ ông bà ngoại lại đề xuất ý tưởng livestream bán hàng cho hợp xu hướng. Nghe ông bà động viên, cả nhà lại cùng nhau xắn tay vào làm, người nhận đơn, người gói quà để gửi cho kịp. Tuy vất vả hơn nhưng ai cũng thấy vui".Với anh Nam (40 tuổi, TP.HCM), những gian khó trong năm qua đã phần nào vơi bớt, và hy vọng vào một mùa Tết an vui đang âm thầm lan tỏa từ gia đình. "Năm nay công ty ổn định hơn chút, tôi không còn quá lo chuyện cắt giảm nhân sự dù cuối năm vẫn không tránh khỏi bận rộn. May mà có ba má ở đó, thay các con giữ Tết đủ đầy. Ba mình đã tuốt lá mai sẵn sàng đón Tết, má ngâm sẵn mấy hũ kiệu và chuẩn bị dần gạo nếp, đậu xanh, thịt heo gói bánh. Nhờ có ông bà, không khí Tết trong nhà vẫn thật trọn vẹn".Tết về, chính là thời điểm những người con trưởng thành nhìn lại và tri ân những lo toan, gánh vác của cha mẹ mình. Một năm nhiều biến động qua càng khiến sự đồng hành thầm lặng, những bài học kinh nghiệm mà cha mẹ trao cho con càng thêm quý giá. Yêu thương của mẹ cha chính là lời cha nhắc con giữ gìn sức khỏe giữa những bộn bề công việc, hay những lần mẹ cẩn thận gói ghém từng món ăn bình dị gửi lên thành phố, chỉ để con có được chút hương vị ấm áp của gia đình.Qua những năm tháng khó khăn, chúng ta càng thêm trân quý những bài học vượt khó mà mẹ cha gửi trao qua những truyền thống của gia đình. Cha mẹ là nguồn động lực của con trong những thời điểm loay hoay giữa biến động, và thắp lên niềm hy vọng về tương lai tươi sáng.Dù cuộc sống có khó khăn, chỉ cần còn cha mẹ bên mình là con có nguồn sức mạnh tinh thần vô giá để vững vàng bước tiếp. Bài học về niềm hy vọng của cha mẹ sẽ luôn ở đó theo thời gian, nhưng sức khỏe của cha mẹ lại chẳng thể "ở đó" cùng ta theo năm tháng.Tết là thời điểm ý nghĩa để những người con hướng về giá trị của gia đình. Cũng vì vậy, rất nhiều người con trưởng thành trao tặng cha mẹ món quà chăm sóc sức khỏe. Đó cũng chính là cách họ vun trồng cội nguồn yêu thương, giữ gìn niềm vui và hy vọng cho cả nhà.Trước sự quan tâm ngày một lớn dành cho sức khỏe, việc chọn quà Tết như thực phẩm dinh dưỡng y học Ensure Gold được nhiều người lựa chọn để giúp người lớn tuổi tăng cường sức khỏe và vững vàng hơn trước những thách thức của tuổi tác."Tết là lúc tôi dành thời gian cho gia đình và quan tâm chăm sóc sức khỏe của ba má. Ông bà chính là nguồn động lực, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho con cháu. Mỗi mùa Tết, được thấy ba má khỏe mạnh là điều quý giá mà tôi muốn gìn giữ mãi", anh Nam chia sẻ.Có cùng mong muốn chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ, chị Lan chọn Ensure Gold làm quà Tết với mong ước gia đình được cùng nhau đón thêm nhiều mùa Xuân bên nhau. Món quà thiết thực này thay lời chúc của chị cho cha mẹ sức khỏe thêm vững vàng, tận hưởng giây phút sum vầy cùng cháu con.Khép lại một năm với nhiều lo toan, đừng quên chăm sóc ân cần cho đấng sinh thành dịp Tết này. Trao tặng cha mẹ món quà sức khỏe, gìn giữ nguồn cội yêu thương chính là cách mỗi gia đình vun đắp niềm tin về một năm mới nhiều niềm vui và ngập tràn hy vọng. ️
Mức sống ngày càng cao, vật giá lại leo thang mà tiền lương thì có hạn. Do đó, với nhiều người trẻ khi sinh sống và làm việc tại TP.HCM phải rất chật vật tiết kiệm thì mới đủ chi tiêu.️
Tác phẩm được viết với ngôn ngữ bình dân để phù hợp với dân trí và nhận thức của người dân Nam bộ lúc bấy giờ. Chuyện giải buồn ở đây cũng không phải là chuyện mua vui, mà là những câu chuyện nhẹ nhàng, ý nhị dùng làm bài học khuyên đời, với đoạn cuối hoặc câu cuối mỗi chuyện thường là lời đúc kết thấm thía.️