Những tấm lòng vàng 21.2.2024
Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Theo dõi, chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, điều hành chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia; định hướng sử dụng ngân sách nhà nước.Chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh. Công tác cán bộ; tổ chức bộ máy; cải cách hành chính; địa giới hành chính; những vấn đề chung về công tác thi đua, khen thưởng. Quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.Đồng thời, Thủ tướng kiêm nhiệm Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo nhà nước về Biển Đông - Hải đảo; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng T.Ư; Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.Trưởng ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt; Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Trưởng ban Chỉ đạo An toàn, an ninh mạng quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và Trưởng các ban chỉ đạo khác.Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình theo dõi, chỉ đạo Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.Đồng thời, thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề thường xuyên về thi đua - khen thưởng, cải cách hành chính; đặc xá.Ngoài ra, có thêm các lĩnh vực cải cách tư pháp; phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; lao động, việc làm, người có công, bình đẳng giới.Các nội dung liên quan đến Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đã tồn đọng kéo dài trên phạm vi cả nước...Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng kiêm nhiệm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm; Trưởng ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án tồn đọng kéo dài trên phạm vi cả nước; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các ban chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các quy hoạch theo lĩnh vực liên quan.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các công việc của Chính phủ khi Thủ tướng vắng mặt và được ủy nhiệm.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà theo dõi, chỉ đạo Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực giao thông vận tải; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; xây dựng; tài nguyên và môi trường; biến đổi khí hậu; nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới; phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. Xóa đói giảm nghèo; các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc thẩm quyền theo lĩnh vực được phân công; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; cơ chế, chính sách chung về đấu thầu...Ông đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; Chủ tịch Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam...Phó thủ tướng Lê Thành Long theo dõi, chỉ đạo Bộ Tư pháp, Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xử lý tranh chấp, khiếu kiện quốc tế; giáo dục, đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; các vấn đề xã hội; công tác quản lý về cai nghiện ma túy; việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; y tế, dân số, gia đình và trẻ em.Ông kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực; Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh T.Ư; Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm...Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc theo dõi, chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi.Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực kế hoạch đầu tư; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô; tài chính, giá cả; tiền tệ, ngân hàng; thị trường vốn, thị trường chứng khoán; các nguồn đầu tư tài chính; dự trữ nhà nước; chi ngân sách nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ dự trữ ngoại hối và các Quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ; chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.Ông cũng là Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững...Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiêm giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông theo dõi, chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương. Các lĩnh vực ngoại giao và quan hệ đối ngoại; hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vốn vay ưu đãi; viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài; hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương; quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông - Hải đảo; công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam...Ông là Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền...Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng theo dõi, chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Các lĩnh vực khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo; chuyển đổi số; phát triển các loại hình doanh nghiệp; kinh tế tập thể, hợp tác xã; đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; các nội dung liên quan đến công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)...; quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.Ông là Chủ tịch Hội đồng quy hoạch quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Phụ trách Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào... Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Giúp Thủ tướng Chính phủ phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên phạm vi cả nước và ở nước ngoài.Phó thủ tướng Mai Văn Chính, theo dõi, chỉ đạo Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ VH-TT-DL. Các lĩnh vực dân tộc, tôn giáo; văn hóa; du lịch; thể dục, thể thao; truyền thông, báo chí, xuất bản.Ông cũng theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Ông là Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về du lịch.Đào ao “khủng” cứu vườn cây trái
Những ngày này, khi đã vào tháng Chạp, phố Hàng Mã - trái tim của sắc màu tết Hà Nội – đang khoác lên mình một diện mạo rực rỡ, đầy sức sống. Con phố nhỏ được tô điểm lung linh bởi đèn lồng đỏ, câu đối, bao lì xì….Không chỉ là nơi bày bán những món đồ trang trí tết, phố Hàng Mã còn mang đến một không gian lễ hội, nơi mọi người tìm về để tận hưởng không khí xuân. Năm nào cũng vậy, chị Nguyễn Thị Thu Hiền, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội luôn tìm đến đây để lựa chọn những món đồ nhỏ bé nhưng chứa đựng cả sự sáng tạo và tinh thần tết Việt. Chị Hiền chia sẻ: "Hôm nay thì mình lên đây để mua đồ trang trí tết cho công ty. Công ty của mình hướng đến trang trí theo hướng truyền thống, thế nên là mình mua nhiều đồ để làm thủ công. Ví dụ như là lì xì hay những cái cành cây hoa giả. Để về mình có thể dán vào, đính vào những cành cây khô. Tạo ra một cái nền rất là đẹp cho các bạn công nhân viên của công ty. Không khí màu sắc thì rất là tươi sáng, và màu chủ đạo là màu đỏ. Một không khí rất là ngập tràn màu tết âm lịch của chúng ta".Thật không khó để bắt gặp những tà áo dài thướt tha, mang đậm không khí xuân những ngày giáp tết quanh bờ hồ Hoàn Kiếm. Những người cô, người chị rạng rỡ đang hòa mình trong sắc tết cũng như làm đẹp thêm cho khung cảnh thủ đô. Bên cạnh đó, Hà Nội còn gây ấn tượng với các tiểu cảnh độc đáo, mang đậm chất xuân Việt. Tất cả đều gợi nhắc về tết truyền thống, nhưng cũng không kém phần sáng tạo, hiện đại. Những góc nhỏ này vừa là điểm nhấn của thành phố, vừa là nơi để người dân và du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ. Anh Nguyễn Minh Hiếu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội xúc động cho biết: "Mình rất là háo hức và cảm thấy vui khi đến tết. Mình được quây quần bên gia đình, ông bà cha mẹ, anh chị em. Những ngày tết mình đến những ngôi chùa ở Hà Nội để cầu bình an, cầu sức khỏe. Đi thăm đền Ngọc Sơn, đi chụp ảnh với bạn bè ở cầu Thê Húc, Tháp Rùa"."Với cái không khí nhộn nhịp ở xung quanh bờ hồ. Thì vào cái tết năm nào và những cái dịp mà đi bộ thì cô cũng đều cảm thấy rất là thư giãn. Rất vui khi mà có thời gian đi xung quanh bờ hồ, phố cổ nhà mình ấy". Cô Nguyễn Lý Hạnh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội nói.Có thể nói, Hà Nội không chỉ là nơi để cảm nhận không khí tết, mà còn là nơi để trái tim mỗi người hướng về. Những con phố rực rỡ sắc màu, những nụ cười hân hoan, tất cả tạo nên một Hà Nội đầy sức sống, tràn ngập niềm vui.
Riot sắp tung trò chơi ngoại truyện của Liên Minh Huyền Thoại
Mới đây, anh N.Đ (ngụ Bình Phước) tra cứu vi phạm qua hình ảnh thì thấy xe của mình "dính" phạt nguội lỗi chạy quá tốc độ ở Vĩnh Phúc. Anh N.Đ bất ngờ vì chưa từng chạy xe ra tới ngoài này nên hoang mang lên mạng tìm cách xử lý.Câu chuyện của anh N.Đ được nhiều người đoán, có thể ai đó "chơi chiêu" dán biển số, tình cờ biển số dán giống biển số của anh Đ. nên anh "dính chưởng". Tuy nhiên, mọi người cũng động viên anh rằng, nếu khác loại xe thì chứng minh với CSGT rất dễ dàng. Một số người khác lo lắng, nếu phải chạy từ Bình Phước ra Vĩnh Phúc để gặp trực tiếp CSGT, giải trình đây không phải xe của mình thì rất tốn kém: thời gian, chi phí đi lại, ăn ở. Các khoản phí gộp lại có khi... cao hơn tiền đóng phạt. Trường hợp này, anh Đ. cho hay, hình ảnh cho thấy chiếc xe vi phạm có trùng màu và trùng biển số với xe anh, nhưng khác loại xe.Tài khoản Lê Hún chia sẻ, anh đã từng xử lý trường hợp như thế này. Cụ thể, trong thông báo vi phạm qua hình ảnh được gửi về địa chỉ nhà (chủ xe), CSGT sẽ yêu cầu chủ xe hoặc người liên quan liên hệ đội CSGT phát hiện vi phạm hoặc công an địa phương nơi chủ xe cư trú để làm việc. Lúc này, chủ xe có thể gửi đơn khiếu nại đề nghị giải quyết qua công an địa phương. Trong đơn, chủ xe cần ghi rõ rằng xe của mình chưa từng đi tới địa điểm như thông báo vi phạt nguội. Yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết, trả lời bằng văn bản theo quy định. Trường hợp không nhận được thông báo gửi về nhà, tài khoản Lê Hún cho rằng, chủ xe có thể copy đường link báo lỗi vi phạm của trang web tra cứu để đề nghị cơ quan chứng năng xác minh làm rõ, yêu cầu xóa lỗi.Nhiều người động viên chủ xe: "Khác loại xe thì không sao đâu, mất thời gian tí thôi". Trong khi đó, một số người cẩn trọng hơn thì nhắc chủ xe nên kiểm tra trên ứng dụng, đúng trang web của Cục CSGT, còn nếu nhận thông báo phạt nguội qua điện thoại thì chắc chắn là lừa đảo. Theo lãnh đạo một đội CSGT, trường hợp bị báo lỗi phạt nguội nhưng xác định chắc chắn không phải xe của mình, chủ xe có thể chủ động liên hệ với nơi ra thông báo - đơn vị phát hiện vi phạm, để kiểm tra, đối chiếu biển số, màu sơn, loại xe. Trường hợp của anh N.Đ là trùng biển số, màu sơn nhưng khác loại xe nên sẽ không mất nhiều thời gian. Anh N.Đ có thể làm đơn, cung cấp hình ảnh của phương tiện, gửi kèm qua đường bưu điện đến địa chỉ của nơi ra thông báo vi phạm để được xử lý. "Trường hợp này, trách nhiệm của đơn vị ra thông báo vi phạm qua hình ảnh phải chứng minh xe anh là xe vi phạm, chủ xe không cần chứng minh mình không vi phạm nên không phải lo lắng tìm lại bằng chứng xem ngày, giờ đó xe đang ở đâu", CSGT chia sẻ. Cũng theo CSGT, trường hợp dán biển số hiện nay khá ít gặp vì lắp biển giả, dán keo đè biển số không đúng với giấy đăng ký xe bị phạt khá cao. Cụ thể, Nghị định 168/2024 quy định, người lái xe ô tô sẽ bị phạt từ 20 - 26 triệu đồng, người lái xe máy bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng khi sử dụng chất liệu khác sơn, dán lên chữ, số của biển số xe.
Vấn đề với thực phẩm giàu chất béo là việc tăng sản xuất testosterone và lượng testosterone cao có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt.
Chiến binh bầu trời - Kỳ 3: Nhiệm vụ đặc biệt của An-26
Ông Tô Duy, Trưởng Ban tổ chức, cho biết giải bóng rổ vô địch Hà Nội đã và đang được xây dựng để trở thành cầu nối giữa bóng rổ phong trào và bóng rổ chuyên nghiệp, mở ra nền tảng cho các cầu thủ trẻ cơ hội phát triển và tỏa sáng, qua đó phát hiện ra những nhân tố mới cho các giải chuyên nghiệp và đội tuyển quốc gia, đóng góp một cách bền vững vào sự phát triển của bóng rổ nói riêng và thể thao nước nhà nói chung.