Phụ huynh phản đối sáp nhập trường: Chính quyền đối thoại với người dân
Hoa hậu Thùy Tiên nhận được sự quan tâm khi cô được một thương hiệu thời trang cao cấp công bố trở thành "Friend of the House" (người bạn thân thiết của nhãn hàng) tại thị trường Việt Nam. Hiện người đẹp đang có mặt tại Pháp để tham dự sự kiện của nhãn hàng này. Tuy nhiên, giữa lúc đang được chú ý, Thùy Tiên bất ngờ bị "réo tên" khắp các trang mạng xã hội vì liên quan đến việc quảng cáo kẹo rau củ - sản phẩm hợp tác cùng Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục. Trước đó, thông qua trang cá nhân, nàng hậu từng quảng cáo đây là sản phẩm tiện lợi, nhiều chất xơ, bổ dưỡng, đạt nhiều chứng nhận về chất lượng, phù hợp với trẻ em và người lớn. Ngoài bài đăng, Thùy Tiên còn trực tiếp tham gia nhiều phiên livestream cùng Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục để bán hàng, quảng cáo sản phẩm này.Thời gian qua, sản phẩm kẹo rau này liên tục vướng ồn ào, bị dân mạng cho rằng quảng cáo thổi phồng công dụng. Nhiều người liền "réo tên" Thùy Tiên vì cô từng công bố vai trò hợp tác với nhãn hàng. Thậm chí, dân mạng còn tràn vào trang cá nhân của Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021, để lại nhiều bình luận chỉ trích, yêu cầu cô lên tiếng. Hiện nàng hậu sinh năm 1998 vẫn im lặng. Bên cạnh đó, dân mạng phát hiện người đẹp đã lặng lẽ xóa/ẩn các bài quảng cáo liên quan đến sản phẩm này.Trước đó, Quang Linh Vlogs bị phản ứng vì giới thiệu "1 viên kẹo tương đương 1 đĩa rau" và sản phẩm này dành cho "những người không ăn được rau, nhìn thấy rau là chạy". Ngay sau khi bị cộng đồng mạng chỉ trích vì quảng cáo lố, TikToker nổi tiếng người Nghệ An đã phải lên tiếng xin lỗi vì truyền tải thông tin chưa chính xác, gây hiểu nhầm cho khách hàng. Anh cho biết sau khi nhận ra sai sót thì các phiên livestream tiếp theo đã sửa và không nhắc đến thông tin đó nữa. Quang Linh Vlogs cũng khẳng định không cố tình quảng cáo lố về sản phẩm.Tình trạng sao Việt quảng cáo lố sản phẩm, khiến khán giả bức xúc, chỉ trích xảy ra khá phổ biến. Nhiều nghệ sĩ đã phải lên tiếng xin lỗi, thừa nhận sai sót và xin rút kinh nghiệm về việc này. Dân mạng nhiều lần nhắc nhở người nổi tiếng cần cẩn trọng hơn khi nhận quảng cáo, tránh để ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như chính uy tín của mình với công chúng.Trao giải Món ngon Hà Nội: ‘Bản đồ’ ẩm thực Hà Nội trong lòng công chúng
Ngày 10.1, Bộ Ngoại giao cho biết, nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 -15.1.Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin diễn ra tại thời điểm hai nước đang hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2025.Quan hệ giữa 2 nước Việt Nam và Nga đã đạt những kết quả tích cực trong hợp tác song phương thời gian qua, trong đó có lĩnh vực năng lượng, dầu khí, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi nước.Trước đó, tại cuộc họp báo về kết quả phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong năm 2024, Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S. Bezdetko khẳng định, tình hữu nghị truyền thống và quan hệ tin cậy giữa hai nước, được vun đắp trong thời kỳ khó khăn và ở thời điểm hiện tại, quan hệ hai nước tiếp tục phát triển thành công trên nhiều lĩnh vực.Đại sứ Bezdetko khẳng định, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Putin tới Việt Nam vào tháng 6 vừa qua đã tạo động lực quan trọng cho sự hợp tác giữa hai nước trên nhiều khía cạnh.Đại sứ cũng nhắc tới Tuyên bố chung và 15 văn kiện được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm; cho rằng đây là những kết quả ấn tượng, làm nền tảng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ Việt - Nga trong thời gian tới.
‘Lỡ hẹn với ngày xanh’ tập 27: Giang mất kiểm soát vì ghen với Duyên
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
Một nghiên cứu thú vị phát hiện nam giới có xu hướng sẵn lòng gấp 2 lần để giúp đỡ một cô gái tóc dài.
Nổi cục bằng hạt đậu ở đùi, vài tháng sau mất do ung thư di căn
Sau khi iPhone chính thức được ra mắt vào ngày 29.6.2007, nhu cầu về smartphone màn hình cảm ứng bùng nổ. Các ông lớn trong ngành như Nokia và BlackBerry đã chứng kiến sự sụt giảm thị phần nghiêm trọng, để rồi BlackBerry gần như biến mất, trong khi smartphone thương hiệu Nokia cũng vừa bị HMD Global "khai tử".Đáng chú ý, nhiều người có thể đã không ngờ đến sự thành công mà iPhone mang lại cho Apple, trong đó bản thân CEO Microsoft Steve Ballmer từng cười nhạo khi iPhone được công bố vì cho rằng không ai muốn "gõ trên kính". Đó là thời điểm mà hệ điều hành Windows Mobile của Microsoft là một trong những nền tảng smartphone hàng đầu, tuy nhiên sự tự tin của Ballmer đã trở thành một sai lầm lớn.Khác với Microsoft, Nokia lại có một cái nhìn khác về iPhone. Điều này dựa vào một bài thuyết trình nội bộ của công ty Phần Lan vào năm 2007, nơi công ty bày tỏ những lo ngại về sự xuất hiện của sản phẩm từ Apple.Nokia nhận thấy giao diện người dùng màn hình cảm ứng và tính dễ sử dụng của iPhone, nhưng vẫn tin rằng phần cứng, thị trường và chiến lược giá của họ sẽ giúp công ty duy trì vị thế. Họ cho rằng bàn phím QWERTY ảo và mức giá cao của iPhone sẽ hạn chế sức hấp dẫn của sản phẩm này. Tuy nhiên, Nokia cũng thừa nhận rằng họ cần cải thiện thiết kế phần mềm và tích hợp hệ sinh thái của mình.Bài thuyết trình này đã so sánh thiết bị internet Nokia N800 với iPhone và thừa nhận rằng giao diện người dùng của iPhone "có thể thay đổi các tiêu chuẩn về trải nghiệm người dùng cho toàn bộ thị trường". Nokia nhận thấy cần phải phát triển một điện thoại màn hình cảm ứng để "phản công", kết quả là họ quyết định tập trung vào hệ điều hành S60 dựa trên nền tảng Symbian.Như là một phần trong mục tiêu của mình, Nokia đã lên kế hoạch hợp tác chặt chẽ với T-Mobile nhằm tạo ra một sản phẩm có thể cạnh tranh với Apple và Cingular (sau này là AT&T), đơn vị độc quyền phân phối iPhone tại Mỹ.Theo nội dung trình bày của Nokia, mặc dù Nokia N800 là một sản phẩm nổi bật nhưng đó không phải là điện thoại di động thực thụ vì chỉ hoạt động với tín hiệu Wi-Fi. Một trong những lựa chọn mà Nokia xem xét là kết hợp N800 với một chiếc điện thoại Nokia 3G nhằm mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm duyệt web di động tốt hơn, đồng thời vẫn có thể thực hiện cuộc gọi.Kết quả là Nokia 5800 XpressMusic trở thành câu trả lời của Nokia cho iPhone. Ra mắt vào tháng 10.2008, Nokia 5800 XpressMusic đã đạt doanh số 1 triệu chiếc vào tháng 1.2009. Tuy nhiên, mặc dù đã tung ra một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng, Nokia vẫn bị iPhone làm tổn thương nghiêm trọng, buộc công ty phải chuyển hướng sang Windows Phone - một quyết định sau này được coi là sai lầm lớn.Năm 2013, Microsoft đã mua lại mảng kinh doanh điện thoại di động của Nokia với giá 7,2 tỉ USD, đồng thời xóa bỏ thương hiệu Nokia khỏi ngành công nghiệp smartphone. Cuối cùng, cái tên Nokia đã được HMD khôi phục thông qua một thỏa thuận cấp phép, trước khi HMD quyết định ngừng sử dụng thương hiệu Nokia để dồn toàn lực vào smartphone mang thương hiệu riêng.Nokia đã nhiều lần nhấn mạnh trong bản ghi nhớ của mình rằng thành công của iPhone có thể "kích thích nhu cầu cao cấp nói chung, giúp tăng doanh số ở phân khúc giá cao". Điều đó cho thấy trong cuộc chiến công nghệ, công ty nào sản xuất ra sản phẩm tốt hơn thường sẽ là người chiến thắng.