Antonio Rudiger ra giá khủng để ở lại Chelsea
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.Vỡ kế hoạch du học, tốt nghiệp vì bị Hội đồng Anh cấp sai chứng chỉ
Ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất đông người dân, du khách đã đổ xô về trung tâm TT.Lao Bảo để tham quan, chụp ảnh với cặp đôi linh vật rắn đang rất “hot” trên mạng xã hội.Không chỉ người dân ở Lao Bảo mà còn có cả những du khách ở các huyện thị lân cạnh không quản ngại đường xa để lên vùng biên giới “check-in” với cặp linh vật rắn vô cùng đáng yêu."Tôi ở Đông Hà lên đây vì năm nay nghe Lao Bảo có một cặp linh vật rắn rất là đẹp nên từ sáng sớm đã lặn lội lên đây từ lúc 8 rưỡi ai ngờ lên thì đông quá, bon chén sáng giờ thì giờ mới chụp hình được, siêu đẹp luôn mọi người", chị Nguyễn Thị Trang (TP.Đông Hà) chia sẻ. Nhiều người dân đánh giá cao về vẻ đẹp ngoại hình của cặp đôi linh vật rắn cũng như ý nghĩa sâu sắc khi tượng trưng cho tình hữu nghị hai nước Việt – Lào.Bên cạnh tâm điểm là linh vật rắn, xung quanh khuôn viên cũng được trang trí cờ, hoa rực rỡ để người dân thỏa sức được tham quan, chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc đoàn tụ, ấm áp với gia đình, bạn bè ngày đầu năm mới.Dự kiến, cặp đôi linh vật rắn sẽ thu hút từ 5.000 – 7.000 lượt khách ghé thăm và là địa điểm lý tưởng để người dân du xuân, đón tết.
Spero: Trải nghiệm cà phê tinh tế, hương vị độc đáo
Cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama (61 tuổi) chia sẻ cách bà và chồng – Barack Obama (64 tuổi) - vượt qua "năng lượng tiêu cực" trong lần xuất hiện hôm 13.3 tại SWSW (sự kiện thường niên về điện ảnh, phương tiện truyền thông tương tác, lễ hội âm nhạc diễn ra vào giữa tháng 3 tại Austin, Texas). Cả hai tiếp tục phải đối mặt với những đồn đoán liên quan đến cuộc hôn nhân của họ.Theo tờ People, Michelle nói trong buổi ghi hình trực tiếp podcast mới của mình mang tên IMO with Michelle Obama and Craig Robinson rằng: "Mọi người luôn hỏi tôi và Barack rằng làm sao chúng tôi có thể giữ được nhau, không chỉ trong 8 năm chúng tôi ở Nhà Trắng mà còn sau đó nữa? Bởi vì, để tôi nói cho bạn biết, có rất nhiều 'năng lượng tiêu cực' hướng về phía chúng tôi qua nhiều tin đồn, rất nhiều chuyện phiếm rằng chồng tôi không sinh ra ở đất nước này, chúng tôi không yêu nước, anh ấy không vào được Harvard. Nhưng qua tất cả những điều đó, điều giúp chúng tôi tỉnh táo - và chúng tôi cố gắng truyền đạt điều này cho con gái mình - là bạn không thể sống qua mạng xã hội".Michelle Obama nói thêm bà chắc chắn chưa bao giờ "xem phần bình luận trên mạng xã hội". "Đừng để năng lượng tiêu cực đó xâm nhập vào cuộc sống của bạn. Đây là những người không biết bạn. Rất nhiều thứ này được tạo ra và chúng không nuôi dưỡng bạn", bà nói tiếp.Tác giả cuốn Becoming cho biết thêm: "Mọi người bị mắc kẹt quá nhiều vào mạng xã hội đến mức chúng ta cảm thấy quá chú tâm vào cách duy nhất để tiếp cận thông tin là không có lợi".Bà kết luận: "Chúng ta phải mở rộng phạm vi hoạt động của mình và phải ngừng nghe điện thoại".Michelle và Barack đã trở thành tâm điểm của những lời đồn đoán vô căn cứ về việc ly hôn vào đầu tháng này sau khi cựu tổng thống nhiều lần được nhìn thấy tham dự các sự kiện một mình.Đầu năm nay, Barack đã chụp ảnh tại lễ tang của Jimmy Carter và lễ nhậm chức của Tổng thống Trump mà không có Michelle.Tuy nhiên, một nguồn tin giải thích lý do Michelle vắng mặt với Page Six vào tháng 1 rằng Michelle chỉ đơn giản là "không còn muốn" đến Washington DC nữa.Cả hai kết hôn vào tháng 10.1992, có hai cô con gái là Malia (26 tuổi) và Sasha (23 tuổi).Cựu Tổng thống Barack Obama cũng dập tắt những lời đồn đoán bằng cách đăng lời chúc mừng sinh nhật ngọt ngào tới "tình yêu của đời anh" và chia sẻ bức ảnh tự sướng đầy tình cảm của họ vào ngày lễ tình nhân.
Người đang giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống trăm năm qua của ngôi nhà cổ này chính là ông Trần Thanh Nghị (51 tuổi), hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc. Được nghe kể từ bà nội và ba, đến nay ông Nghị đã tích góp cho mình và gia đình những giai thoại truyền đời của tổ tiên. Ông Nghị cho biết trong trí nhớ của mình, ông chỉ biết xuất thân của bà sơ (là bà Nguyễn Thị Hạnh), là người gốc Gia Định, sống khu phía tây nam (thuộc Q.8, TP.HCM bây giờ). Xưa kia, bà Hạnh là bá hộ giàu có, làm "công xi heo", tức làm nghề giết mổ, buôn bán thịt heo. Bà Hạnh là đầu mối lớn, giao thịt heo cho các chợ lân cận trong khu vực. Bà Hạnh sở hữu ngôi nhà gỗ lớn, nằm sát đường cái, phía trước là con kênh (thuộc bến Bình Đông bây giờ). Do đó, mỗi lần giao dịch buôn bán, ghe bầu chở heo từ các tỉnh miền Tây đều tấp vào bến trước nhà bà sơ của ông Nghị. Thuật đại khái những lời từ bà nội, ông Nghị kể rằng, nhà bà sơ thuộc loại lớn nhất nhì vùng đó, rất giàu có. Nhà được làm bằng gỗ quý, với những hàng cột to, cao, diện tích lớn. "Nhà có mướn hai người, không làm việc gì khác ngoài việc mỗi ngày lau cột nhà. Khi lau phải bắt thang tre, rồi leo lên, người làm lấy bao bố nhún với dầu dừa sau đó bọc vào cột và ôm tuột xuống. Hai người đó được mướn chỉ để lau cột đó thôi", ông Nghị kể.Đồng thời, trước đó, vào khoảng năm 1910, bà sơ ông Nghị đã mua mảnh đất lớn ở khu vực xung quanh chùa Đức Lâm (nằm ở đường Gò Cẩm Đệm, Q.Tân Bình bây giờ) để làm nghĩa trang và xây nhà mồ từ đường thờ tổ tiên. Ngôi từ đường được xây theo phong cách "nhà nóc bánh ú" đơn sơ gồm mái ngói âm dương, tường gạch đúc đơn sơ. Từ đường này cũng chính là địa điểm mà ngôi nhà cổ 115 tuổi của ông Nghị đang ở. Về sau, bà sơ giao sự nghiệp cũng như khu nghĩa trang cùng nhà từ đường lại cho bà cố ông Nghị là bà Phạm Thị Sách. Tuy nhiên, thời gian sau, khoảng năm 1940 bà Sách lại bỏ nghề "công xi heo" để quy y Phật pháp. Từ đó, nghề làm "công xi heo" gia truyền của gia đình cũng mất dần. Thời điểm cuối năm 1944, bà Phạm Thị Yên, người con thứ 7 của bà Phạm Thị Sách tốt nghiệp dược sĩ ở Pháp rồi trở về Sài Gòn mở tiệm thuốc Tây mang tên Phạm Thị Yên. Thấy vậy, bà Phạm Thị Sách bán hết gia sản rồi mua nhiều nhà ở trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn để con gái kinh doanh thuốc và cho thuê. Lúc đó những tiệm thuốc Tây này dần trở thành đầu mối chính, cung cấp cho các bệnh viện lớn. Kinh tế gia đình từ đó tiếp tục hưng thịnh. "Tiệm thuốc chuyên nhập các loại thuốc chủ yếu là cảm, sốt, tiêu chảy… để kinh doanh cũng như lén đưa vào chiến khu D cho cách mạng", ông Nghị chia sẻ và tiết lộ rằng: "Nhà tôi thuộc dạng "tam đại đồng đường", có nghĩa nhờ nhà bán thuốc mà nuôi cả dòng họ và mọi người đều ở chung nhà. Chưa kể, đặc điểm của dòng họ có truyền thống "âm thịnh dương suy", người nam toàn làm rễ. Tài sản, sự nghiệp gì đều truyền lại cho người nữ". Khoảng năm 1950, quá trình hoạt động của bà Yên bị bại lộ. Các nhà thuốc bị bán hết, nhiều người trong gia đình tìm hướng rẽ khác nhau. Bà nội ông Nghị là bà Nguyễn Thị Huê dọn về khu nghĩa trang và nhà từ đường sinh sống. Bà Huê lấy chồng năm 16 tuổi, sinh được 19 người con. Chồng làm biện lý tòa án ở trong Sài Gòn. Ông Trần Hữu Chí (là ba ông Nghị) là người con thứ 10 trong gia đình và cũng là người được giao trọng trách giữ nhà từ đường sau này. Khi trở về sinh sống, bà Huê cải tạo lại nhà từ đường thành nhà để ở và gần như vẫn giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà và khu đất xung quanh. Tuy nhiên, về sau, một phần mảnh đất nghĩa trang được bà Sách chia lại cho các con để xây nhà sinh sống, tức anh chị em của bà Huê. Khu vực bán kính xung quanh nhà ông Nghị hiện tại đa phần là những người trong cùng dòng họ với nhau. Ông Nghị kể tiếp, vì quá giàu có nên bà nội ông luôn sống trong nhung lụa. Hầu như cuộc đời bà Huê chỉ biết sinh con và đánh bài tứ sắc mỗi ngày. Còn với bà cố, luôn có truyền thống khi con gái xuất giá, lấy chồng sẽ được tặng một bộ nữ trang có đính hột xoàn cùng 20 cây vàng làm của hồi môn. Do đó, bà nội ông Nghị cũng được thừa hưởng tương tự. "Tôi còn nhớ mỗi lần hết tiền bà nội lại nại một hột lớn lắm rồi mang ra chợ bán. Giá trị của bộ nữ trang này mà quy đổi ra thời này chắc giá trị rất lớn", ông Nghị nói. Từ năm 2006, ông Nghị bắt đầu tiếp quản ngôi nhà cổ này từ ba và bắt đầu cải tạo sửa chữa gia cố, tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu chung của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 3 gian chính, đậm chất Nam bộ. Bao gồm gian thờ, khu thảo bạt (khu vực sinh hoạt chung), gian bếp và phòng ngủ. Dù trải qua trăm năm nhưng kết cấu ngôi nhà vẫn với mái ngói âm dương, hệ kèo gỗ, cột chính trong nhà là loại gỗ căm xe cùng tường xây bằng gạch đúc hoàn toàn. Bên dưới chân móng được lót lớp gạch lớn, mỗi viên nặng khoảng 5 kg. Phía trước ngôi nhà là hành lang, sau là ba cửa chính vòng cung "nam tả, nữ hữu". Bao bọc xung quanh nhà hiện nay là con hẻm bê tông nhỏ. Diện tích nhà hiện nay lên đến 250 m2 . Càng về sau, con hẻm được nâng lên, nên nhìn vào ngôi nhà như đang "chìm xuống" lòng đất. Những vật dụng theo nhà từ thời trước có tuổi đời gần trăm tuổi như: bộ ván gỗ đỏ, bộ bàn ghế gỗ hình chữ nhật và các bàn thờ cẩm xà cừ được ông gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Ông Nghị bày tỏ, ở nhà cổ trăm tuổi rất cực. Để ngôi nhà không rơi vào cảnh hoang tàng, xuống cấp ông phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức. Ông sợ nhất vào mùa mưa, nước ngập làm chân tường nhà càng thêm ẩm mục. Nếu sửa chữa tổng thể nhà rất khó. Chỉ cần đụng vào kết cấu, nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ giữ nhà cổ từ đường cũng lắm công phu, ông phải chọn loại nụ xông trầm và nhang trầm để thắp cho tổ tiên bởi theo ông nhựa của trầm sẽ chống mối mọt. Chưa kể khi giữ những món đồ trong nhà, ông phải lắp nhiều camera, khóa 2 đến 3 lớp cửa mới đảm bảo an toàn. Mỗi ngày thắp nhang, ông phải tắm sạch sẽ, thay bộ đồ bà ba, khấn vái từng ông bà tổ tiên. Công đoạn này ông mất đến 30 phút mỗi ngày. Dù ngôi nhà đã cũ, nhưng đây như là giá trị tinh thần, văn hóa, kiến trúc, đồ vật lớn đối với ông và dòng họ. Mỗi năm, trong nhà ông phải thực hiện đến 8 lễ cúng giỗ, chưa kể giao thừa, Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, điều ông tâm tư bây giờ tìm được con cháu tiếp nối, giữ gìn ngôi nhà cũng như giá trị truyền thống của tổ tiên khi xưa.
Cần có bộ tiêu chuẩn kiểm định riêng cho đào tạo y khoa
Nghi phạm sàm sỡ phụ nữ bị tạm giữ hình sự là Đ.N.S. (26 tuổi, ở thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, H.Hòa Vang).Trước đó, cuối tháng 12.2024, chị N.T.C.T. (ở xã Hòa Tiến, H.Hòa Vang) đến Công an xã Hòa Tiến trình báo, vào khoảng 18 giờ ngày 27.12.2024, chị đi làm về trên đường từ chợ Lệ Trạch về thôn Lệ Sơn Bắc (xã Hòa Tiến) thì bị một nam thanh niên điều khiển đi xe máy đi cùng chiều dùng tay sàm sỡ vùng ngực. Sau khi thực hiện hành vi sàm sỡ, nam thanh niên này phóng xe bỏ chạy.Nhận tin báo, Công an xã Hòa Tiến xác minh, điều tra làm rõ nghi phạm thực hiện hành vi trên là Đ.N.S. Tại cơ quan công an, S. đã thừa nhận hành vi sàm sỡ.Tiếp tục đấu tranh, Công an xã Hòa Tiến còn làm rõ vụ S. sàm sỡ 1 người phụ nữ khác tại đường ĐH409, gần chợ Lệ Trạch vào khoảng tháng 11.2024. Người phụ nữ này cũng đã trình báo Công an xã Hòa Tiến. Trong khi lực lượng công an đang làm rõ thì nhận thêm thông tin từ chị N.T.C.T.S. còn khai nhận trong vài tháng qua đã thường xuyên điều khiển xe máy ở các đoạn đường vắng khu vực nông thôn H.Hòa Vang và H.Đại Lộc, TX.Điện Bàn (Quảng Nam), tìm phụ nữ đi đường một mình để sàm sỡ. Hiện Công an xã Hòa Tiến đã lập hồ sơ xử lý S. theo quy định pháp luật.Trước đó, vào tháng 11.2024, Công an xã Hòa Tiến phối hợp Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự - kinh tế - ma túy Công an H.Hòa Vang bắt giữ 1 nghi phạm chuyên sàm sỡ phụ nữ trên tuyến đường ĐH409. Kết quả kiểm tra cho thấy nghi phạm dương tính với ma túy, Công an xã Hòa Tiến đã lập hồ sơ xử lý theo quy định pháp luật và đưa đi cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở xã hội Bầu Bàng.