Ung thư vú: Công nghệ hiện đại giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả cao
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.Phim mới của đạo diễn 'Bố già' sẽ ra mắt tại LHP Cannes 2024
Hưởng ứng tinh thần của Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trường đại học Tôn Đức Thắng đã chủ động rà soát, xây dựng và triển khai các chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học đảm bảo tính hiệu quả và bền vững. Một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược này chính là đầu tư phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh - những đơn vị tiên phong, đóng vai trò nòng cốt trong hệ sinh thái nghiên cứu khoa học của Trường.Trường đại học Tôn Đức Thắng đã công bố thành lập 5 nhóm nghiên cứu mạnh, gồm: Nhóm nghiên cứu công nghệ thông minh tiên tiến thuộc Khoa Điện - Điện tử, Nhóm nghiên cứu ứng dụng vật liệu tiên tiến để phát triển bền vững thuộc Khoa Khoa học ứng dụng, Nhóm nghiên cứu Phương pháp Giải tích và Đại số trong Tối ưu hóa thuộc Khoa Toán - Thống kê, Phòng nghiên cứu Cơ học vật liệu và Kết cấu tiên tiến và Phòng nghiên cứu Vật lý sinh học thuộc Viện Công nghệ tiên tiến.Phát biểu tại Lễ công bố, TS Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng TDTU cho biết: "Sự ra đời của các nhóm nghiên cứu mạnh hôm nay không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ của nhà trường, mà còn khẳng định cam kết đầu tư bài bản, có chiều sâu để xây dựng nền tảng nghiên cứu vững chắc, tiệm cận trình độ quốc tế". Đồng thời: "Các nhóm nghiên cứu mạnh không chỉ là nơi hội tụ của các giảng viên, nghiên cứu viên xuất sắc trong Trường mà còn là điểm kết nối với các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Sự kết hợp giữa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ giảng viên nội bộ và các chuyên gia quốc tế sẽ tạo nên sức mạnh đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ", TS Trần Trọng Đạo khẳng định.Nhóm nghiên cứu mạnh được thành lập tập trung vào những hướng nghiên cứu trọng điểm, phục vụ các ngành công nghệ chiến lược của đất nước. Đây là các nhóm nghiên cứu liên ngành, hình thành từ 22 nhóm/phòng nghiên cứu hiện có của Trường với năng lực nghiên cứu nổi trội, được dẫn dắt bởi các Giáo sư, Phó Giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ.5 nhóm nghiên cứu mạnh của TDTU quy tụ các nhà khoa học uy tín, có năng lực nghiên cứu nổi bật, dẫn dắt bởi các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành như: 1. Nhóm nghiên cứu công nghệ thông minh tiên tiến (Advanced Intelligent Technology Research Group-AITECH).Trưởng nhóm: PGS-TS Nguyễn Nhật Tân 2. Nhóm nghiên cứu ứng dụng vật liệu tiên tiến để phát triển bền vững (Group of Applied Research in Advanced Materials for Sustainable Development - FASAM) Trưởng nhóm: PGS-TS Ngô Thị Tường Châu 3. Nhóm nghiên cứu Phương pháp Giải tích và Đại số trong Tối ưu hóa (Analytical and Algebraic Methods in Optimization Research Group - AAMO).Trưởng nhóm: GS-TSK Phan Quốc Khánh4. Phòng nghiên cứu Cơ học Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến (Mechanics of Advanced Materials and Structures - MAMS).Trưởng nhóm: GS-TSKH Phạm Đức Chính 5. Phòng nghiên cứu Vật lý sinh học (Laboratory of Biophysics - BP).Trưởng nhóm: TS Ngô Sơn Tùng
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM gửi thư ngỏ đến phụ huynh Trường quốc tế AISVN
Thủ thành Nguyễn Filip xin phép tạm rút khỏi đội tuyển Việt Nam ở đợt tập trung tháng 3 vì lý do gia đình. Được biết, do người thân của Nguyễn Filip đang lâm bệnh nặng nên thủ môn này đã có kế hoạch trở về nhà.Sau khi tiếp nhận thông tin, HLV Kim Sang-sik đã quyết định triệu tập thủ môn Trần Trung Kiên từ U.22 Việt Nam lên thay thế. Trung Kiên sinh năm 2003, cao 1,91 m, là một trong những gương mặt trẻ giàu triển vọng và cũng là một trong ba thủ môn của đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024. Như vậy, 3 thủ môn của đội tuyển Việt Nam ở đợt tập trung này là Đình Triệu, Văn Việt và Trung Kiên. HLV thủ môn Lee Woon-jae cũng đã trở lại để hỗ trợ những người gác đền đầy triển vọng mà đội tuyển Việt Nam đang sở hữu. Việc triệu tập Trung Kiên không chỉ giúp đội tuyển duy trì chiều sâu lực lượng mà còn tạo cơ hội cho thủ môn trẻ tích lũy kinh nghiệm khi làm việc cùng các đàn anh. Trung Kiên cùng Thái Sơn, Vĩ Hào, Lý Đức, Văn Khang là 5 gương mặt U.22 đang khoác áo đội tuyển Việt Nam. Hiện tại, đội tuyển Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho trận giao hữu với đội tuyển Campuchia và trận gặp đội tuyển Lào tại vòng loại Asian Cup 2027. Sự điều chỉnh này sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch chung của đội.Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) gửi lời chúc sức khỏe đến người thân của Nguyễn Filip và đón đợi sự trở lại của anh cùng đội tuyển Việt Nam trong những đợt tập trung tiếp theo.
Như Thanh Niên đã đưa tin, nắng nóng ở TP.HCM ngày càng gay gắt. Có thời điểm, nhiệt độ lên đến gần 40 độ C. Và không ít người mưu sinh dưới thời tiết nắng nóng cảm thấy đau đầu, mệt lả người. Để chống chọi nắng nóng, cụ thể là không bị say nắng, có người cho hay đã "thủ" sẵn thuốc chống say nắng mua ở nhà thuốc.Anh Đặng Hiên (37 tuổi, ngụ ở hẻm 220 Bùi Đình Túy, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), tài xế xe ôm công nghệ, cho biết từng bị ngất xỉu vì cả ngày phải chạy xe ngoài đường đưa đón khách, giao đồ, nên ghé tiệm thuốc tây mua thuốc chống say nắng."Dược sĩ bán thuốc hạ thân nhiệt. Khi cảm nhận nhiệt trong cơ thể tăng lên thì tôi lấy ra hòa tan để uống. Ngoài ra, tôi cũng mua thêm thuốc giãn cơ và một số dung dịch bù nước điện giải để uống giúp bù nước nhanh và điều tiết lại cơ thể", anh Hiên cho hay và kể về tên những loại thuốc anh sử dụng là: Efferalgan Codeine, Oresol Pluz…Nguyễn Công Thảo (27 tuổi), cho biết hàng ngày phải di chuyển từ đường Dương Đình Cúc (H.Bình Chánh, TP.HCM) đến TP.Bến Cát (tỉnh Bình Dương) để làm việc về phân phối sản phẩm xây dựng. Liên tục đi lại trong thời tiết nắng nóng nên anh Thảo cho hay thường uống thuốc Corticoid. "Tôi đề phòng nên uống thuốc trước khi ở nhà", anh Thảo nói.Nữ tài xế xe ôm nghệ Huỳnh Thị Thảo Liên (32 tuổi, ngụ ở đường số 12, Q.Bình Tân, TP.HCM), cho biết vì đặc thù công việc thường xuyên ở ngoài trời, nên khi vô tình xem trên mạng xã hội, thấy quảng cáo về một loại viên uống chống nắng xuất xứ từ nước ngoài "giúp tạo hàng rào bảo vệ da, giảm sự tấn công của UV gây hại" nên đã nhanh chóng mua và sử dụng hàng ngày.Trên nhiều nền tảng thương mại, đã và đang xuất hiện nhiều bài đăng về những "viên uống chống nắng hiệu quả an toàn nhất hiện nay", "viên uống chống nắng nổi tiếng nhất trên thị trường bởi hiệu quả đỉnh cao khi sử dụng"… Trong đó nhấn mạnh ưu điểm là bảo vệ da và phòng ngừa ung thư rất hiệu quả, sản phẩm có khả năng chống nắng tốt khi kết hợp kèm theo kem chống nắng, có khả năng chống lão hóa hay cải thiện thâm không quá rõ rệt khi sử dụng.Huỳnh Lan Hạ (28 tuổi), làm việc tại 364 Cộng Hòa (Q.Tân Bình, TP.HCM), kể: "Tôi có mua viên uống chống nắng hơn 2 triệu đồng/hộp/60 viên. Dù giá thành cao, nhưng vì muốn chống say nắng, và muốn bảo vệ sức khỏe nên mua để dùng".Theo bác sĩ Nguyễn Huỳnh Phương, làm việc tại Phòng khám Bệnh viện ĐH Y dược 1 (Q.10, TP.HCM), nên cẩn trọng chứ không thể tùy tiện sử dụng các loại thuốc chống say nắng."Vì từng loại thuốc có thể gây tác dụng phụ. Chẳng hạn, sử dụng thuốc Corticoid trong thời gian dài với liều lượng cao thì để lại tác dụng phụ nghiêm trọng như: loãng xương, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, có thể bị loét dạ dày tá tràng… Còn khi uống thuốc Oresol, nếu không có liều dùng và cách dùng phù hợp, uống với nồng độ quá đặc cũng sẽ để lại hệ lụy với những tác dụng không mong muốn như: chóng mặt, tim đập nhanh, huyết áp tăng, khó thở…", bác sĩ Phương nói.Đối với những viên uống chống nắng được rao bán trên các nền tảng thương mại điện tử, bác sĩ Phương cũng khuyến cáo cẩn thận kẻo sử dụng phải hàng giả vì không ít sản phẩm nổi tiếng từng bị làm giả trên thị trường. Mỗi loại sản phẩm sẽ bao gồm nhiều thành phần, có thể gây dị ứng với người sử dụng."Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, để an toàn, cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa", bác sĩ Phương lưu ý.Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Phương chia sẻ một số cách có thể giúp chống say nắng, thay vì tìm đến các loại thuốc.Có thể là uống nhiều nước. Ngày thường uống ít nhất 2 lít nước/ngày, thì khi thời tiết oi bức hãy tập thói quen uống nước từ 3-4 lít/ngày. Sử dụng thêm những loại nước ép, ăn nhiều trái cây chứa vitamin A, Vitamin C và Vitamin E.Khi cảm thấy mệt, nên tìm bóng râm, nơi có máy điều hòa nhiệt độ. Cũng nên sử dụng trang phục làm bằng chất liệu thoáng khí như cotton, vải lanh. Những loại vải này sẽ không khiến cảm thấy bí bách và đổ mồ hôi nhiều hơn khi nóng. Ngoài ra, nên chọn những loại vải có màu sáng, vì sẽ hấp thụ ít ánh nắng mặt trời hơn so các gam màu tối.Ra đường khi nhiệt độ quá cao, cần phải có áo chống nắng, khẩu trang, kính râm. Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức, đặc biệt là dưới nhiệt độ cao.
Mẹo chụp màn hình ít người biết trên iPhone
Đó là câu chuyện của cô gái Pháp gốc Việt Eva Hoàng Rouch (29 tuổi) khiến nhiều người xúc động về hành trình tìm lại nguồn cội Việt Nam.Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chúng tôi có dịp được trò chuyện với Eva trong thời gian cô gái Pháp cùng bạn trai ở lại khám phá TP.HCM, trước khi về lại miền Tây tìm mẹ ruột.Cho tôi xem những giấy tờ còn được gìn giữ cẩn thận suốt gần 3 thập kỷ từ cha mẹ nuôi, cô gái Pháp nói rằng đó là manh mối, là hành trang duy nhất để có thể tìm lại nguồn cội của mình.Trong những hồ sơ nhận nuôi đó, tôi đặc biệt chú ý tới một văn bản viết tay với những dòng chữ có phần nguệch ngoạc. Đó là biên bản kể lại câu chuyện cô gái Pháp năm xưa bị bỏ lại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang.Nội dung biên bản ghi rõ vào lúc 23 giờ 30 phút ngày 12.1.1996, đội bảo vệ bệnh viện trong lúc trực cổng thì được bà con nuôi bệnh thông báo có một đứa trẻ bị bỏ rơi ở bệnh viện. "Trong mình đứa bé gồm có một bộ đồ đang mặc trên mình, một cái khăn quấn và một bình sữa", đội bảo vệ bệnh viện thời điểm đó mô tả.Sau đó, đứa trẻ bất hạnh đã được chuyển vào Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ mồ côi An Giang để được chăm sóc. Trong giấy khai sinh được đăng ký vào ngày 16.2.1996, đứa bé có tên Dưỡng Thị Ngọc Hoàng, sinh ngày 12.11.1995 với nơi sinh ở Long Xuyên. Tuy nhiên, trong mục thông tin cha mẹ được để trống.Sau đó không lâu, bé gái Ngọc Hoàng được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi và sống một cuộc đời mới ở Metz, miền đông nước Pháp. Với cái tên mới Eva Hoàng Rouch, cha mẹ nuôi vẫn muốn giữ một điều gì đó "rất Việt Nam" trong tên gọi của cô con gái nuôi. Cha mẹ nuôi người Pháp cho biết Eva bị bỏ rơi lúc 2 tháng tuổi và được nhận nuôi khoảng 4 tháng tuổi. Cũng từ đây, Eva có một tuổi thơ tươi đẹp, lớn lên trong tình yêu thương bao la của cha mẹ nuôi. Vợ chồng Pháp nhân hậu chưa bao giờ giấu con gái nuôi Việt Nam về gốc gác của mình.Vốn là một trưởng phòng quan hệ khách hàng ở một công ty tại Pháp, Eva quyết định nghỉ phép 1 năm và bắt đầu trong chuyến du lịch khắp thế giới của mình. Trong hành trình đó, cô gái ghé Việt Nam để tìm mẹ ruột.Bình luận trong một bài đăng trên mạng xã hội với một cô gái từng ở cùng trại trẻ mồ côi năm xưa đã dẫn lối cho Eva gặp được ông Huỳnh Tấn Sinh, một người Việt sống ở Pháp nổi tiếng trong việc hỗ trợ các trường hợp người nước ngoài tìm thân nhân.Cô gái đã chia sẻ câu chuyện của mình với ông Sinh và được người đàn ông tốt bụng giúp đỡ nhiệt tình. Trong chuyến về Việt Nam lần này, Eva khởi hành từ Paris, với sự đồng hành đặc biệt cùng bạn trai, anh Nicolas Melchorri.Anh Nicolas cho biết đã quen Eva gần 7 năm nay. "Cô ấy luôn nói với tôi rằng cô ấy không nhất thiết phải tìm về với gia đình ruột thịt, vì cô ấy luôn lớn lên khi biết rằng mình đã bị bỏ rơi và không có thông tin gì về cha mẹ ruột của mình. Nhưng càng trưởng thành, cô ấy càng cảm thấy cần phải tìm lại cội nguồn, cố gắng hiểu mình đến từ đâu", anh kể lại.Chàng trai Pháp nói rằng anh và bạn gái đã cùng nhau đi du lịch vòng quanh thế giới trong 7 tháng và chuyến đi đến Việt Nam là chuyến trở về cội nguồn đầu tiên mà cô ấy không có sự đồng hành cùng cha mẹ nuôi để khám phá đất nước của mình. Anh dự định sẽ dành nhiều ngày cùng bạn gái ở An Giang để cảm nhận nơi Eva cất tiếng khóc chào đời. "Cô ấy biết rằng việc tìm lại cha mẹ ruột của mình mong manh nhưng tôi sẽ ở bên cô ấy để hỗ trợ và đồng hành cùng cô ấy trên hành trình của mình", anh chia sẻ.Chàng trai Pháp nhận xét Eva là một người phụ nữ mạnh mẽ, luôn đặt ra cho mình những mục tiêu trong cuộc sống để tiếp tục tiến về phía trước. Cô ấy ngăn nắp, nghiêm túc với công việc, hài hước và rất hòa đồng. Anh hy vọng Eva sẽ tìm được phép màu trên hành trình lần này."Mẹ ơi! Con không trách mẹ! Con chỉ muốn biết câu chuyện của mình, vì sao con bị bỏ rơi và gia đình con thế nào! Có lẽ, mẹ đã rất khó khăn khi bỏ lại con! Nếu mẹ có đọc bài báo này, xin hãy liên lạc với con!", chị Eva nhắn nhủ. Đây là lần thứ 3 cô gái Pháp trở lại Việt Nam. Chị từng đến đây vào năm 2007 cùng với cha mẹ nuôi, cũng đã thử các thông tin để tìm gia đình ruột thịt, nhưng không có manh mối. "Tôi bị bỏ rơi tại bệnh viện, ngoài ra không có thông tin gì thêm như lời cha mẹ nuôi tôi thuật lại khi về trại trẻ mồ côi để thăm", chị chia sẻ. Dù không quá nhiều lần về thăm Việt Nam nhưng với cô gái Pháp gốc Việt, đây là một đất nước tuyệt vời. Cô yêu con người, ẩm thực và tất cả mọi thứ. Chị luôn nghĩ rằng mình có 2 cuộc đời, một ở Pháp và một ở Việt Nam."Tận đáy lòng, bạn có giận mẹ ruột không?", nghe tôi hỏi, Eva cười hiền, đáp lại. Rằng, chị chưa bao giờ có ý định giận hay trách mẹ. Chị tin rằng, mẹ ruột đã không còn lựa chọn nào khác nên mới đứt ruột bỏ con mình.Lớn lên trong một gia đình Pháp tuyệt vời với cha mẹ nuôi đáng yêu và anh trai Việt Nam, chị cảm thấy hạnh phúc khi được mẹ ruột cho mình một cơ hội mới trong cuộc đời.Ông Huỳnh Tấn Sinh, người giúp đỡ cô gái Pháp trên hành trình tìm lại mẹ ruột cho biết dù cơ hội có mong manh, nhưng ông hy vọng với sự chung tay của cộng đồng mạng, của quý độc giả Thanh Niên, Eva sẽ tìm được phép màu của cuộc đời vào dịp Tết Nguyên đán đặc biệt năm nay. Chắc chắn, đây là một cái tết đầy yêu thương.Ai có tin tức về gia đình ruột của chị Eva vui lòng liên hệ với ông qua số điện thoại: 0397.587.717 (Zalo) hoặc email: sinhfish@hotmail.com. Vô cùng biết ơn!