Top 10 kem trị sẹo rỗ, sẹo thâm, sẹo lõm, sẹo lồi
UBND TP.Hà Nội vừa chấp thuận đề nghị của Sở GTVT về phương án thí điểm hạn chế xe ô tô trên 16 hoạt động (trừ xe buýt, xe đưa đón học sinh) trong khu vực phố cổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm (Q.Hoàn Kiếm).Theo phương án, thời gian thí điểm bắt đầu từ ngày 1.3, theo khung giờ từ 6 giờ 30 - 8 giờ 30 và từ 16 giờ 30 - 18 giờ 30. Sau 6 tháng thí điểm, các cơ quan sẽ đánh giá hiệu quả, báo cáo thành phố xem xét quyết định.Tuyến đường hạn chế xe ô tô trên 16 chỗ gồm: trục Hàng Giấy - Đồng Xuân - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng; trục Hàng Đậu - Trần Nhật Duật - Nguyễn Hữu Huân trở vào trong khu vực phố cổ Hà Nội và các tuyến phố Lý Quốc Sư, Nhà Thờ, Nhà Chung, Quang Trung (đoạn Tràng Thi tới Nhà Chung), Ấu Triệu, Bảo Khánh, Hàng Trống, ngõ Hàng Hành, ngõ Bảo Khánh.Quá trình thí điểm, Hà Nội sẽ bố trí 4 điểm trung chuyển theo các hướng của khu vực hạn chế trên các tuyến phố Bà Triệu, Trần Nhật Duật, Phùng Hưng và khu vực chợ Đồng Xuân. Phương tiện trung chuyển không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.Theo Sở GTVT Hà Nội, việc cấm ô tô trên 16 chỗ hoạt động ở các khu vực trên sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông trong khu phố cổ, đặc biệt là vào giờ cao điểm, góp phần cải thiện môi trường, giảm lượng phát thải, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giữ gìn không gian sống trong lành hơn.Đồng thời, việc hạn chế xe ô tô lớn hoạt động trong khu phố cổ sẽ giúp du khách tham quan, trải nghiệm khu phố cổ bằng các hình thức, phương tiện giao thông sạch…Cũng theo Sở GTVT Hà Nội, phương án cấm xe ô tô trên 16 chỗ hoạt động trong giờ cao điểm cũng sẽ có một phần ảnh hưởng nhất định đối với các cơ sở khách sạn. Theo thống kê của UBND Q.Hoàn Kiếm, có 138 cơ sở kinh doanh khách sạn, khi thực hiện phương án thí điểm các cơ sở kinh doanh này sẽ phải trung chuyển và điều chỉnh thời gian đưa, đón khách cho phù hợp.Theo Sở GTVT Hà Nội, đến hết tháng 4.2024, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.Để hạn chế sử dụng phương tiện giao thông phát thải gây ô nhiễm môi trường, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp.Theo đó, từ năm 2025 - 2030, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm xe máy, ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải vào vùng phát thải thấp ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình. Từ năm 2031 trở đi, các khu vực trên địa bàn Hà Nội có một trong 3 tiêu chí xác định vùng phát thải thấp phải thực hiện quy định vùng phát thải thấp.Khu phố cổ của Hà Nội có diện tích hơn 80 ha, gồm 10 phường: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Cửa Đông, Đồng Xuân, Lý Thái Tổ. Hồ Hoàn Kiếm có diện tích khoảng 12 ha với các tuyến phố bao quanh là Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Hàng Khay.Cận cảnh khu du lịch sinh thái thành nơi chăn thả trâu bò
Cùng với luật giao thông đường bộ hay hoạt động đăng kiểm… bắt đầu từ ngày năm 2025 nhiều quy định mới liên quan đến giấy phép lái xe (GPLX) tại Việt Nam được áp dụng. Trong đó, điểm của giấy phép lái xe là một quy định hoàn toàn mới lần đầu được áp dụng.Cụ thể, khoản 1, điều 58 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1.1.2025 nêu rõ, điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm.Trong quá trình tham gia giao thông, tài xế khi vi phạm các quy định về luật an toàn giao thông ngoài việc bị xử phạt theo quy định, còn bị trừ từ 2 - 10 điểm GPLX tùy vào tính chất, mức độ vi phạm. Trường hợp GPLX bị trừ hết điểm tài xế không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo bằng lái xe đó. Thực tế, cách làm này đã được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe, tuy nhiên đây là lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Do đó, khiến không ít người dân có GPLX và đang sử dụng phương tiện bỡ ngỡ. Thậm chí, nhiều người còn chưa biết xem điểm GPLX ở đâu và những hành vi vi phạm luật giao thông nào sẽ bị trừ điểm.Dưới đây 5 lưu ý quan trọng về điểm giấy phép lái xe, người điều khiển phương tiện cần biết:Hiện tại, những người có GPLX đã có thể theo dõi điểm của GPLX thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. Theo đó, trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia - VNeID, sau khi đăng cài đặt và đăng nhập, người dùng có thể vào phần tiện ích "Giấy phép lái xe" để kiểm tra. Ngay bên dưới thông tin về hạng GPLX trong ứng dụng sẽ hiển thị dòng chữ "Điểm còn lại của GPLX" và số điểm còn lại hiện tại (có màu đỏ).Nếu thông tin GPLX trên VNeID chưa được hiển thị số điểm, người dùng có thể gửi yêu cầu cập nhật thông qua ứng dụng bằng cách bấm vào dấu ba chấm ở góc phải (phía trên), sau đó nhấn vào mục "Gửi yêu cầu cập nhật thông tin mới".Bắt đầu từ năm 2025, bên cạnh việc tăng mức xử phạt, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi vi phạm luật giao thông còn bị trừ điểm của GPLX. Cụ thể theo khoản 1, điều 58 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ: "Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ".Các mức điểm số bị trừ mỗi lần vi phạm là 2, 4, 6 và 10 điểm. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.Với những trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông và bị tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn, số điểm còn lại của GPLX sẽ không bị trừ. Cụ thể, khoản 1, điều 50 của Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe quy định rõ: "Không trừ điểm giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe đó đang trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe".Về thời gian phục hồi điểm giấy phép lái xe, khoản 2 điều 58 Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 cũng quy định rõ: "Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm".Có thể hiểu một người vi phạm luật giao thông và bị trừ điểm GPLX vào ngày 1.5.2025, nếu sau đó không tiếp tục vi phạm luật giao thông đến ngày 1.5.2026 sẽ được xét phục hồi điểm GPLX. Tuy nhiên, nếu đến ngày 2.6.2025 người đó lại tiếp tục vi phạm luật giao thông và bị trừ điểm GPLX, thời gian để xét phục hồi điểm GPLX sẽ kéo dài đến ngày 2.6.2026, tức 12 tháng sau đó.Khoản 4 điều 58 Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 cũng quy định: "Giấy phép lái xe sau khi đổi, cấp lại, nâng hạng được giữ nguyên số điểm của giấy phép lái xe trước khi đổi, cấp lại, nâng hạng".Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó. Đây là quy định tại khoản 3 điều 58 Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024. Nghĩa là người điều khiển ô tô nếu vi phạm luật giao thông và bị trừ hết điểm của GPLX ô tô sẽ không được điều khiển ô tô tham gia giao thông theo GPLX ô tô đã bị trừ hết điểm. Tuy nhiên, vẫn có thể điều khiển xe máy tham gia giao thông nếu GPLX máy chưa bị trừ hết điểm.Sau thời hạn ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, nếu có kết quả đạt yêu cầu sẽ được phục hồi đủ 12 điểm của GPLX.
Nhận định Chelsea vs West Brom (18 giờ 30 hôm nay 3.4): Xóa ký ức không vui vẻ
Chiều 5.3, Bộ Công an cho biết, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", xảy ra tại Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) và các đơn vị liên quan. Đồng thời, C03 đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Văn Chung, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Vicem; Nguyễn Ngọc Anh, cựu Tổng giám đốc Vicem; Dư Ngọc Long, cựu Giám đốc Ban quản lý dự án Vicem và Hoàng Ngọc Hiếu, cựu Trưởng phòng Thẩm định Vicem, cùng về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3 điều 219 bộ luật Hình sự. Trong 4 bị can, Nguyễn Ngọc Anh được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú; 3 bị can còn lại bị bắt tạm giam trong quá trình điều tra.Bộ Công an cho hay, C03 đã tập trung điều tra, xác minh về các sai phạm xảy ra trong quá trình lập hồ sơ, thực hiện dự án tòa nhà Trung tâm điều hành và giao dịch thương mại Vicem tại lô 10E6, Khu đô thị Cầu Giấy (Hà Nội) của Vicem, trực thuộc Bộ Xây dựng, vốn đầu tư 1.245 tỉ đồng. Quá trình thực hiện dự án có nhiều sai phạm gây thất thoát, lãng phí đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.Theo Bộ Công an, các quyết định và lệnh tố tụng đối với 4 bị can nêu trên đã được tống đạt, thực thi ngay sau khi Viện KSND tối cao phê chuẩn.Hiện C03 đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố, đồng thời tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của các tổ chức và đơn vị có liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.
Chiều dài cơ sở (mm)
Ngày nắng nóng đỉnh điểm ở TP.HCM: Cùng xem nhiệt độ nơi nào nóng nhất?
Bệnh tim được xem là nghiêm trọng vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất thế giới. Một số bệnh tim có tính chất di truyền như bệnh cơ tim phì đại, cơ tim giãn, cơ tim thất phải gây loạn nhịp hoặc tăng cholesterol máu có tính gia đình, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Những người tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim cần tránh những thói quen sau:Thỉnh thoảng thưởng thức các món tráng miệng sau bữa ăn là điều bình thường nhưng không nên duy trì thành thói quen. Các chuyên gia cho biết ăn thêm đồ ngọt sau bữa ăn sẽ khiến đường huyết tăng cao đột ngột, gây dư thừa calo, cuối cùng dẫn đến tăng cân và tăng nồng độ cholesterol trong máu. Những tình trạng này qua thời gian sẽ dẫn đến đau tim.Những người tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần hết sức cẩn thận không chỉ với chế độ ăn và còn cả thời điểm ăn. Ăn quá muộn vào ban đêm không chỉ dễ gây rối loạn tiêu hóa mà còn làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong máu, từ đó dễ dẫn đến đau tim.Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, mọi người nên ăn bữa tối vào khoảng 19 giờ hằng ngày. Bữa tối cần tránh các món nhiều đường, dầu mỡ và muối, đồng thời ưu tiên ăn rau củ, trái cây.Ngồi nhiều có thể gây ra các vấn đề tim mạch bằng cách làm chậm lưu thông máu, làm chất béo tích tụ trong thành động mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, cuối cùng dẫn đến các bệnh tim mạch, trong đó có đau tim.Các chuyên gia sức khỏe cho biết khi chúng ta ngồi, cơ bắp sẽ không chủ động bơm máu về tim. Điều này qua thời gian sẽ làm tăng huyết áp và dễ gây kháng insulin. Cả hai yếu tố này đều dẫn đến các vấn đề tim mạch.Một thói quen nữa mà những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần tránh là thức khuya. Thức khuya sẽ làm tăng hoóc môn căng thẳng, làm gián đoạn giấc ngủ và gây thêm áp lực cho tim, theo Healthline.