PUBG Mobile: Indonesia tiếp tục thống trị giải vô địch Đông Nam Á
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.Nhận định Bosnia vs tuyển Pháp (1g45 sáng mai 1.4): ĐKVĐ vượt qua vấn đề nội bộ
Dầu ô liu: 1 muỗng canh dầu ô liu cung cấp 18 mg beta-sitosterol.
Miền Bắc bất ngờ mưa giông, Nam bộ vẫn nắng nóng gay gắt
Trong ngày ra quân đầu năm Ất Tỵ 2025, Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) chính thức tổ chức lễ khánh thành bến 5 vạn tấn thuộc cảng quốc tế Chu Lai. Công trình cầu cảng số 2 (bến 5 vạn tấn) đã hoàn thiện là phần mở rộng 365 m về phía hạ lưu, nối tiếp bến cảng số 1, nâng tổng chiều dài toàn bến cảng Chu Lai lên 836 m, độ sâu trước bến đạt âm 11,6 m. Với kết cấu bến liền bờ sử dụng công nghệ cọc ống ván thép lần đầu tiên được áp dụng thi công tại Việt Nam, cầu bến đảm bảo tiếp nhận các loại tàu hàng tổng hợp, tàu container tải trọng đến 5 vạn tấn. Đồng thời, đầu tư lắp đặt hệ thống cẩu chuyên dụng xếp dỡ container hiện đại như 2 cẩu giàn STS (chi phí đầu tư hơn 300 tỉ đồng), 3 cẩu khung RTG cho bãi cảng (gần 100 tỉ đồng) cùng số lượng lớn phương tiện chuyên dụng phục vụ vận chuyển nội bộ cảng. Việc đầu tư đồng bộ về hạ tầng, trang thiết bị sẽ gia tăng năng lực xếp dỡ lên gần 100 container/giờ, gấp 3 lần so với bến cảng số 1.Việc hoàn thiện, đưa vào khai thác bến 5 vạn tấn đã khẳng định quyết tâm của THACO trong đầu tư phát triển tập đoàn công nghiệp đa ngành, cũng như phát triển THILOGI và cảng Chu Lai. Đây là cam kết của THACO với các nhà đầu tư, khách hàng, đối tác trong việc mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng tăng cao, hướng đến gia tăng tiện ích, lợi thế và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Qua đó, thu hút các nhà đầu tư đến Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và các vùng lân cận.Cũng trong ngày ra quân đầu năm Ất Tỵ 2025, hơn 300 container hàng hóa của các tập đoàn thành viên thuộc THACO được xuất khẩu qua cảng Chu Lai đến với thị trường quốc tế, mang theo niềm tin và kỳ vọng một năm mới với những thành công mới.Lô hàng xuất khẩu lớn đầu năm đã khẳng định năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của các tập đoàn thành viên của THACO, đồng thời thể hiện quyết tâm tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, đưa THACO trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực ASEAN. Ngoài ra, THACO cũng đưa nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô và Trung tâm R&D THACO INDUSTRIES vào hoạt động. Ngoài ra, THACO cũng đưa nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô và Trung tâm R&D THACO INDUSTRIES vào hoạt động.Các nhà máy này bao gồm: Trung tâm R&D THACO INDUSTRIES, Nhà máy Sản xuất linh kiện khung thân vỏ ô tô, Nhà máy Sản xuất kính ô tô cao cấp, Nhà máy Sản xuất thiết bị điện ô tô.Cụ thể, Trung tâm R&D THACO INDUSTRIES được xây dựng trên diện tích 30.000 m2 với tổng vốn đầu tư gần 40 triệu USD, bao gồm trung tâm thiết kế, trung tâm thí nghiệm vật liệu và thử nghiệm sản phẩm, xưởng sản xuất mẫu và hội trường đa năng.Với hệ thống trang thiết bị thí nghiệm, thử nghiệm hiện đại, như thiết bị phân tích tế vi kim loại, thiết bị thử nghiệm độ xuyên sáng, thiết bị đo độ đồng màu trên nền nhựa, thiết bị đo kiểm CMM…, trung tâm thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn thành viên thuộc THACO, các đối tác trong nước và xuất khẩu.Riêng nhà máy sản xuất linh kiện khung thân vỏ ô tô được xây dựng trên diện tích 15.000 m2, tổng vốn đầu tư 30 triệu USD, với các trang thiết bị, hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại.Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong nước và xuất khẩu, THACO AUTO cũng chính thức khánh thành dây chuyền công nghệ sản xuất nhà máy THACO Bus và giới thiệu line-up sản phẩm mới với thương hiệu THACO Truck, THACO Bus.THACO AUTO đã tiếp tục nghiên cứu, phát triển sản phẩm xe bus thế hệ hoàn toàn mới; nâng cấp các linh kiện nội, ngoại thất xe bus, ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới thân thiện với môi trường. Nhà máy THACO Bus cũng được đầu tư, nâng cấp với dây chuyền công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, tự động hóa, thông minh...Nhà máy THACO Bus cũng đưa vào vận hành hệ thống SCADA (kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất trên từng dây chuyền) và sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số bằng việc đưa vào vận hành hệ thống điều hành sản xuất MES, hệ thống quản trị tích hợp nguồn lực ERP, từng bước hình thành nhà máy thông minh. Các dự án và sản phẩm mới được công bố khẳng định quyết tâm, nỗ lực của THACO AUTO trong việc nâng cao năng lực sản xuất, định hướng trở thành trung tâm sản xuất của khu vực, góp phần tạo dựng và phát huy giá trị xe thương hiệu Việt, tạo đà để mở rộng thị trường xuất khẩu.Các dự án đầu tư của THACO tại Chu Lai được khánh thành trong dịp đầu xuân Ất Tỵ 2025 là những dự án động lực, góp phần hiện thực hóa các định hướng theo Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030.
Phát biểu tại lễ đón nhận chứng nhận JCI của tập đoàn y tế Phương Châu ngày 30.12, tiến sĩ - bác sĩ Hà Anh Đức (Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế) đánh giá cao sự nỗ lực của tập đoàn khi có 3/4 bệnh viện đạt chuẩn JCI, trở thành hệ thống y tế đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chứng nhận này. JCI là chứng chỉ hàng đầu trong quản lý chất lượng y tế do Mỹ sáng lập, chịu trách nhiệm thẩm định với hàng nghìn tiêu chí. Khi đạt được chứng nhận này cho thấy quy trình quản lý chất lượng bệnh viện rất tốt."Về công tác quản lý chất lượng y tế, Bộ Y tế sẽ từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện công lập cũng như tư nhân. Cụ thể, Bộ Y tế đã ban hành thông tư quy chuẩn về yêu cầu đảm bảo chất lượng cho các bệnh viện ở mức cơ bản. Trong năm 2025, Bộ sẽ tham khảo các tiêu chuẩn JCI với sự tham vấn của các chuyên gia để nâng từ mức chuẩn cơ bản lên nâng cao. Điều này là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế", tiến sĩ Anh Đức chia sẻ.Theo ông Đức, để đạt được điều này, bên cạnh công tác tuyên truyền, Bộ Y tế cũng sẽ tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia JCI để các cơ sở y tế công lập, tư nhân hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hồ (Nhà sáng lập Tập đoàn Y tế Phương Châu) cho biết, chứng nhận JCI Enterprise tiếp tục đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ về lĩnh vực quản lý chất lượng bệnh viện của tập đoàn. Khách hàng đến khám, chữa bệnh tại các bệnh viện trong hệ thống đều nhận được chất lượng dịch vụ y tế an toàn như nhau và đồng bộ về chất lượng chăm sóc theo tiêu chuẩn quốc tế này. Hệ thống mong muốn mang đến hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người mẹ và bé đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và tinh thần phụng sự từ tâm.Trước đó, năm 2022, Bệnh viện Phương Châu (Cần Thơ) đã đạt con dấu vàng JCI đầu tiên trong hệ thống, trở thành bệnh viện đầu tiên tại Đồng bằng Sông Cửu Long và thuộc top 6 bệnh viện trên toàn quốc đạt được JCI. Năm 2024, 2 bệnh viện Phương Châu Sóc Trăng và Bệnh viện Phương Nam (TP.HCM) đồng thời đạt được 2 chứng nhận JCI, nâng tổng số lượng bệnh viện đạt JCI của Tập đoàn lên 3/8 bệnh viện tại Việt Nam.JCI - Joint Commission International là tổ chức giám định chất lượng bệnh viện của Mỹ. Chứng nhận JCI được đánh giá là tiêu chuẩn khắt khe bậc nhất về an toàn người bệnh và chất lượng chăm sóc y tế dành cho các bệnh viện và cơ sở chăm sóc y tế. JCI Enterprise là chứng nhận quốc tế danh giá được công nhận bởi JCI dành cho hệ thống y tế có từ 3 bệnh viện đạt chứng nhận JCI với hơn 1.200 tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn cho người bệnh.
Thư giãn như một kỳ nghỉ tại ngôi nhà ở ngoại ô Normandie, Pháp
Vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng).