10 điều cần biết khi du học Hàn Quốc
Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ điểm cầu Trung ương ở Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội; kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu, với 978.532 đại biểu tham dự. Trong khuôn khổ sự kiện, Tập đoàn FPT giới thiệu 1 số hệ thống phục vụ chuyển đổi số quốc gia tại triển lãm Đổi mới sáng tạo về Khoa học Dữ liệu phục vụ Chuyển đổi số quốc gia.Nghị quyết 57-NQ/TW được Bộ Chính trị ban hành ngày 22.12.2024, nhấn mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho biết: Nghị quyết 57 là nghị quyết trụ cột cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Những ưu tiên mà FPT muốn phụng sự đất nước là đóng góp vào những lĩnh vực quan trọng nhất. Là tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, FPT sẽ tích cực thực hiện Nghị quyết này bằng các cam kết:Thứ nhất là: Khai thác dữ liệu, - Khai thác hiệu quả dữ liệu của Chính phủ để phục vụ người dân và doanh nghiệp, cụ thể là các mảng: Y tế, Giáo dục, Lao động, Thuế, Ngân hàng và bảo mật.Thứ hai là: Chia sẻ dữ liệu - Đóng góp, chia sẻ dữ liệu của mình cho Trung tâm dữ liệu quốc gia.Thứ ba là: Đào tạo nguồn lực số: Đẩy mạnh hoạt động giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ phục vụ chuyển đổi số ở các cấp: phổ thông, đào tạo nghề, đại học, sau đại học; Đào tạo 10.000 kỹ sư bán dẫn.Thứ tư là: Ngoại giao công nghệ - Đồng hành cùng Chính phủ thúc đẩy ngoại giao công nghệ: thu hút đầu tư bán dẫn vào Việt Nam, liên kết xuyên biên giới, đa quốc gia; Đưa lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, dịch vụ chuyển đổi số của Việt Nam ra thế giới; xây dựng thương hiệu Công nghệ Việt Nam.Thứ năm là: Liên doanh với các doanh nghiệp lớn trong khu vực và thế giới để xây dựng các trung tâm dữ liệu (Data Center) quy mô lớn, trên 50MW, tại Việt Nam.Thứ sáu là: Chuyển đổi số toàn quốc - Triển khai chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia cho các bộ, ngành, địa phương.Thứ bảy là: Thành phố thông minh chuẩn quốc tế - Triển khai 3 thành phố thông minh đạt các tiêu chuẩn quốc tế.Thứ tám là: Nghiên cứu phát triển Công nghệ lõi - Đầu tư mạnh vào nghiên cứu, phát triển, mua bán và sáp nhập (M&A) quốc tế các công nghệ lõi nhằm làm chủ các công nghệ: AI, IOT, Big data, an ninh mạng, điện toán đám mây, chuỗi khối, bán dẫn, công nghệ lượng tử,…"Trong mấy chục năm qua, Việt Nam đã đi ra thế giới về phần mềm, chúng ta cần thế giới. Từ nay, vài thập kỷ tới, thế giới sẽ cần Việt Nam vì chúng ta có thể vươn lên số một ở lĩnh vực AI, bán dẫn - những công nghệ lõi, mọi quốc gia đề cần, đó là tương lai của Việt Nam", ông Trương Gia Bình khẳng định.Thứ nhất là hệ thống Tap & Go vé tàu bằng căn cước công dân (CCCD). Đây là mô hình trưng bày mô phỏng hệ thống FPT triển khai cho tuyến Metro Bến Thành, TP HCM. Lần đầu tiên, người dân có thể dùng CCCD đã đăng ký trên ứng dụng (app) để quét trực tiếp trên hệ thống soát vé ra vào mà không cần phải xếp hàng hay mua vé cứng. Ngoài ra, hệ thống có các hình thức soát vé khác như quét mã QR trên app, quét trực tiếp bằng thẻ ngân hàng, thẻ VISA, các ví điện tử. Thành tựu này có được là nhờ đề án D06, các công nghệ về thanh toán không tiếp xúc, không tiền mặt tối ưu nhất trên thế giới. Người trên 60 tuổi, người có công cách mạng, các đối tượng ưu đãi đặc biệt có thể sử dụng thuận tiện vì dữ liệu đã ghi nhận.Thứ hai, Tập đoàn FPT giới thiệu hệ thống Dữ liệu lớn liên quan đến lịch sử đơn hàng ở FPT Long Châu và những phân tích thông minh với sự "góp sức" của AI. Hệ thống sẽ giúp "Nhà nước lo, Dân khỏe!".Từ ngày 1.1.2025, công dân Việt Nam có thể mua thuốc trực tuyến trên VneID và ngược lại, có thể dùng VneID đăng nhập mua thuốc trên ứng dụng (app) Long Châu. Với việc liên thông dữ liệu thông tin người dân mua thuốc, FPT giúp cơ quan quản lý tra cứu thông tin về top 3 bệnh phổ biến và các dược chất liên quan theo từng địa phương, tỉnh thành. Từ đó, cơ quan quản lý có thể hoạch định kế hoạch dự phòng, phân bổ nguồn lực y tế liên quan, đặc biệt trong các tình huống thiên tai, địch họa... Cũng nhờ phân tích dữ liệu lớn, hệ thống chỉ ra cảnh báo nguy cơ dịch bệnh theo từng địa phương khi có xu hướng tăng đột biến nhóm bệnh trong thời gian ngắn.Để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, tập đoàn đầu tư, nghiên cứu, phát triển hệ sinh thái Made by FPT hơn 200 sản phẩm, dịch vụ, giải pháp giúp mọi tổ chức ở mọi quy mô, mọi lĩnh vực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí. FPT cũng triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm góp phần thay đổi nhận thức về chuyển đổi số của hàng chục nghìn nhà lãnh đạo, cán bộ chủ chốt, thanh niên tại các tổ chức, tỉnh thành, truyền cảm hứng về một quốc gia hùng cường dựa trên những đổi mới sáng tạo của công nghệ. Hơn 30 tỉnh, thành phố và nhiều bộ ngành đã hợp tác với FPT. Thời gian tới, FPT sẽ tích cực triển khai Nghị quyết số 57/NQ-TW.***Thông tin báo chí chi tiết xin liên hệTrồng mai kiểng - nghề phụ cho thu nhập chính
"Trung tâm ung bướu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện rất tốt phẫu trị, hóa trị trong điều trị ung thư nhưng, mỗi năm vẫn có hơn 2.000 bệnh nhân ung thư tại đây phải chuyển tuyến lên Hà Nội xạ trị, do bệnh viện chưa có đủ trang thiết bị", đó là chia sẻ của bác sĩ Chuyên khoa 2 Lê Văn Tịnh, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc về thực tế tại bệnh viện này.Theo ông Tịnh, với đội ngũ nhân lực luôn được nâng cao về chuyên môn và điều kiện trang thiết bị, tỷ lệ bệnh nhân nội trú tại bệnh viện tỉnh phải chuyển lên tuyến trên đã giảm từ 9,3% (năm 2021) xuống còn 4,2% trong năm 2024. "Nếu được trang bị đầy đủ thêm về trang thiết bị với một số chuyên khoa, tỷ lệ chuyển tuyến của chúng tôi sẽ tiếp tục giảm, dưới 4%", ông Tịnh nhận định. Tại hội nghị nâng cao chất lượng y tế tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hôm nay, khẳng định đã và hỗ trợ y tế tỉnh toàn diện về chuyên môn, đào tạo nhân lực, đặc biệt với Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Đào Xuân Cơ đánh giá: "Hiện, đây là bệnh viện tỉnh được xây đẹp nhất phía bắc nhưng đang còn thiếu trang thiết bị y tế, như tim mạch, ung bướu".Theo ông Cơ, trước Vĩnh Phúc Bệnh viện Bạch Mai, đã ký kết 12 tỉnh hỗ trợ nâng cao năng lực y tế. Bạch Mai hiện có thế mạnh đa khoa hoàn chỉnh với 57 chuyên khoa, mỗi khoa quy mô tương đương bệnh viện chuyên khoa với hàng trăm nhân lực. Ví dụ như, Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày nội soi tiêu hóa 800 - 1.200 ca. Với ung bướu, năm nay sẽ có thêm các hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị. Ông Cơ cho rằng, để phát triển y tế, có thêm nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị, thay vì chỉ chờ đợi nguồn đầu tư từ "miếng bánh" ngân sách địa phương, đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh chấp thuận cho bệnh viện công như Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc có thêm dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, cung cấp dịch vụ cho người bệnh có khả năng chi trả. Nguồn thu từ khám chữa bệnh theo yêu cầu giúp bệnh viện cân đối thu chi, đặc biệt có nguồn cho nhân lực và mua sắm trang thiết bị phục vụ người bệnh bảo hiểm y tế. Vì bệnh viện đa khoa tỉnh hiện đã cơ sở hạ tầng rất tốt nhưng trang thiết bị thì còn thiếu nhiều.Qua khảo sát thực tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, ông Cơ đánh giá, bệnh viện tỉnh đã khánh thành Trung tâm Đột quỵ, nhưng cần đầu tư thêm máy để phát triển hiệu quả hơn. Hay với chuyên khoa tim mạch, đội ngũ bác sĩ của bệnh viện năng lực tốt nhưng vẫn cần thêm máy chụp mạch để làm tốt hơn nữa công tác chuyên môn.Với chuyên khoa ung thư, ông Cơ chia sẻ, tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 1,3 triệu dân nhưng mỗi năm đang phải chuyển 2.000 - 2.300 bệnh nhân lên Hà Nội để xạ trị, rất vất vả cho người bệnh.
Cuộc chiến với bệnh hiếm: Thuốc đặc trị và 'sữa hiếm'
Cuộc trò chuyện vô tình của hai mẹ con chị Tư chợt làm tôi liên tưởng đến nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao khi mà đứa con trai nhỏ muốn giữ lại chú cún con để nuôi nhưng rồi chị vẫn phải bán đi bởi đó là gói mì tôm, là hộp sữa của chồng, của con. Cuộc sống của những người có hoàn cảnh khó khăn luôn là vậy, vất vả đến khắc nghiệt và đầy rẫy những quyết định đau lòng.Ngôi nhà của gia đình chị Nguyễn Thị Tư chỉ được lợp mái cọ, khác biệt so với những căn nhà mái ngói, bê tông của xã Bình Thành, huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Nhưng nó lại tương đồng mạnh mẽ với dáng vẻ của nữ chủ nhân, gầy gò, nhỏ bé và đôi phần khắc khổ. "Cuộc sống gia đình mình thật sự khó khăn. Thu nhập cả tháng chỉ được khoảng 1,5 triệu đồng. Mình cũng hay ốm đau nhưng không dám chữa trị. Còn phải lo tiền ăn, tiền học cho các cháu, tiền khám chữa bệnh cho chồng, ngày càng nhiều", chị Tư tâm sự.Chồng chị, người từng là lao động chính, giờ chỉ có thể làm những việc vặt trong nhà sau một tai nạn lao động khiến anh bị giãn xương sườn. Bản thân chị cũng thường xuyên chịu nhiều cơn đau do giãn dây chằng, viêm đại tràng, viêm dạ dày và thoái hóa cột sống, cùng với huyết áp thấp… Hai đứa con tuổi ăn học cũng bị suy dinh dưỡng và chậm lớn. Điều đó cũng phải thôi khi mà họa hoằn lắm, bữa cơm gia đình mới có được quả trứng, miếng thịt. Còn lại, đa phần chỉ là rau luộc và lạc rang.Những ngày đông lạnh cắt da, khi mà nhiều người còn ngại ra đường thì bước chân lặng lẽ của chị Tư đã miệt mài phải đi hái chè thuê trên những đồi chè. Tiền công chỉ khoảng 8.000 - 9.000 đồng/kg nhưng lại là một khoản thu đáng kể. Dẫu vậy, mùa chè cũng chỉ có thời, có vụ nên thu nhập từ việc hái chè cũng lúc có, lúc không. Khi không hái chè, chị nhận sửa quần áo, bằng chiếc máy may cũ kỹ thường xuyên hỏng hóc, nhưng cũng chỉ có một vài khách mỗi tháng. Không oán thán, chẳng so bì, cũng không trông chờ vào bất cứ sự hỗ trợ từ phía bên ngoài, chị Tư nhẫn nại làm việc từng ngày, để lo từng bữa cơm, viên thuốc, hộp sữa cho con, cho chồng rồi cuối cùng mới là cho bản thân mình."Mình mong muốn được chăn nuôi lắm vì vừa có thêm nguồn thu, lại quanh quẩn ở nhà chăm chồng con, may sửa quần áo. Nhưng đó cũng chỉ là ước mơ thôi, vì mình không có tiền", đó là mong muốn nhưng cũng là "điểm nghẽn" chị Tư và cả gia đình.Chị Nịnh Lệ Thúy, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình Thành, chia sẻ: "Gia đình chị Tư thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống rất bấp bênh nhưng chị ấy là người kiên cường, chịu khó".Những tưởng mong muốn ấy cứ mãi là xa vời cho đến ngày chương trình Ước mơ xanh tìm đến chị với một đàn lợn giống 10 con và toàn bộ thức ăn, vật dụng cần thiết để chị có thể khởi nghiệp chăn nuôi. Chị Tư không giấu được xúc động: "Nhận được đàn lợn mà mình vui lắm. Đây là mơ ước từ lâu nhưng mình chưa bao giờ dám nghĩ nó sẽ thành hiện thực. Giờ thì mình có hy vọng để cải thiện cuộc sống gia đình". Với chị, hành trình chăn nuôi chỉ mới bắt đầu nhưng đầy hứa hẹn và ánh lên trong mắt chị giờ đây là hy vọng, là niềm tin rằng cuộc sống ngày mai sẽ bớt khó khăn hơn. "Ước mơ xanh đã mang đến hy vọng mới, không chỉ về kinh tế mà còn giúp chị Tư có thêm động lực để tiếp tục vươn lên!", chị Nịnh Lệ Thúy cũng không giấu được xúc động khi chứng kiến ngày vui của gia đình chị Tư.Ước mơ xanh là chương trình hỗ trợ sinh kế giúp phụ nữ yếu thế khởi nghiệp, qua đó tự chủ kinh tế và thay đổi cuộc sống với nguyên tắc hỗ trợ là "Trao cần câu, không trao con cá". Chương trình do Công ty F88 thực hiện từ năm 2024 và đã triển khai tại một số tỉnh thành như TP.HCM, Lâm Đồng, Bến Tre và Thái Nguyên. "Mục tiêu lớn nhất của Ước mơ xanh không hẳn là trao đi cơ hội thay đổi mà mà là "mở khóa" niềm tin, quyết tâm và sức mạnh của những người yếu thế. Bởi tôi tin rằng, khi có một điểm tựa, một niềm tin, họ sẽ tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn", lãnh đạo F88 khẳng định, "Trong năm 2025 Ước mơ xanh đặt mục tiêu mỗi tháng giúp tối thiểu hai hoàn cảnh khó khăn vươn lên, làm chủ cuộc sống".
Làm đẹp bằng ngoại khoa...Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM phân tích, thẩm mỹ ngoại khoa có truyền thống lâu đời, dùng phẫu thuật để điều chỉnh đường nét cơ thể, khuôn mặt, đem lại sự khác biệt đôi khi rất rõ ràng cho khách hàng. Ví dụ, nâng sống mũi, cắt da thừa mi trên mi dưới, làm má lúm đồng tiền… các phương pháp này không những phụ thuộc rất nhiều vào "cây dao vàng" của phẫu thuật viên mà còn phụ thuộc vào cái nhìn, quan điểm thẩm mỹ của phẫu thuật viên để có những "sản phẩm" đẹp, hài hòa cho từng khách hàng. Sự hài hòa của khuôn mặt, thậm chí sự liên quan đến tính cách của khách hàng là rất quan trọng để quyết định phương pháp can thiệp. Một người tính tình ôn hòa thì đuôi mắt không cần xếch lắm, khuôn mặt V line thì ít phù hợp với tuổi trung niên…Vì có mổ xẻ và băng bó nên các can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ thường cần có một thời gian lành thương, có thể từ một ngày đến 10 ngày hoặc hơn. Và thêm một thời gian nữa để các vết mổ mềm mại như da thường, để các đường nét mới hòa điệu với khuôn mặt trước khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ. Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, một khuôn mặt đẹp thường do sự hài hòa của cặp mắt, sống mũi, bờ môi… quyết định. Nhưng một làn da đẹp sẽ dễ dàng thu hút mọi ánh nhìn, mọi người sẽ tự tin hơn khi chuẩn bị cho mình một làn da tươi mới rạng rỡ để chào đón xuân.Vì vậy, làm đẹp bằng thẩm mỹ nội khoa sẽ giúp làm điều này: da sẽ mịn màng hơn nhờ các các thủ thuật chăm sóc da cấp ẩm, điện di đưa tinh chất ngấm sâu hơn vào thượng bì da; da sẽ sáng hơn nhờ xử lý bằng xung ánh ánh sáng cường độ cao (IPL), các loại laser phá hủy sắc tố melanin; IPL cũng giúp giảm đỏ da do các mạch máu tăng sinh, giải quyết các mụn viêm. Những người trên 30 tuổi có thể chọn phương pháp làm săn chắc da giảm chảy xệ cho khuôn mặt bằng các thiết bị phát năng lượng như RF, MFU (chỉ cần 1 lần cho nhiều tháng)… Còn nếu muốn nhanh hơn nữa thì có các phương pháp tiêm tại chỗ, như: botox sẽ làm giảm vết nhăn, chân chim; filler làm đầy rãnh mũi má, quầng thâm và sâu dưới mắt; tiêm Mesotherapy với các chế phẩm có chứa HA (Hyaluronic acid) làm mịn da, căng bóng da..."Nếu như làm đẹp bằng thẩm mỹ ngoại khoa cần "cây dao vàng" của phẫu thuật viên để thực hiện các đường mổ tinh tế thì trong thẩm mỹ nội khoa cũng có cây "kim vàng" của người bác sĩ để hiệu chỉnh khuôn mặt bằng cách phối hợp các thủ thuật khác nhau. Dung nhan của khách hàng sẽ được phân tích tỉ mỉ, để xác định chỗ nào cần được làm thon gọn bằng tiêm botox, chỗ nào cần làm tròn đầy hơn bằng tiêm ilfler. Ví dụ, có thể nâng sống mũi bằng filler; tạo hình khuôn mặt V line bằng botox + filler; giảm nọng cằm bằng MFU, làm mịn da và bớt nếp nhăn nông bằng RF. Các thủ thuật này có thể được thực hiện nhanh trong 1 - 2 ngày, hiệu quả thấy được sau 3 ngày đến 1 tuần. Và đặc biệt không cần nghỉ dưỡng, vẫn có thể vui trọn mùa xuân với bạn bè, người thân", bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng chia sẻ.Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng dự báo, ngành làm đẹp, thẩm mỹ sẽ có nhiều chuyển biến trong năm 2025. Đa số khách hàng muốn cải thiện sự trẻ trung thay vì thay đổi vẻ đẹp tự nhiên của họ. "Chúng ta đang đón chờ một thời đại "thẩm mỹ không bị phát hiện", khi các thủ thuật thẩm mỹ được thực hiện hòa điệu với đường nét tự nhiên và thậm chí với tính cách của khách hàng. Khách hàng muốn là chính mình của "ngày hôm qua" mà không cần đến mổ xẻ", bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng nói. Theo bác sĩ Hùng, các biện pháp cải thiện sức khỏe của làn da, đem lại sắc diện tươi mới, rạng rỡ sẽ được quan tâm hơn các phương pháp che giấu các khiếm khuyết. Và dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh sẽ là khuyến cáo tiên quyết cho những người muốn làm đẹp. Các công nghệ khai thác quá trình chữa lành và tái tạo tế bào, tăng sinh collagen, tăng cường phục hồi mô sẽ tiếp tục duy trì vai trò của nó trong chống lão hóa và gìn giữ sự săn chắc cho làn da của khách hàng.Phác đồ cá thể hóa cho từng khách hàng sẽ được yêu cầu trong tương lai. Nghĩa là sẽ cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị như tiêm filler, botox, mesotherapy, RF, MFU cho mỗi người, tùy theo nhu cầu cấp tốc hay lâu dài của người đó. Sự kết hợp các thủ thuật này không chỉ có giá trị cộng thêm và còn cộng hưởngNăm 2025 cũng sẽ tiếp tục đón nhận nhiều sản phẩm chăm sóc da có các thành phần như tinh chất cá hồi, exosome, tế bào gốc. Đây là những sản phẩm mới mà hiệu quả chưa được ghi nhận nhiều trong các y văn; tuy nhiên, một số chưa được chứng minh hiệu quả bằng các thử nghiệm lâm sàng. Do đó trước khi sử dụng, khách hàng cần cẩn trọng tìm hiểu những thông tin chính xác từ các chuyên gia hay sách vở."Và đừng quên, số lượng khách hàng là nam giới quan tâm đến thẩm mỹ sẽ ngày càng tăng, trong đó việc bảo vệ làn da trước những bệnh lý như mụn trứng cá và di chứng sẹo, vết thâm sẽ chiếm một tỷ lệ lớn. Điều này cũng minh chứng cho việc làm đẹp là một cấu phần không thể tách khỏi của việc bảo vệ sức khỏe tổng quát, một làn da muốn đẹp thì trước tiên phải khỏe. Chăm sóc da đúng cần phải một giải pháp toàn diện", bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng thông tin thêm. Ngày 23.1, TS-BS Phạm Thị Uyển Nhi, Phó trưởng phòng phụ trách phòng Kế hoạch tổng hợp - Trưởng đơn vị thử nghiệm lâm sàng, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, dịp cuối năm, số lượng người dân tìm đến đơn vị làm đẹp tăng cao.Cụ thể, trung bình mỗi ngày, khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM tiếp nhận khoảng 340 - 350 lượt khách hàng đến thực hiện các dịch vụ làm đẹp, tăng khoảng 40% so với trước đó. Đặc biệt, có nhiều kiều bào, du học sinh về nước ăn tết cũng tranh thủ đi làm đẹp (khoảng 30 ca/ngày).Về xu hướng làm đẹp, người dân thường tập trung vào việc tìm cách cải thiện ngoại hình nhanh chóng. Có thể kể đến như tiêm botox để giảm nếp nhăn và làm thon gọn khuôn mặt; tiêm chất làm đầy để tạo hình môi, cằm, má hoặc làm đầy vùng khiếm khuyết trên gương mặt.Bên cạnh đó, nhiều người còn tiêm vi điểm (đưa dưỡng chất vào sâu dưới da giúp nhanh chóng có được làn da sáng, mịn màng) hay sử dụng các công nghệ hiện đại không xâm lấn để làm săn chắc da, giảm chảy xệ.Tuy nhiên, bác sĩ Uyển Nhi cũng cảnh báo các trường hợp tai biến cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Vừa qua, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cũng tiếp nhận 2 - 3 trường hợp tai biến nặng, do việc thực hiện các kỹ thuật làm đẹp không an toàn từ các cơ sở chưa được cấp phép bên ngoài. Những biến chứng này nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như sẹo, biến dạng khuôn mặt hoặc thậm chí mù mắt.
Cháy lớn, khói lửa bao trùm cơ sở nhựa ở vùng ven TP.HCM
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau:Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Cũng trong ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết tổ chức các cơ quan của Quốc hội, số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.Tổ chức mới của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 ủy ban, giảm 4 ủy ban so với hiện nay, gồm: Ủy ban Pháp luật - Tư pháp; Ủy ban Kinh tế - Tài chính; Ủy ban Văn hóa - Xã hội; Ủy ban Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại; Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường; Ủy ban Dân nguyện - Giám sát; Ủy ban Công tác đại biểu.Quốc hội cũng đã tiến hành bầu các phó chủ tịch Quốc hội khóa XV đối với các ông Lê Minh Hoan, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.Nghị quyết về việc bầu phó chủ tịch Quốc hội đối với các ông Lê Minh Hoan, Vũ Hồng Thanh cũng được Quốc hội biểu quyết thông qua sau đó.Ông Lê Minh Hoan (sinh năm 1961), quê Đồng Tháp, trình độ thạc sĩ kinh tế học, đại học kiến trúc. Ông Hoan là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XI, XIII, XIV, XV. Ông từng là Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp từ 2016 - 2020. Tới 4.2021, khi đang là Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Hoan được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho tới khi bộ này sáp nhập với Bộ TN-MT để thành lập Bộ Nông nghiệp - Môi trường.Ông Vũ Hồng Thanh (sinh năm 1962), quê Hải Dương, trình độ kỹ sư chế tạo máy giao thông. Ông Thanh là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIV, khóa XV. Từ năm 2016 tới nay, ông Thanh là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.