Trang cuối của cô Xanh - truyện ngắn dự thi của Trương Văn Tuấn (Bến Tre)
2 chợ bò xây xong rồi bỏ hoang
Chiều 10.3, tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai cho biết, anh Bùi Trọng Hiếu (35 tuổi, quê ở H.Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa), một trong 2 nạn nhân trong vụ 2 xe máy va vào nhau rồi bốc cháy, đã tử vong.Trước đó, tối 9.3, trên đường liên xã thuộc làng Chan, xã Ia Pnôn, H.Đức Cơ (Gia Lai) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe máy khiến ông Siu Uel (46 tuổi, trú tại làng Chan, xã Ia Pnôn), tử vong tại chỗ, anh Bùi Trọng Hiếu bị thương nặng.Vụ va chạm mạnh khiến 2 chiếc xe máy bốc cháy dữ dội. Người dân và lực lượng chức năng đã có mặt cố gắng dập tắt đám cháy, đưa người bị nạn tới cơ sở y tế cấp cứu nhưng anh Hiếu không qua khỏi.Nguyên nhân vụ 2 xe máy va nhau rồi bốc cháy làm 2 người chết đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai điều tra, làm rõ.
Đế Vương 3Q Mobile cận kề ngày ra mắt
Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, gió chướng ở vùng biên giới Long An hanh khô. Những nông dân chạy xe ôm vẫn miệt mài làm nghề để kiếm thêm thu nhập đón tết sung túc hơn. Đặc biệt, thường trực trong họ là sự nêu cao tinh thần cảnh giác để góp phần gìn giữ an ninh, trật tự địa phương.Tỉnh Long An có đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia dài hơn 133 km. Hàng hóa thông thương và nhu cầu qua lại của người dân chủ yếu diễn ra tại 2 cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (xã Bình Hiệp, TX.Kiến Tường) và Mỹ Quý Tây (xã Mỹ Quý Tây, H.Đức Huệ).Nếu cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp chủ yếu thông quan hàng hóa, giao thương biên mậu và mỗi ngày chỉ hơn 100 người qua lại thì cửa khẩu Mỹ Quý Tây trung bình có hơn 600 người Việt Nam di chuyển qua lại với Campuchia. Đó chính là lượng khách hàng dồi dào của hơn 200 nông dân hành nghề xe ôm tại xã biên giới Mỹ Quý Tây.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, phần đông người có nhu cầu qua Campuchia tại cửa khẩu quốc tế Mỹ Quý Tây đến từ TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Long An... Để đến Campuchia, đa số họ di chuyển đến các bãi giữ xe của một người (ngụ H.Bến Lức, Long An) đầu tư gần khu vực cửa khẩu quốc tế Mỹ Quý Tây, sau đó di chuyển bằng xe ôm đến cửa khẩu. Phần lớn người Việt qua Campuchia tại các cửa khẩu ở Long An trở về nước trong ngày. Do đó, việc những người chạy xe ôm ở đây nếu có 1 khách hàng vào buổi sáng thì gần như chắc chắn sẽ đón vị khách đó vào buổi chiều.Theo tìm hiểu của PV, trong bán kính 10 km, sau khi qua cửa khẩu Mỹ Quý Tây có đến 5 casino (sòng bạc) và một khu vực kinh tế dịch vụ tổng hợp do người Trung Quốc làm chủ, đang hoạt động."Chúng tôi không rõ khách hàng qua Campuchia để làm gì, nhưng sẽ không nhận chở nếu khách là người lạ mặt và di chuyển từ Campuchia về mà không qua cửa khẩu; khách có nhu cầu chạy đi xa, đặc biệt là khách không có hộ chiếu. Ngoài các trường hợp này, nếu nhận thấy khách có biểu hiện khác thường, chúng tôi đều sẽ báo đến Trực ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Chúng tôi cần tiền, nhưng cái cần thiết và thiêng liêng hơn đó là góp phần đảm bảo an ninh cho khu vực biên giới", ông Dân, một người chạy xe ôm lâu năm ở khu vực cửa khẩu, bày tỏ.Do đường biên giới qua Long An dài hơn 133 km nên ngoài các cửa khẩu quốc tế, còn rất nhiều đường mòn, lối mở có thể dễ dàng di chuyển qua lại giữa 2 nước. Do đó, từ lâu khu vực này là địa bàn phức phức tạp cho các loại tội phạm trốn truy nã, buôn lậu thuốc lá, ma túy, rượu ngoại, đồ gia dụng, điện tử…Một lãnh đạo Công an H.Đức Huệ cho biết, trước kia, đa số người chạy xe ôm tại khu vực cửa khẩu Mỹ Quý Tây ít nhiều đều có tham gia vận chuyển hàng cấm cho các đối tượng buôn lậu. Tuy là nhu cầu làm việc để kiếm thêm ít thu nhập lúc nông nhàn, nhưng đó là hành vi tiếp tay cho các đầu nậu buôn lậu, gây nguy hiểm cho thị trường trong nước và người tiêu dùng. Vì vậy, các lực lượng chức năng địa phương đã vận động, tuyên truyền để họ hiểu và sau đó đa số họ nghiêm túc tham gia các đội xe ôm tự quản tại địa phương. Họ trở thành "cánh tay nối dài" rất đắc lực của lực lượng Bộ đội biên phòng, Công an H.Đức Huệ trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, buôn lậu. Ông Đen, một tài xế xe ôm ngụ ấp 5, xã Mỹ Quý Tây, chia sẻ: "Trước kia, tôi có tham gia nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Sau khi xuất ngũ về quê làm ruộng, gia đình túng thiếu nên có lần tôi nhận chở hàng lậu vào ban đêm. Tuy nhiên, sau đó nhận thấy việc này chẳng những vi phạm pháp luật về hình sự mà còn quá nhiều rủi ro đến tính mạng của bản thân mình trong quá trình tham gia giao thông nên tôi quyết định không làm nữa". Theo Ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây, nghề chạy xe ôm khu vực cửa khẩu được tổ chức thành các đội xe ôm tự quản. Mỗi đội có từ 5 đến 7 thành viên, do một người có uy tín cao nhất giữ vai trò đội trưởng. Việc nhận khách do các đội trưởng sắp xếp theo chu kỳ, nhằm bảo đảm thu nhập đồng đều cho các thành viên. Trong quá trình hành nghề, nếu các tài xế xe ôm nhận thấy có biểu hiện khả nghi đối với những người có mặt tại khu vực biên giới sẽ phải lập tức báo cáo cho đội trưởng hoặc báo trực tiếp qua đường dây nóng của Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Những người lái xe ôm cũng đã không ít lần trực tiếp hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Lễ công bố quyết định nhằm thực hiện Nghị quyết số 175 của Quốc hội về việc thành lập TP.Huế trực thuộc T.Ư (có hiệu lực từ ngày 1.1.2025) và Nghị quyết số 1314 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, từ ngày 1.1.2025, đổi tên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế thành Bộ Chỉ huy quân sự TP.Huế thuộc Quân khu 4.Các thay đổi khác bao gồm: đổi tên Ban Chỉ huy quân sự H.Phong Điền thành Ban Chỉ huy quân sự TX.Phong Điền; sáp nhập Ban Chỉ huy quân sự H.Nam Đông vào Ban Chỉ huy quân sự H.Phú Lộc; giải thể Ban Chỉ huy quân sự TP.Huế; thành lập Ban Chỉ huy quân sự Q.Thuận Hóa và Ban Chỉ huy quân sự Q.Phú Xuân thuộc Bộ Chỉ huy quân sự TP.Huế.Trước đó, chiều 29.12, tại Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bộ Công an tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập Công an TP.Huế và Công an Q.Phú Xuân, Công an Q.Thuận Hóa, Công an TX.Phong Điền, Công an H.Phú Lộc.Theo đó, Công an TP.Huế sau khi thành lập có tổ chức bộ máy gồm: Công an Q.Thuận Hóa, Công an Q.Phú Xuân (được tách từ Công an TP.Huế cũ), Công an TX.Phong Điền (Công an H.Phong Điền cũ), Công an H.Phú Lộc (nhập từ Công an H.Nam Đông và H.Phú Lộc), Công an TX.Hương Thủy, Công an H.Phú Vang, Công an H.Quảng Điền, Công an H.A Lưới, Công an TX.Hương Trà.Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an TP.Huế, khẳng định nghiêm túc tiếp thu những ý kiến chỉ đạo, giao nhiệm vụ của lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo UBND thành phố, coi đây là mệnh lệnh đối với Công an TP.Huế. Đồng thời, sẽ cụ thể hóa thành nội dung, chương trình, kế hoạch để kịp thời tham mưu Đảng ủy Công an T.Ư và lãnh đạo thành phố triển khai xây dựng Công an TP.Huế trở thành đơn vị vững mạnh toàn diện, có kỷ luật, kỷ cương, xứng tầm với vai trò, vị thế mới; thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và nhân dân giao phó, vững tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
TP.Thủ Đức: Xác định được chủ ô tô gây tai nạn giao thông, rồi bỏ chạy
Ngày 2.3, Công an Hà Nội tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai một số nội dung, nhiệm vụ công tác trọng tâm sau khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Theo Công an Hà Nội, từ này 1.3, cơ quan này đã giải thể 30 công an cấp huyện, hợp nhất Phòng Cảnh sát bảo vệ và Trung đoàn CSCĐ thành Phòng CSCĐ. Đồng thời, Công an Hà Nội đã bố trí 30 cơ sở đặt tại các quận, huyện, thị xã để thực hiện nhiệm vụ và phân công 1 phó trưởng Phòng Tham mưu trực tiếp phụ trách cơ sở.Tại hội nghị, lãnh đạo các phòng chức năng đã phổ biến, quán triệt, triển khai một số quy trình, quy chế làm việc trên các lĩnh vực tham mưu, tổng hợp; tổ chức cán bộ; tố tụng hình sự, phòng chống tội phạm; quản lý hành chính về trật tự xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp… Đồng thời giải đáp những khó khăn, vướng mắc được đại diện công an các xã, phường, thị trấn đặt ra.Công an Hà Nội cho hay, khi không còn cấp huyện đòi hỏi công an cấp xã phải nâng cao trách nhiệm và chủ động nắm tình hình, giải quyết kịp thời các vấn đề an ninh, trật tự ngay từ cơ sở. Chỉ đạo tại hội nghị, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc phụ trách điều hành Công an Hà Nội, yêu cầu các đơn vị khẩn trương bắt tay ngay vào công việc; tổ chức họp, bàn, phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng cán bộ chiến sĩ; tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các đơn vị, đưa công việc đi vào "nề nếp"... Đối với các phòng nghiệp vụ, thiếu tướng Tùng đề nghị cần tập trung hướng dẫn công an cấp xã thực hiện theo phân cấp, không để xảy ra bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, bỏ sót, lọt vụ việc, đối tượng.Về nhiệm vụ mới tiếp nhận từ các sở, ngành, người điều hành Công an Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho cán bộ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên ngành để việc tiếp nhận được thực hiện trơn tru, phục vụ tốt cho người dân; đề xuất trang bị kịp thời các thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác, đảm bảo đi vào vận hành nhanh nhất…Liên quan đến công tác tố tụng hình sự, đấu tranh với tội phạm, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm công tác tiếp nhận tố giác tội phạm; thực hiện nghiêm các quy định về giam giữ, thi hành án...; không để khoảng trống pháp lý khi không triển khai mô hình cơ quan điều tra công an cấp huyện.