HLV Daiki ‘cáu’ vì đội Hà Nội bị SLNA gỡ hòa, còn bực thêm lý do này nữa
Một chiêu trò khác là dịch vụ thi, cấp, đổi giấy phép lái xe online. Nhiều dịch vụ cấp, đổi bằng lái xe trên mạng có mức phí từ 400.000 - 600.000 đồng. Thậm chí, có đối tượng còn quảng cáo sẽ lo "trọn gói", từ giấy khám sức khỏe và sau đó giấy phép lái xe sẽ được gửi về tận nhà. Tuy nhiên, NCSC cho rằng phần lớn đối tượng quảng cáo dịch vụ này đều không có địa chỉ thật, không có thông tin trong hệ thống đào tạo lái xe được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Đã có không ít người trở thành nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo dịch vụ thi, cấp, đổi giấy phép lái xe online. Mới đây, một người có nhu cầu học bằng lái ô tô hạng FC ở tỉnh Bắc Kạn đã bị đối tượng L.T.D tại An Giang lừa đảo hơn 15 triệu đồng từ việc thuê làm bằng lái xe ô tô qua mạng. Bên cạnh việc có thể bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cũng cho biết việc cung cấp thông tin cá nhân với người lạ - như các đối tượng đổi giấy phép lái xe online có thể khiến người dân gặp một số vấn đề như: bị đánh cắp và rao bán thông tin; bị quấy rầy bởi quảng cáo rác, thậm chí bị hack mất dữ liệu.Tư vấn sức khỏe
Tờ New York Post ngày 27.1 đưa tin các nhân viên tại một tiệm phở ở San Jose (California, Mỹ) vừa ngăn chặn một vụ "bắt cóc" nhằm vào một rô bốt phục vụ trị giá 18.000 USD (hơn 450 triệu đồng).Hình ảnh từ camera an ninh tại tiệm Phở 21 ghi lại cảnh một người đàn ông đến tiệm vào khoảng 7 giờ 40 ngày 19.1, chỉ 20 phút trước giờ mở cửa. Người đàn ông này hỏi xin sử dụng nhà vệ sinh và biến mất trên màn hình.Sau đó, người này trở ra và tìm cách khiêng một trong 3 rô bốt phục vụ của tiệm, khi ôm ngang rô bốt giống như ra đòn vật, trước khi khiêng ra ngoài. Dưới sức nặng của con rô bốt, "kẻ bắt cóc" đi khệnh khạng ra cửa.Một nhân viên tiệm phở phát hiện và tìm cách ngăn cản hành động kỳ quặc của người đàn ông lạ mặt. Khi ra ngoài, người này kéo con rô bốt trên vỉa hè và ném nó vào phía sau xe của mình.Con rô bốt đã nằm trong cốp xe khoảng 10 giây, trước khi những nhân viên khác của tiệm phở ra đến nơi và giằng lại. Họ đã gọi cảnh sát, sau khi khiến người đàn ông trên bỏ cuộc.Theo Đài ABC 7 News dẫn lời ông Tony Ngo, chủ tiệm Phở 21, con rô bốt trị giá 18.000 USD nhưng sẽ vô dụng trong tay tên trộm, do được lập trình đặc biệt và không thể sử dụng bên ngoài tiệm.Bản tin cho biết không có người hay rô bốt nào bị thương trong sự việc trên. Con rô bốt sau đó quay lại phục vụ món phở theo lập trình, trong khi chưa rõ danh tính kẻ trộm cũng như việc xử lý của cơ quan chức năng đối với vụ việc.Rô bốt đang được phát triển nhanh chóng và dường như đang xuất hiện trên khắp các lĩnh vực, trong khi không ai biết chắc chúng còn có thể làm được gì chỉ sau vài năm nữa.Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tạo ra những rô bốt trí tuệ nhân tạo (AI) có thể biểu lộ cảm xúc và thay thế một số vai trò quan trọng của con người.
Dân mạng bức xúc, đòi xử phạt ô tô lấn làn chèn ngã xe máy
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sáng 2.2 (mùng 5 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), nhiều người dân ở Hà Tĩnh đứng dọc hai bên QL1A đón xe rời quê, trở lại các tỉnh, thành làm việc.Khu vực người dân đứng đợi xe nhiều nhất là tại các ngã ba, ngã tư và cây xăng. Tại đây, nhiều người với lỉnh kỉnh đồ đạc, ngồi vạ vật chờ xe đến đón. Mặc dù không được phép đón khách dọc đường, song do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao sau Tết nên nhiều nhà xe vẫn bất chấp quy định để đón khách. Ngồi trước cây xăng nằm bên QL1A ở xã Thạch Long (H.Thạch Hà, Hà Tĩnh), ông Nguyễn Văn Ba (45 tuổi, ngụ tại xã Thạch Châu, H.Thạch Hà) cùng con trai khoảng 10 tuổi tỏ ra khá mệt mỏi khi chờ đợi cả tiếng đồng hồ nhưng xe khách đã đặt vé từ trước vẫn chưa tới đón. "Gia đình tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk. Năm nay, chỉ có tôi và con trai về quê ăn Tết. Khi bắt xe về quê, tôi đã đặt luôn vé khứ hồi nhằm tránh tình trạng không có xe để rời quê sau Tết. Giá vé đi lại ngày Tết cũng tăng hơn gấp đôi, ngày thường tôi đi chỉ có 600.000 đồng/vé thì giờ tăng lên 1,5 triệu đồng. Dù giá vé tăng cao nhưng tôi vẫn chấp nhận để kịp quay trở lại nơi làm việc", anh Ba nói.Ngoài bố con anh Ba, tại khu vực cây xăng ở xã Thạch Long cũng có rất nhiều người với đồ đạc lỉnh kỉnh ngồi chờ xe khách tới đón để trở lại các tỉnh, thành phía nam làm việc, học tập sau kỳ nghỉ Tết.Do lưu lượng phương tiện tăng cao sau Tết nên các xe di chuyển theo hướng Bắc - Nam qua Hà Tĩnh khá chậm, đây cũng là nguyên nhân khiến các xe khách không đúng giờ hẹn đến địa điểm đón khách.Ở chiều ngược lại, lượng người dân đứng đợi bắt xe dọc đường rời quê trở lại các tỉnh, thành phía bắc sau Tết có phần ít hơn. Lưu lượng phương tiện đi lại ở chiều này cũng ít hơn nên đường thông suốt, không bị ách tắc cục bộ.
Cuộc thi do Hội đồng Đội TP.HCM, Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ tổ chức đã diễn ra chung kết vào tối 11-1 tại Nhà hát TP.HCM. Với chủ đề Show the real you (Hãy là chính mình), 12 thí sinh đã tranh tài 3 vòng thi kịch tích thể hiện khả năng tiếng Anh lưu loát để trình bày những vấn đề, kiến thức đời sống... Quán quân đã gọi tên là Nguyễn Hồng Bảo Trân, học sinh lớp 4 Trường tiểu học Việt Mỹ (TP.HCM) và Long Phúc Bình Minh, học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Quý Đôn, TP.Thủ Đức (TP.HCM).Phần thưởng của Bảo Trân là chuyến du học hè tại Singapore, Malaysia và học bổng học tiếng Anh, trị giá 150 triệu đồng. Còn Bình Minh sẽ nhận được chuyến du học hè tại Úc và học bổng học tiếng Anh, trị giá 190 triệu đồng.Sau cuộc thi, Bình Minh cho biết em biết đến cuộc thi này nhờ mẹ. "Mẹ nói em tham gia thử đi xem trình độ tiếng Anh của mình đạt đến mức nào. Không ngờ, em được bước vào vòng trong và giành được giải cao nhất. Em rất vui và cám ơn mẹ đã luôn đồng hành cùng em trên con đường chinh phục ngôn ngữ thú vị này".Bình Minh tiết lộ mẹ của em hiện là giáo viên tiếng Anh tại Trường TH Linh Đông, TP.Thủ Đức (TP.HCM). Vì thế, Minh có cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ này từ sớm. Hằng ngày, Minh thường trò chuyện các vấn đề trong cuộc sống cùng mẹ."Đây cũng là cơ hội để em nâng cao trình tiếng Anh của mình. Tuy nhiên, đôi lúc em gặp nản trong việc học, nhất là khi chinh phục các cuộc thi mà thành tích của em không như mong đợi. Lúc đó, em thấy việc học tiếng Anh rất khó, không muốn tiếp tục nữa. Mẹ động viên em, bảo rằng những thất bại ấy cũng như một cơ hội, trải nghiệm, bài học quý giá để chúng mình biết mình sai ở chỗ nào và khắc phục chỗ ấy. Em đã đứng lên và không ngại thất bại", Minh kể tiếp.Chị Lê Thị Hồng Phúc, phụ huynh em Bình Minh, chia sẻ rằng con gái mình rất tự lập, ham học hỏi và có khả năng ghi nhớ tốt. "Thế nhưng, không phải môn học nào con cũng yêu thích. Những lúc như vậy, mình chỉ biết động viên, nhắc nhở con rằng khi đã xem việc học là trách nhiệm của mình, con cần nỗ lực hoàn thành tốt. Đây cũng là cách mình đồng hành và hỗ trợ con vượt qua khó khăn", chị Phúc nói.Chị cũng chia sẻ rằng, dù con gái đã học lớp 9, nhưng em vẫn sử dụng một chiếc điện thoại "cùi bắp". "Mình luôn khuyến khích con tập trung hết sức khi thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào trong 30 phút. Mỗi ngày, con được thưởng 30 phút online như một phần thưởng giải trí, nhưng chỉ sử dụng chiếc điện thoại đơn giản đó. Con luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi việc để có được khoảng thời gian đặc biệt này", chị Phúc chia sẻ.Trong khi đó, Bảo Trân chia sẻ rằng em đã được mẹ cho học tiếng Anh từ khi mới 2 tuổi. Ở nhà, hai mẹ con thường xuyên cùng nhau đọc sách, chơi trò chơi… bằng tiếng Anh. Nhờ vậy, Trân thích ngôn ngữ này từ lúc nào không hay."Vì em còn nhỏ, mẹ thường tóm tắt kiến thức trên những tờ giấy để em dễ hiểu hơn. Sau đó, hai mẹ con cùng chơi trò chơi, ôn bài và luyện tập thuyết trình. Mẹ cũng giúp em chỉnh sửa bài thuyết trình cho hoàn thiện hơn. Mỗi lần được mẹ khen nhớ giỏi, em cảm thấy rất vui và có thêm động lực học tập", Bảo Trân kể.
'Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo'
Ngày 30.12, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Tại buổi lễ, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho bệnh viện.Sự kiện không chỉ ghi nhận những đóng góp to lớn của các thế hệ lãnh đạo, thầy cô, y bác sĩ, nhân viên... trong quá trình hình thành và phát triển bệnh viện. Mà còn là động lực để Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp tục sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ, đào tạo, nghiên cứu khoa học.Dịp này, bệnh viện cũng đón nhận các danh hiệu khác do Chủ tịch nước trao tặng, gồm: Huân chương Lao động hạng nhì trao tặng PGS-TS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM; Huân chương Lao động hạng ba cho khoa Hồi sức tích cực và trao tặng bệnh viện cờ thi đua của Chính phủ; trao tặng bệnh viện cờ truyền thống của UBND TP.HCM.Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, trước bối cảnh thách thức ngành y tế nói chung và các bệnh viện nói riêng về các vấn đề như: dịch bệnh biến đổi; nhu cầu chăm sóc ngày càng cao của người dân; già hóa dân số; biến đổi khí hậu; mô hình bệnh tật nhiều thay đổi. Để có những bước phát triển vượt bậc, trở thành bệnh viện ngang tầm khu vực và thế giới, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp tục và phát huy nhiều thế mạnh, đặc biệt là chuyển đổi số.Cụ thể, triển khai các kỹ thuật y học cao, chuyên sâu. Cải tiến chất lượng khám sức khỏe về mọi mặt, đi đầu về chuyên môn, trang thiết bị hiện đại. Sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực tài chính để phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chung cho ngành y tế. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng mong muốn bệnh viện hỗ trợ các sở y tế các tuyến, bệnh viện của các tỉnh trong khu vực đổi mới, chuyển đổi số, cải tiến quy trình, thủ tục trong quản trị để phát triển.“Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM phải là bệnh viện hàng đầu của Bộ Y tế trong việc thực hiện tốt chuyển đổi số. Đây sẽ là bệnh viện mẫu mực để các bệnh viện trong khu vực học tập”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.Tại buổi lễ, PGS-TS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết trải qua 30 năm hình thành và phát triển bệnh viện là mô hình trường - viện kiểu mẫu cho các trường đại học y khoa tại Việt Nam. “Bệnh viện cam kết tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, thực hiện tốt sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học chuyên sâu, vì sự phát triển của ngành y tế Việt Nam”, PGS-TS Nguyễn Hoàng Bắc chia sẻ.Năm 1991, GS-TS Trương Công Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược TP.HCM và GS-TS Nguyễn Đình Hối, Trưởng khoa Y đề xuất Bộ Y tế, UBND TP.HCM, UBND Q.5 và các mạnh thường quân xây dựng nền tảng của một bệnh viện thực hành.Ngày 10.4.1994, phòng khám chính thức hoạt động.Ngày 18.10.2000, Bộ Y tế ký quyết định thành lập Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.Ngày 12.4.2006, bệnh viện khởi công xây dựng mở rộng. Đến năm 2013, bệnh viện đưa vào triển khai hoạt động tòa nhà 17 tầng.