Tết: Gói gọn sum vầy trong chiếc lá dong
Vết da đỏ có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như cháy nắng, dị ứng, nổi đề đay hay vẩy nến. Do đó, dấu hiệu này nếu liên quan đến ung thư sẽ dễ bị phớt lờ vì nhiều người không nghĩ đó là vấn đề lớn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Nếu đã loại trừ hết các nguyên nhân thường gặp, đồng thời tình trạng da đỏ vẫn không khỏi dù đã làm mọi cách thì người bệnh cần sớm đi khám. Tổ chức Skin Cancer Foundation (Mỹ) cho biết ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất thế giới.Ung thư da có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, nếu biểu hiện ra ngoài là vết da đỏ thì đó là ung thư biểu mô tế bào vảy. Bị ung thư này thì da không chỉ đỏ mà còn có cảm giác thô ráp khi chạm vào, đôi khi đóng vảy. Nguyên nhân của loại ung thư này thường là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.Ngoài ra, phản ứng viêm do tế bào ung thư gây ra cũng khiến da đỏ. Chẳng hạn, ung thư xương sẽ gây đau ở vùng có khối u, đồng thời làm da ở vị trí này bị viêm đỏ. Nếu không chú ý đến dấu hiệu đau nhức xương và da đỏ thì khối u xương sẽ ngày càng phát triển lớn hơn. Trong các loại ung thư xương thì u xương là loại phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên.Các chuyên gia cảnh báo da biến đổi sang màu đỏ, tím, nâu hay bất kỳ màu nào thì cũng không được chủ quan. Ngay cả các dấu hiệu này không phải là ung thư hay bệnh nghiêm trọng nhưng cũng là lời cảnh báo bất ổn sức khỏe.Trong những trường hợp mà sự thay đổi màu sắc ở một vị trí trên da xuất hiện không rõ nguyên nhân, từ trước giờ chưa bao giờ gặp thì cần đi khám ngay. Người mắc không nên tự trấn an là vết da đổi màu bất thường đó sẽ biến mất. Trong một số trường hợp, việc trì hoãn điều trị sẽ khiến bệnh tình thêm nặng, theo Healthline (Mỹ).Quốc gia đầu tiên tiêu thụ ô tô điện chiếm 80% lượng xe mới trong năm 2022
Ngày 2.1, ông Nguyễn Thành Chinh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Sơn, H.Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho biết, địa phương có khoảng 200 hộ nông dân trồng hơn 500 ha mía đường.Trước đây, Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang thu mua cây mía, dùng xe tải trọng lớn để vận chuyển sản phẩm lưu thông trên đường đất và đường dân sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây khi Hệ thống kênh thủy lợi Tân Mỹ đi vào hoạt động thì người dân và Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang gặp khó trong việc vận chuyển mía do các con đường chạy dọc theo Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ (đường đi vào cánh đồng mía) gắn biển hạn chế tải trọng 5 tấn đối với đường bê tông và 2,5 tấn đối với đường mương. Theo ông Chinh, để vận chuyển nông sản ra khỏi khu vực các con đường bị hạn chế trọng tải, nông dân phải trả chi phí tiền trung chuyển 100.000 đồng/tấn mía hoặc 1,5 triệu đồng mỗi máy cày/ngày. Chi phí vận chuyển này chiếm hơn 20% lợi nhuận sau khi thu hoạch của nông dân. UBND xã Mỹ Sơn cũng đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng về vấn đề này.Cùng ngày ông Biện Tuấn An, Phó giám đốc Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang, cho biết đã có văn bản gửi Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận (đơn vị quản lý, vận hành Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ) đề nghị xem xét hỗ trợ cho vận chuyển đi tắt, cắt ngang qua đường bê tông Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ để vận chuyển mía cho nông dân.Trong văn bản phúc đáp, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận, cho rằng các tuyến đường quản lý kênh chính thuộc Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ và tuyến đường quản lý hệ thống thủy lợi hồ Cho Mo đã được lắp biển hạn chế tải trọng 5 tấn và 2,5 tấn nhằm đảm bảo an toàn công trình.Do đó, các phương tiện vận chuyển mía có tải trọng từ 20 - 30 tấn vượt nhiều lần so với tải trọng cho phép của con đường, sẽ gây hư hỏng, giảm tuổi thọ đường quản lý bờ kênh, mất an toàn kênh và ảnh hưởng đến công tác quản lý vận hành và việc đi lại, nên không đồng ý đề xuất của Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang.Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận đề nghị Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang có đề xuất UBND tỉnh Ninh Thuận xem xét, chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức quy hoạch các tuyến đường phục vụ vận chuyển nông sản cho nông dân vùng trồng mía xã Mỹ Sơn.Theo ông Biện Tuấn An, đơn vị đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn bế tắc trong hướng tháo gỡ.
Tuổi trẻ TP.HCM tổ chức nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhân dịp 27.7
Bùi Lan Hương vừa khép lại năm đầy thành công khi có mặt trong đội hình thành đoàn của chương trình thực tế Chị đẹp đạp gió 2024. Nữ ca sĩ 36 tuổi thành công đưa tên tuổi và tài năng nghệ thuật của mình đến gần hơn với khán giả đại chúng sau nhiều năm “dạo chơi” trong một “vùng đất” riêng. Từ một ca sĩ biết đến với âm nhạc ma mị, kén người nghe cùng phong cách quyến rũ, sang trọng, cô khiến công chúng thay đổi góc nhìn mới về mình: một nghệ sĩ đa năng vừa giỏi vocal, sáng tác nhạc, thử sức với vũ đạo cùng những kỹ năng trình diễn đa dạng và thử thách bản thân ở những thể loại âm nhạc không phải sở trường. Bên cạnh đó là hình ảnh một “chị đẹp” gần gũi, chân thành và không kém phần “lầy lội”, hài hước.Năm Ất Tỵ (2025) trở nên đặc biệt với Bùi Lan Hương vì là năm tuổi của cô. Dù được cho là một năm không may mắn với mình, nữ ca sĩ 8X vẫn nhìn nhận mọi thứ tích cực và cho biết bản thân sẽ nỗ lực cho một năm thành công rực rỡ. Dịp năm mới, chủ nhân hit Ngày chưa giông bão đã chia sẻ với Thanh Niên về Tết, có những bật mí thú vị về cuộc sống chung với “nửa kia” của cô - đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Đậu khuôn Mai Động vạn người mê
Sáng 19.3, trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm TP.Đà Nẵng năm 2025, Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng phối hợp Ban tổ chức lễ hội và UBND Q.Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình Đi bộ vì hòa bình cho nhân loại.Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng, nhấn mạnh: "Chương trình đi bộ không chỉ là hoạt động văn hóa thể thao mà còn mang thông điệp đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, và hôm nay mỗi bước chân chúng ta đi chính là sự góp sức vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững".Đồng hành cùng sự kiện, ông Mori Takero - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tinh thần hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau, mà còn lan tỏa thông điệp hòa bình đến toàn thế giới. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này".Sự kiện thu hút hơn 3.000 du khách, du học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, gắn kết và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thân ái. Đây không chỉ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe mà còn là cơ hội để cùng nhau chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, hôm qua 18.3 đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân công chúa, thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi bên sông Cổ Cò.Năm nay, giải quy tụ 5 đội đua thuyền nam (Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hòa Vang) và 5 đội thuyền nữ (Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý – TP.Đà Nẵng, Duy Tân - Quảng Nam).Đây là giải đua thuyền truyền thống tái hiện hoạt cảnh tướng Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tông, mang theo binh lính tinh nhuệ rước công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về kinh đô Đại Việt.Kết quả ở nội dung nữ, đội P.Hòa Hải xuất sắc giành cúp vô địch, đội xã Duy Tân về nhì, đội P.Khuê Mỹ đạt giải ba, đội P.Mỹ An giải khuyến khích.Ở nội dung thuyền nam, đội H.Hòa Vang vô địch và tham gia đoàn rước công chúa Huyền Trân; đội Q.Hải Châu về nhì, đội Q.Liên Chiểu về thứ ba, đội Q.Cẩm Lệ nhận giải khuyến khích.Hội đua thuyền truyền thống Lễ hội Quán Thế Âm với hoạt cảnh tái hiện lịch sử là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng riêng vùng sông nước, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc.Trước đó, sáng 16.3 tại Q.Ngũ Hành Sơn cũng đã diễn ra Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 với hơn 3.000 người tham gia, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng tổ chức, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025).Các đại biểu, người dân, du khách đã tham gia chạy đồng hành 2 km, khối lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng cũng tham gia phần thi chạy tập thể 1 km.Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức sự kiện, cho biết nhiều năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thành phố phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân, góp phần nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng."Do đó ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là phong trào, mà còn kêu gọi mỗi người xem việc rèn luyện sức khỏe thành thói quen hằng ngày, góp phần xây dựng một Đà Nẵng khỏe mạnh, năng động và phát triển bền vững", ông Nguyễn Trọng Thao nói.Kết quả, ban tổ chức trao giải nhất cho Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, giải nhì thuộc về Sư đoàn không quân 372; đồng giải ba gồm Sư đoàn phòng không 375 và Công an thành phố; đồng giải khuyến khích thuộc về Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.