Học sinh Lâm Đồng đã được cấp visa vào Mỹ để dự thi quốc tế
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.Xe cũ Hyundai Santa Fe 2021 ngang giá Honda CR-V mới, có nên mua?
Từng giành giải đồng hạng ba mùa trước, đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai nghiễm nhiên trở thành ứng viên hàng đầu cho chức vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025).Tuy nhiên, tham vọng của đại diện Đông Nam bộ bị dội gáo nước lạnh với trận thua 0-2 trước Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội ở trận ra quân bảng C, diễn ra lúc 15 giờ 45 hôm nay (3.3). Thầy trò HLV Lê Hữu Phát chỉ có thể tự trách bản thân, khi thua không phải vì đối thủ hay, mà bởi chính mình phung phí nhiều cơ hội.Sau hiệp 1 đá toan tính và chặt chẽ để giữ tỷ số 0-0, đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai bắt ngờ tăng tốc sau giờ nghỉ. Nhờ thích nghi tốt với điều kiện thời tiết nóng tại TP.HCM hơn đối thủ, cùng đấu pháp đánh biên hợp lý để khai thác tốt khoảng trống sau lưng bộ đôi trung vệ Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, hàng loạt cơ hội đã được tạo ra.Chỉ riêng tiền đạo Vũ Minh Khải (số 12) đã có 3 cơ hội rất rõ ràng. Ngay phút 41, mũi nhọn của đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai có pha đối mặt. Anh rê bóng qua cả thủ môn đối phương, nhưng thay vì dứt điểm ngay, cầu thủ này tiếp tục rê, trước khi mất trụ và bị ập vào lấy bóng. Sau đó, Minh Khải tận dụng sai sót của hậu vệ Trường Sư phạm TDTT Hà Nội để cầm bóng áp sát, song lại... sút thẳng lên khán đài dù cầu môn đã rộng mở. Ngày thi đấu kém hiệu quả của Minh Khải khép lại ở phút 63, khi số 12 của Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai đệm bóng trượt ở khoảng cách chưa đầy 3 m trước cầu môn trống, ở tình huống mà Nguyễn Phạm Đăng Khoa đã tạo cơ hội quá tốt cho đồng đội ghi bàn. Chỉ cần 1 trong 3 tình huống này được chuyển hóa thành bàn thắng, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai có cơ hội rất lớn để giành 3 điểm, bởi học trò ông Lê Hữu Phát tạo ra thế trận tốt hơn trong hiệp 2. Tuy nhiên, đại diện Đông Nam bộ đã phung phí cơ hội, rồi lại... "tự bắn vào chân" khi đội trưởng Đỗ Thái Bảo nhận thẻ đỏ ở phút 74. Ở thế thiếu người, đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai chủ động đá chậm, chắc để giữ 1 điểm. Dù vậy đến phút 79, học trò ông Lê Hữu Phát để thua ở pha bóng khó tin.Thủ môn Nguyễn Đức Công nhận bóng trong vòng cấm và không chịu bất cứ áp lực nào. Nhưng thay vì chuyền ngay, người gác đền của Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai lại cố giữ bóng trong chân, cúi người xuống, đợi đối thủ ập vào mới nhặt bóng lên. Để rồi, khi Đức Công còn chưa kịp nhặt bóng, cầu thủ vào sân thay người Đỗ Minh Tú của Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội đã nhanh chân dứt điểm xuyên qua háng đối thủ để ghi bàn mở tỷ số.Đây là bàn thắng gần như khiến đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai "tê liệt". Các cầu thủ vỡ trận khi đối thủ tràn lên, trước khi thua thêm 1 bàn ở phút 80. "Tôi nghĩ đây là bàn thắng may mắn, rất may mắn. Tôi hiểu rằng đây là tình huống bóng sống, nên băng vào cướp bóng dứt điểm là đúng luật", tiền vệ Đỗ Minh Tú chia sẻ về tình huống mà trong bóng đá người ta gọi vui là "đánh cắp trứng gà". Chính cầu thủ của đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội cũng không nghĩ mình sẽ ghi bàn ở tình huống này. Chơi không nổi trội ở trận này, nhưng may mắn cộng với khả năng trừng phạt sai lầm đối thủ rất lạnh lùng đã giúp đại diện phía bắc lấy trọn 3 điểm.Đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội tạm dẫn đầu bảng C với 3 điểm. Trong khi với đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, cơ hội sửa sai vẫn còn. Ở lượt hai diễn ra vào ngày 6.3, HLV Lê Hữu Phát cùng học trò sẽ đối mặt với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.Muốn thắng trận "derby công nghệ", đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai cần xốc lại tinh thần. Lối chơi của đại diện Đông Nam bộ vẫn rất hay, nhưng nếu không chắt chiu, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai có nguy cơ dừng bước sớm.
Nhận định bóng đá, Brentford - Arsenal (2 giờ ngày 14.8): ‘Bầy ong’ dưới họng ‘Pháo’
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến là chlamydia, lậu, mụn cóc sinh dục, herpes, cái ghẻ, giang mai và virus u nhú. Theo các chuyên gia y tế, những bệnh này có thể khó điều trị, đặc biệt khi phát hiện ở giai đoạn muộn. Do đó, nhận biết sớm triệu chứng bệnh là rất quan trọng.
Theo đại diện Cục CSGT, sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ ngày 1 - 31.1), tình hình tai nạn giao thông đường bộ đã chuyển biến rất rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm ngoái và thời gian trước liền kề.Thống kê cho thấy, trong 1 tháng đầu Nghị định 168 có hiệu lực, toàn quốc xảy ra 1.702 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 917 người chết và 1.163 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2024, giảm 26,29% về số vụ, giảm 1,72% về số người chết, giảm 37,71% số người bị thương; so với thời gian trước liền kề, giảm 18,25% số vụ, giảm 9,83% số người chết, giảm 20,12% số người bị thương. Trong công tác xử lý vi phạm, khoảng thời gian trên, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 327.349 trường hợp vi phạm (so với thời gian trước liền kề giảm 48.160 trường hợp, giảm 12,8%), phạt 917 tỉ đồng; tước quyền sử dụng 27.820 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 28.762 giấy phép lái xe; tạm giữ 1.823 ô tô, 93.766 mô tô. Trong đó, 70.426 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, giảm 10.484 trường hợp (giảm 13%); vi phạm tốc độ: 73.043 trường hợp, giảm 1.545 trường hợp (giảm 2,1%); vi phạm chất ma túy: 589 trường hợp, giảm 161 trường hợp (giảm 21,5%); vi phạm quá tải trọng, quá khổ, cơi nới thành thùng: 4.531 trường hợp, giảm 3.564 trường hợp (giảm 44%); chở quá số người quy định: 2.695 trường hợp, giảm 2.299 trường hợp (giảm 46%); vi phạm phần đường, làn đường: 11.572 trường hợp, giảm 5.097 trường hợp (giảm 30,6%); không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông: 5.106 trường hợp, giảm 2.957 trường hợp (giảm 36,7%); không đội mũ bảo hiểm: 33.193 trường hợp, giảm 10.362 trường hợp (giảm 23,8%)...Đại diện Cục CSGT cho hay, sau 1 tháng thực hiện nghị định, có thể thấy rõ việc xử lý vi phạm giảm đáng kể so với thời gian trước liền kề, cho thấy ý thức chấp hành của người dân đã được nâng cao và tự giác chấp hành ngay cả khi không có lực lượng CSGT."Tại các nút giao, người dân đã tuân thủ nghiêm chỉnh hiệu lệnh đèn tín hiệu, xếp hàng trật tự, không còn tình trạng dừng đỗ chen lấn vào các làn đường, chiều đường… Qua đó không xuất hiện tình trạng ùn kéo dài, chỉ xuất hiện cục bộ, sau từ 2 đến 3 nhịp đèn tín hiệu có thể lưu thông. Khách quốc tế đánh giá cao việc chấp hành giao thông của người dân nước ta", đại diện Cục CSGT cho hay.Thời gian tới, CSGT toàn quốc sẽ tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông và sẽ xử lý trên tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", từ đó tạo lập và hình thành văn hóa tham gia giao thông "văn minh", "hiện đại" và "an toàn". Cục CSGT sẽ tham mưu cho Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị địa phương tham mưu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư khẩn trương rà soát hoàn thiện yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền, đảm bảo đồng bộ và phù hợp với sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội và tốc độ gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông.
NovaWorld Phan Thiet - top điểm đến thu hút khách nhất dịp lễ 2.9
Ngày 1.2 (mùng 4 tết), hàng ngàn người dân miền Tây tranh thủ quay lại nơi làm việc ở TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Khi đi qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long, bà con bất ngờ vì được lực lượng CSGT và trật tự phát nước suối suối cùng với sữa.Theo đó, khoảng 8 giờ 30 cùng ngày, trên QL1, đoạn thuộc xã Lộc Hòa, H.Long Hồ, Vĩnh Long, đoàn viên, thanh niên thuộc Chi đoàn Cảnh sát quản lý hành chính và giao thông, Công an tỉnh Vĩnh Long tổ chức phát nước suối, sữa kết hợp tuyên truyền an toàn giao thông cho người dân rời quê.Đại úy Nguyễn Lê Mỹ Nhân, Phó bí thư Chi đoàn Cảnh sát quản lý hành chính và giao thông, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, sáng nay, đơn vị phát 4.000 chai nước suối và 400 hộp sữa cho người dân. Bên cạnh đó, lực lượng đoàn viên của chi đoàn kết hợp nhắc nhở người dân tuân thủ luật lệ giao thông, lưu thông đảm bảo an toàn cho mình và cho người xung quanh.Bất ngờ khi được CSGT phát nước và sữa, anh Trần Thái Phương (45 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang) vui vẻ nói: "Tôi chở vợ con đi từ Hậu Giang từ sáng sớm, đang định tìm chỗ nghỉ chân, uống nước thì gặp mấy anh, chị CSGT cho nước suối và sữa, còn nhắc nhở chạy xe cẩn thận. Tôi cảm ơn rất nhiều".Theo đại úy Nhân, đợt này, chi đoàn vận động phát cho người dân tổng cộng 9.000 chai nước suối, 900 hộp sữa và gần 1.000 khăn lạnh. Tất cả đều từ nguồn xã hội hóa.