Quang Sự tiết lộ chuyện bị 'tác động vật lý' trong 'Trạm cứu hộ trái tim'
Theo Hãng AP, tuần đầu tiên trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phần nào cho thấy những dấu hiệu về diễn biến tại Nhà Trắng trong những năm tới.Chỉ trong vòng vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức, Trump đã ân xá cho hơn 1.500 người bị kết án hoặc bị buộc tội trong vụ tấn công Đồi Capitol ngày 6.1.2021, trong đó có những người gây gổ và xô xát với lực lượng cảnh sát. Quyết định của ông Trump trái ngược những bình luận của Phó tổng thống JD Vance, người khẳng định ông Trump sẽ chỉ ân xá cho những người không có hành vi bạo lực.Việc ân xá là động thái đầu tiên trong số nhiều quyết định của ông Trump cho những người ủng hộ. Theo AP, việc được cởi bỏ một số sức ép, chẳng hạn ông không còn phải nghĩ đến việc tranh cử do giới hạn nhiệm kỳ theo hiến pháp Mỹ, hay Tòa án Tối cao đã trao quyền miễn trừ cho các tổng thống, đã giúp ông Trump phần nào thoải mái hơn khi đưa ra quyết định. Đối với những người mà tân tổng thống Mỹ cho là có quan điểm đối lập, ông Trump đã đưa ra những biện pháp như ngừng gia hạn các biện pháp bảo vệ đối với tiến sĩ Anthony Fauci (cựu cố vấn về đại dịch Covid-19 dưới thời ông Trump), cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo. Các quyết định bảo vệ những người trên được gia hạn liên tục dưới nhiệm kỳ cựu Tổng thống Joe Biden, khi có những đe dọa tính mạng nhằm vào họ. Ông Trump cũng hủy bỏ chứng nhận an ninh - tức một loại giấy phép giúp các quan chức tiếp cận tài liệu nhạy cảm - đối với các cựu quan chức chính phủ đã chỉ trích ông.Trong những ngày đầu nhậm chức, Trump đã chứng minh được ông và đội ngũ của mình đã có những bài học từ 4 năm nhiệm kỳ đầu, cùng 4 năm đứng ngoài quan sát những diễn biến chính trị.Ông Trump đã tận dụng thời gian để tạo dấu ấn với gần 200 sắc lệnh hành pháp trong ngày đầu tiên, cùng các quyết sách sau đó về nhiều vấn đề. Quy mô sắc lệnh cũng vượt qua người tiền nhiệm Joe Biden trong những ngày đầu tại Phòng Bầu dục. Tổng thống Mỹ được cho là đã cố nhanh chóng xóa đi những gì được xem là hình ảnh của chính quyền ông Biden, bao gồm cải tổ lại bộ máy nhân sự chính phủ, xóa đi 4 năm sáng kiến liên bang về chương trình DEI (đa dạng, công bằng và hòa nhập), hủy bỏ các rào cản hành pháp của ông Biden về trí tuệ nhân tạo (AI) và tiền điện tử, điều thêm quân đội đến biên giới phía nam và cứng rắn trong quyết định trục xuất người nhập cư.Trong nhiệm kỳ đầu tiên, các sắc lệnh hành pháp ban đầu của Trump mang tính biểu tượng và phần lớn bị Tòa án Tối cao bác bỏ. Lần này, dù vẫn có những giới hạn về thẩm quyền, giới quan sát cho rằng ông Trump đã thành thạo hơn trong việc tận dụng thẩm quyền của ông chủ Nhà Trắng.Bài phát biểu nhậm chức của ông Trump được cho là mang giọng điệu tương đối trung dung, tuy nhiên sau đó khoảng một tiếng, công chúng và giới chính trường lại thấy được điều thể hiện tính cách đặc biệt của tổng thống Mỹ thứ 47.Ông có màn công kích người tiền nhiệm Biden, Bộ Tư pháp Mỹ và các đối thủ chính trị, được đề cập từ cuộc gặp những người ủng hộ tại Điện Capitol sau diễn văn nhậm chức, đến bài phát biểu ở nhà thi đấu Capitol One Arena và buổi hỏi đáp với các phóng viên tại Phòng Bầu Dục.Hệ thống tư pháp Mỹ được dự báo sẽ có nhiều cuộc đối đầu pháp lý với Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ 2. Ngay trong ngày đầu tiên, ông Trump đã ký sắc lệnh hủy quyền dân theo nơi sinh, được quy định trong Tu chính án thứ 14 và tồn tại hơn 1 thế kỷ. Thẩm phán tòa án quận John Coughenour, người đã chặn sắc lệnh trên, cho rằng “đây là một lệnh vi hiến trắng trợn”. Các vụ án không chỉ quyết định xem những hành động gây tranh cãi của ông Trump sẽ dẫn đến kết cục như thế nào, mà còn đánh giá thẩm quyền và năng lực mà mỗi tổng thống Mỹ có thể thực hiện nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự.Xuất hiện trong lễ nhậm chức của ông Trump, một doanh nhân có tiếng tại Mỹ trước khi tham gia chính trường, là tập hợp các tỉ phú giàu nhất thế giới, với phần lớn tham gia vào lĩnh vực công nghệ. Họ có thể là đối tác với chính quyền Mỹ, song lại là đối thủ trên thương trường, đặc biệt trong lĩnh vực có tính cạnh tranh cao hiện nay như công nghệ. Động thái đối đầu đã xuất hiện sau khi ông Trump công bố khoản đầu tư AI 500 tỉ USD từ 2 công ty OpenAI và SoftBank. Tỉ phú Elon Musk chỉ trích rằng SoftBank không có khoản tiền lớn như trên và con số chỉ là phóng đại, trong khi Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman khẳng định có đủ nguồn tài trợ.Bắt tay với những người giàu nhất giới công nghệ đồng nghĩa việc ông Trump có thể đứng giữa các cuộc cạnh tranh của các tập đoàn hàng đầu. Phát biểu hôm 23.1, ông Trump nói rằng: “Những người trong thỏa thuận 500 tỉ USD là những người rất thông minh, nhưng ông Elon Musk có thể không thích. Tuy nhiên, tôi cũng có một số người ghét tôi”.Ông Trump là một người dành sự hâm mộ cho Tổng thống thứ 25 của Mỹ William McKinley. Ngoài việc ký sắc lệnh trong ngày đầu tiên yêu cầu đổi tên núi Denali ở bang Alaska thành núi McKinley, ông Trump được cho là ưa thích chính sách thuế của cố tổng thống Mỹ, cho rằng nước Mỹ từng ở giai đoạn thịnh vượng nhất vào thập niên 1890, khi ông McKinley tại nhiệm.Tuy nhiên, giới kinh tế học cho rằng chính sách của vị tổng thống thứ 25 không phải là hình mẫu hợp lý cho thế kỷ 21. Chẳng hạn, tổ chức nghiên cứu chính sách thuế Tax Foundation cho hay doanh thu thuế liên bang năm 1900, thời điểm ông McKinley tái đắc cử, chỉ đạt 3% tổng doanh thu nền kinh tế. Trong khi đó, doanh thu thuế hiện nay chiếm 17% tổng doanh thu nhưng vẫn không đủ gồng gánh chi tiêu chính phủ.Các hãng xe Nhật Bản lép vế trong cuộc đua điện khí hóa, Suzuki bét bảng
Fabrizio Romano đã chạy dòng tít quen thuộc "Here we go!", để khẳng định thương vụ PSSI đạt được thỏa thuận với Patrick Kluivert trở thành nhà cầm quân mới của đội tuyển Indonesia."Patrick Kluivert sẽ ký hợp đồng làm HLV trưởng mới của đội tuyển Indonesia, thỏa thuận đã hoàn tất. Tùy chọn hợp đồng là 2 năm cộng thêm 2 năm gia hạn. Buổi ra mắt sẽ diễn ra vào ngày 12.1 tới tại Jakarta (Indonesia). Mục tiêu của Patrick Kluivert là phải giúp đội tuyển Indonesia vượt qua vòng loại để góp mặt ở vòng chung kết World Cup 2026", Fabrizio Romano viết.Cùng ngày, PSSI đã công bố quyết định sa thải HLV Shin Tae-yong (Hàn Quốc) sau 5 năm hợp tác. Chủ tịch PSSI, ông Erick Thohir cho biết: "Đội tuyển Indonesia cần HLV mới, một người có thể thực hiện tốt hơn các chiến lược mà chúng tôi đã đề ra và đã được thống nhất (dự World Cup 2026). Ông ấy cũng phải giao tiếp tốt với mọi cầu thủ và thực hiện tốt hơn các công việc so với người tiền nhiệm. Chúng tôi đã đạt thỏa thuận, và vị HLV mới sẽ đến Jakarta vào ngày 11.1, ngày 12.1 chúng tôi sẽ làm lễ công bố".Vị HLV đó chính là Patrick Kluivert, cựu danh thủ tên tuổi người Hà Lan, từng thi đấu cho các CLB Ajax, AC Milan, Barcelona hay Newcastle...Hiện 48 tuổi, Patrick Kluivert có giai đoạn làm HLV phó ở đội tuyển Hà Lan từ năm 2012 đến 2014. Năm 2021, cựu danh thủ này làm HLV tạm quyền đội tuyển Curacao, và gần đây là HLV CLB Adana Demirspor ở giải Super Lig (Thổ Nhĩ Kỳ).Trong sự nghiệp thi đấu, Patrick Kluivert là tên tuổi nổi tiếng, ông thi đấu tổng cộng 479 trận cho các CLB, ghi 206 bàn. Ở đội tuyển Hà Lan, ông thi đấu 79 trận ghi 40 bàn. Tham dự 3 kỳ EURO và World Cup 1998, là đồng vua phá lưới kỳ EURO 2000 khi ghi 5 bàn.Dự kiến, sau khi ra mắt vào ngày 12.1 tới, ông Patrick Kluivert sẽ phải sớm lên danh sách tập trung đội tuyển Indonesia cho chiến dịch vòng loại World Cup 2026 thi đấu trong tháng 3.Tại vòng loại thứ 3 World Cup 2026 khu vực châu Á, đội tuyển Indonesia đang xếp thứ 3 bảng C với 6 điểm sau 6 trận, bằng với Ả Rập Xê Út, Bahrain và Trung Quốc, nhưng xếp trên nhờ hơn hiệu số và chỉ số phụ. Trong khi đội Nhật Bản giữ chắc ngôi đầu với 16 điểm, kế đến là đội Úc (7 điểm).Sau thất bại ở AFF Cup 2024, đội tuyển Indonesia sẽ trở lại thi đấu tại vòng loại thứ 3 World Cup 2026 khu vực châu Á vào tháng 3 tới đây, với trận gặp đội tuyển Úc ngày 20.3 và gặp đội Bahrain ngày 25.3.
Từ quan hệ Mỹ - Trung đến chiến tranh biên giới phía bắc Việt Nam 1979: Washington và sự chuyển hướng sang Bắc Kinh
Trong ngày 15.3, đoàn công tác của lãnh đạo TP.Đà Nẵng đi thăm và bàn giao nhà đại đoàn kết cho tỉnh Quảng Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Quảng Nam và TP.Đà Nẵng.TP.Đà Nẵng tổ chức 2 đoàn, đoàn đi H.Đông Giang (Quảng Nam) do ông Nguyễn Đình Vĩnh, Phó bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng dẫn đầu, thăm và khánh thành nhà đại đoàn kết tại hộ ông A Lăng Câu và ông A Râl Xu (tổ dân phố Gừng, TT.Prao, H.Đông Giang).Đoàn đi H.Tây Giang (Quảng Nam) do ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng dẫn đầu, ghé thăm và khánh thành nhà đại đoàn kết tại hộ ông Pơ Loong Dít và hộ ông A Lăng Chấp (thôn Bhlố, xã A Vương).Chiều cùng ngày, 2 đoàn cùng về H.Duy Xuyên (Quảng Nam), thăm và khánh thành nhà đại đoàn kết cho bà Võ Thị Thao (thôn Phú Nham Tây, xã Duy Sơn) và bà Hồ Thị Châu Sa (thôn Trung Đông, xã Duy Trung).Tại H.Duy Xuyên, đoàn của lãnh đạo TP.Đà Nẵng tham dự buổi lễ trao bảng biểu trưng TP.Đà Nẵng trao tặng 100 căn nhà đại đoàn kết, với tổng kinh phí 16 tỉ đồng cho tỉnh Quảng Nam.Các căn nhà đại đoàn kết này dành cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong vùng căn cứ cách mạng của Quảng Nam - Đà Nẵng thời kỳ kháng chiến, nhân dịp 50 năm ngày giải phóng 2 tỉnh thành Quảng Nam và TP.Đà Nẵng.Bên cạnh các căn nhà bàn giao trong ngày 15.3, số nhà đại đoàn kết còn lại sẽ được khởi công và xây dựng hoàn thiện trong thời gian đến.
Xuân Ất Tỵ 2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Sau trận lũ quét kinh hoàng vào tháng 9.2024, họ đã được chuyển đến khu tái định cư mới trên đồi Sim rộng 10 hecta, với 40 ngôi nhà sàn, một nhà sinh hoạt cộng đồng và một điểm trường. Đến nay, 33 hộ dân đã ổn định cuộc sống tại đây, đón tết trên mảnh đất mới.Dù nỗi đau mất mát vẫn còn hiện hữu, nhưng không khí tết đã bắt đầu lan tỏa. Chị Hoàng Thị Bóng (người mất chồng trong trận lũ quét sau bão Yagi) đã cùng con trai trồng những luống hoa từ khi chuyển về nhà mới, và nay hoa đã bắt đầu nở, cũng như gia đình chị, bắt đầu một cuộc sống mới sau đau thương."Tất cả mọi miền tổ quốc cùng hướng về đây ủng hộ Làng Nủ thì bây giờ được có căn nhà khang trang và được có chỗ ăn chỗ ở đi lại thì bây giờ chị yên tâm và ổn định. Nhưng mà cái nỗi buồn của chị thì cái mất mát nó ập đến thì quá quá nhanh. Chị cũng cố gắng dần dần để lại phát triển kinh tế về ổn định cuộc sống để làm ăn", chị Bóng chia sẻ. Cũng như chị Bóng, nhiều người ở Làng Nủ cũng khó có thể tận hưởng niềm vui trọn vẹn. Anh Nguyễn Văn Thinh, người mất 14 người thân trong cơn lũ, trong đó có cha mẹ, vợ, hai con và hai em trai, vẫn đang cố gắng vượt qua nỗi đau. Trong ngày chuyển vào nhà mới, anh được họ hàng và bà con động viên, mong anh sớm ổn định cuộc sống. Tết này, những người còn lại trong gia đình tập trung ở căn nhà mới của anh Thinh để làm cơm cúng cho người đã khuất."Rất cảm ơn sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhà nước đã quan tâm, hỗ trợ để làm được cái nhà ở. Mong những người còn sống vực lại tinh thần, cùng vui trong ngôi nhà mới mà Nhà nước hỗ trợ", ông Hoàng Văn Tiến - cha vợ anh Thinh, tâm sự. Đối với trẻ em Làng Nủ, tết năm nay mang đến hy vọng mới. Tại điểm trường mầm non trong khu tái định cư, các cô giáo đã tổ chức nhiều hoạt động chào xuân như kéo co, nhảy bao bố, biểu diễn văn nghệ và trải nghiệm giã bánh dày – một phong tục truyền thống của người Tày. Những hoạt động này không chỉ giúp các em nhỏ mà cả phụ huynh cảm nhận được không khí tết ấm áp và gắn kết.Chỉ vài tháng trước, thôn Làng Nủ gần như bị xóa sổ hoàn toàn sau trận lũ quét lịch sử, khiến 158 người dân mất nhà cửa và 56 người tử nạn. Giờ đây, tại khu tái định cư mới, cuộc sống đang dần hồi sinh. Dẫu nỗi đau vẫn còn đó, người dân Làng Nủ khác hiểu rằng, họ cần phải bước tiếp, vì những người đã khuất và vì chính tương lai của mình. Tiếng cười của trẻ thơ Làng Nủ không chỉ báo hiệu một mùa xuân mới mà còn là biểu tượng cho niềm hy vọng, cho một tương lai tươi sáng hơn trên vùng đất đã từng chìm trong đau thương.
Nhận định bóng đá, Hà Lan vs Thổ Nhĩ Kỳ (1 giờ 45 ngày 8.9): Quyết thắng vì ngôi đầu bảng
Minh họa: shutterstock