$668
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của vé số 9 tháng 8. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ vé số 9 tháng 8.Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu... ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của vé số 9 tháng 8. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ vé số 9 tháng 8.Sáng 20.1 theo giờ địa phương, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Czech, tại Thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Czech.4 năm đầu triển khai Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Czech tăng trưởng đột phá, trung bình gần 100% mỗi năm. Năm 2024, kim ngạch thương mại đạt khoảng trên 2 tỉ USD, tăng hơn 80% so với năm 2023. Czech luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông Âu, trong khi đó Việt Nam là đối tác quan trọng nhất của Czech tại ASEAN. Bộ trưởng Bộ Công Thương Cộng hòa Czech Lukase Vlcka đánh giá, đối với Czech, Việt Nam là một đối tác quan trọng chiến lược ngoài EU. Việt Nam cũng có vị trí quan trọng tại ASEAN, giúp Czech tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.Theo Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, công nghiệp ô tô, chế tạo máy, công nghiệp năng lượng, hàng không, quốc phòng của Cộng hòa Czech có chất lượng, uy tín cao với rất nhiều doanh nghiệp có khả năng làm chủ cuộc chơi và đủ sức tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu. Trong khi đó Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động, luôn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của khu vực và thế giới. Hiện Việt Nam có nền kinh tế lớn thứ 3 ASEAN và thứ 32 thế giới; Top 20 nền kinh tế đứng đầu về thương mại quốc tế và Top 15 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới, cùng với không khí đầu tư kinh doanh rất sôi động, được xem là một trong những "công xưởng" của thế giới.Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, Việt Nam đã quyết định sẽ áp dụng miễn thị thực ngắn hạn cho công dân Czech trong năm 2025. Điều này nằm trong tiến trình tìm kiếm "những chân trời hợp tác mới" cho quan hệ hai nước.Theo Thủ tướng, chân trời mới đó là cần cùng đoàn kết, hợp tác với nhau ở tất cả các kênh, đặc biệt là doanh nghiệp với doanh nghiệp, nhà đầu tư với nhà đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững cho mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.Theo Thủ tướng, việc hợp tác chặt chẽ, hiệu quả, thực chất sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên: Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng; các nhà đầu tư, doanh nghiệp Séc sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường 100 triệu dân với chính trị xã hội ổn định, môi trường đầu tư thuận lợi; đồng thời tiếp cận với thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 600 triệu dân cũng như toàn bộ các quốc gia đã có FTA với Việt Nam.Thủ tướng gợi ý những đột phá mang tính chiến lược, trong những lĩnh vực then chốt như công nghiệp ô tô, công nghiệp có tính nền tảng, giao thông vận tải, năng lượng. Chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện "3 cùng" với các nhà đầu tư: Cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; Cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động để hợp tác; Cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển.Thủ tướng cho rằng hợp tác giữa hai nước phải phù hợp với các xu thế xanh hóa, số hóa, đa dạng hóa nói trên; phải có cách làm mới, tạo ra động lực mới, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo). Người đứng đầu Chính phủ cho biết, Việt Nam đang tập trung thúc đẩy 3 đột phá chiến lược theo tinh thần thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, nhân lực và quản trị thông minh. Trong đó, hoàn thiện thể chế là "đột phá của đột phá", cắt giảm thủ tục hành chính, tinh gọn bộ máy về tổ chức, coi thể chế là nguồn lực, động lực, giải phóng nguồn lực, góp phần làm giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp và người dân. Thủ tướng đánh giá hai bên đã khai thác hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), đề nghị hai bên phấn đấu đạt kim ngạch thương mại 5 tỉ USD trong những năm tới đây.Bày tỏ với Thủ tướng, ông Frantisek Chaloupecky, Phó chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và vận tải Czech đề nghị nên sớm có đường bay thẳng Việt Nam – Czech. "Nếu có đường bay thẳng sẽ thúc đẩy du lịch tốt hơn. Việt Nam là nền kinh tế phát triển trong ASEAN, nếu có bay thẳng các công ty của Czech sẽ hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn", ông Frantisek Chaloupecky nói."Chúng tôi nhìn thấy cơ hội phát triển lớn về đầu tư giữa 2 nước. Việt Nam hiện là nước nằm trong ưu tiên đầu tư của các doanh nghiệp Czech. Điều mà họ quan tâm tính toán là cách thức để làm ra tăng số tiền đầu tư của mình, và hiệp hội chúng tôi có thể giúp họ", Ông Kamil Blazek, Chủ tịch hiệp hội đầu tư nước ngoài Czech phát biểu. ️
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)... ️
Sáng 11.2, ông Nguyễn Phú Quốc, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị, cho biết đã có kết quả mẫu xét nghiệm đàn trâu thả rông chết hàng loạt phát hiện tại H.Triệu Phong, do người dân ở H.Đakrông chăn thả theo phương pháp thả rông trong rừng.Trong ngày hôm qua 10.2, người dân tại H.Đakrông tiếp tục phát hiện có thêm 4 con trâu bị chết. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, địa bàn H.Đakrông, địa phương ghi nhận có 34 con trâu, bò chết với các biểu hiện sình bụng, nhe răng... Sau khi lấy mẫu trâu chết để xét nghiệm, Chi cục Thú y Vùng 3 kết luận một số mẫu có vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng. Ngoài ra, có mẫu chứa ký sinh trùng Babesia, gây bệnh lê dạng trùng.Từ kết quả xét nghiệm, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị tiếp tục chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và thú y phối hợp UBND các huyện Triệu Phong, Đakrông triển khai biện pháp phòng chống dịch và khẩn trương tổ chức tiêm vắc xin tụ huyết trùng cho trâu.“Trong ngày hôm qua 10.2, chúng tôi đã đến khu vực có dịch, trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch để ngăn dịch bệnh tiếp tục gây hại đàn trâu, bò”, ông Quốc nói.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, người dân địa phương phát hiện hàng chục con trâu chết bất thường, nằm rải rác ở khu vực rừng tràm, rừng cao su thuộc thôn Kiên Phước (xã Triệu Ái, H.Triệu Phong). Số trâu này đều do người dân ở xã Ba Lòng (H.Đakrông) nuôi theo phương pháp thả rông.Tại hiện trường, các con trâu chết đều bị chướng hơi, mùi hôi nồng nặc. Cơ quan chức năng từng nhận định những con trâu này chết trong quãng thời gian từ ngày 30.1, do mắc bệnh tụ huyết trùng cấp tính. ️