Xe máy điện Honda U-Go có bản nâng cấp giá 26 triệu đồng, động cơ mạnh hơn
Trong hiệp 1 trận chung kết lượt về trên sân Rajamangala, ở bàn thua đầu tiên, Đình Triệu trong nỗ lực bay hết người theo bóng đã rơi rất mạnh xuống mặt cỏ, khiến anh đau quặn người.Pha bóng khiến Đình Triệu tỏ ra rất đau đớn trong sự lo lắng tột độ của rất nhiều đồng đội và CĐV Việt Nam. Nhưng sau đó thủ thành của CLB Hải Phòng mạnh mẽ xua tay khẳng định mình có thể thi đấu tiếp, đến hết trận.Chính tinh thần mạnh mẽ đó của Đình Triệu, cùng với sự quật khởi của cả đội sau bàn thắng không fair-play của Supachok đã giúp đội tuyển Việt Nam vượt qua mọi thách thức để vào hang đánh hạ "Voi chiến", đem về chức vô địch AFF Cup 2024.Sau trận đấu, Đình Triệu vẫn còn đau âm ỉ, xuất hiện vết bầm bên hông nhưng không quá để tâm khi đang ngập tràn hạnh phúc với niềm vui chung của đội tuyển Việt Nam, khi đem về chức vô địch Đông Nam Á cho người dân cả nước.Nhưng vết đau bắt đầu nặng hơn khi Đình Triệu tập luyện cùng CLB Hải Phòng, khiến phải bỏ dở kế hoạch dự kiến ra sân trong hiệp 2 trận giao hữu với CLB Hòa Bình.Sau khi được đưa vào bệnh viện Việt Tiệp, các bác sĩ ban đầu chẩn đoán anh bị đau quặn do sỏi thận có đường kính 3 mm, được cho uống thuốc tiêu sỏi.Nhưng rất may mắn, kết quả kiểm tra kỹ hơn phát hiện xuất hiện khí trong ổ bụng của Đình Triệu, theo chẩn đoán ban đầu đến từ pha bóng anh bị rơi dập người sau tình huống va chạm với cầu thủ Thái Lan, trở nặng khi xuất hiện vết đau do sỏi thận.Hiện tại, người hùng AFF Cup 2024 vẫn đang được theo dõi trong bệnh viện Việt Tiệp, với vết bầm khá rõ ở bên hông mà vài ngày trước do chủ quan anh không để ý. Hy vọng anh sẽ sớm kịp hồi phục và khỏe mạnh hoàn toàn để sớm trở lại sân cỏ, cống hiến cho CLB Hải Phòng cũng như đội tuyển Việt Nam ở vòng loại Asian Cup 2027 vào tháng 3 tới.Nhận định Newcastle vs Tottenham (20 giờ tối nay 4.4): Khó, nhưng HLV Mourinho sẽ thắng
Gia đình của bà Nguyễn Thị Hằng (ở Q.4) là gia đình đông con nhất trong số các hộ tham gia chương trình "Gia đình Việt với sinh viên Lào và Campuchia đang học tập tại TP.HCM" của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.Trước khi tham gia chương trình này, bà Hằng đã có "kinh nghiệm ngoại giao" từ việc đỡ đầu các sinh viên từ các nước Campuchia, Myanmar, tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP).Bà Hằng kể rành rọt tên của 6 bạn sinh viên người Lào trong nhà, trong đó 4 nữ tên Keo, Lona, Duangmany, Loungtavan và 2 nam là Nando, Xaiyaphone."Nói là nhà có 6 đứa con nhưng thỉnh thoảng các con kéo bạn bè qua chơi, nhà lên tới 20 người. Các con cũng gọi tôi là mẹ luôn. Nhà đông vui lắm", bà Hằng nói.Theo bà Hằng, lúc mới về gia đình, các con còn lạ lẫm, chưa quen tiếng Việt, chưa thích nghi được hết với phong tục, tập quán của người Việt. Do đó, miễn có chương trình thì bà đều cố gắng tạo điều kiện, rủ rê các con tham gia.Qua mấy năm, tình cảm mẹ con cứ tăng dần. Chuyện học hành, ăn ở, cho tới những chuyện thầm kín của cá nhân như yêu ai, mến ai, các con cũng đều thỏ thẻ với mẹ Hằng.Các bạn sinh viên đều gật gù với nhau rằng mẹ Hằng nấu ăn rất ngon, trình độ trang trí món ăn của bà Hằng không kém gì các nhà hàng cao cấp.Loungtavan (quê ở Vientiane) cho hay cô cũng thường tham gia với mẹ nhiều cuộc thi nấu ăn và "ẵm" nhiều giải thưởng về nấu ăn.Trong sinh hoạt thường ngày, hầu như khi rảnh là cô ở nhà mẹ Hằng, thích mẹ làm chả giò, bún thịt nướng, bún bò nhất. Thỉnh thoảng, cô và các anh chị em khác cũng vào bếp và nấu cho mẹ những món truyền thống của người Lào.Điều cô thấy thích nhất ở Việt Nam và đặc biệt ở TP.HCM là tính cách con người sống bao dung, đơn giản và hiếu khách. Hạ tầng, chất lượng sống của TP.HCM cũng phát triển mỗi ngày. Gắn bó với một thành phố cởi mở và một gia đình người Việt luôn chào đón, chia sẻ với mình là điều mà Loungtavan cảm thấy trân trọng.Về phần mình, bà Hằng cũng bày tỏ lòng biết ơn khi có các con đồng hành trong cuộc sống. Bà không chỉ chăm sóc, dạy dỗ mà còn học hỏi nhiều điều từ các con, đặc biệt là về văn hóa và ẩm thực."Tôi cũng được sang Lào, đến các cơ quan ngoại giao của nước Lào, tôi ý thức đây là công việc quan trọng, có trách nhiệm với các con, và góp phần vun đắp cho tình hữu nghị vững bền giữa hai nước. Tôi mong là sẽ có thêm nhiều gia đình dang rộng vòng tay để chào đón, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên Lào, Campuchia đến Việt Nam học tập", bà Hằng cho hay.Chhey Vorn (quê ở Siem Reap, Campuchia) mới sang TP.HCM học được 2 năm. Hiện giờ Vorn là sinh viên năm hai của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.Nói tiếng Việt khá rành rõi, Vorn kể gia đình mình có đông anh chị em và cha mẹ rất mong em sẽ ráng học thành tài. Biết ngành y tại TP.HCM rất phát triển, Vorn quyết định sang Việt Nam du học và được gia đình hết lòng ủng hộ."Lúc mới sang, tôi nhớ nhà nhiều lắm. Nghe bạn bè khen về chương trình gia đình Việt, tôi đăng ký tham gia ngay để hiểu hơn về văn hóa, con người nơi đây và dần quen với cuộc sống ở đất nước mới", Vorn nhớ lại.Từ ngày vào nhà của mẹ Diệp Thị Kim Hiền (Q.4), Vorn cảm giác như có gia đình ruột thịt ở bên cạnh và bớt chơi vơi vì nỗi nhớ nhà."Có mẹ đỡ đầu, tôi được mẹ dắt đi tham gia nhiều hoạt động văn hóa, đi du lịch, thăm chùa chiền… Đặc biệt, mẹ Hiền nấu ăn rất ngon. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam, và món khoái khẩu nhất của tôi là bún riêu", Vorn chia sẻ.Vorn nói vui rằng mình có tận hai nhà, ở hai quốc gia. Và điều động viên cô nhất chính là ở đất nước nào, cô cũng được yêu thương. Khi về Campuchia, cô cũng nhớ mẹ Hiền nhiều như lúc ở TP.HCM mà nghĩ về gia đình ruột thịt vậy.Khi được hỏi về dự định sau khi ra trường, Chhey Vorn cho biết cô tính về lại Campuchia để đóng góp cho quê hương. Dù đi đâu, những kỷ niệm, thời tuổi trẻ được gắn bó với con người Việt Nam chắc chắn là hành trang cho sự nghiệp của cô sau này.Ngoài Vorn, bà Hiền còn nhận đỡ đầu cho một sinh viên Campuchia khác. Bà nói các em lúc mới sang TP.HCM thấy rất lạ."Mình là một người mẹ, đã nhận các con rồi thì mình phải có trách nhiệm, giúp đỡ các con quen với cuộc sống ở nơi này để các con yên tâm học tập. Vào cuối tuần thì tôi cũng dắt các đi ăn uống, đi chơi để các con có thể hiểu thêm về đất nước Việt Nam. Cũng có khi các con kéo về nhà mẹ, tôi chỉ các con nấu ăn. Cũng rất vui, tôi xem các con như con ruột của mình", bà Hiền kể.Chia sẻ về lý do tham gia nhận đỡ đầu cho các em, bà Hiền nói bà tình cờ biết đến chương trình và thấy rằng đây là hoạt động rất hay, giúp gắn kết tình hữu nghị giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia."Các con cũng dạy tôi rất nhiều thứ. Chúng tôi ngồi kể cho nhau nghe về văn hóa của mỗi quốc gia và qua đó, tôi cũng biết được nhiều món ăn của người Campuchia. Có lần các con nấu cho tôi món Num Banh Chok là món bún truyền thống rất nổi tiếng của Campuchia. Ăn rất ngon", bà Hiền nhớ lại.Theo ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, năm 2024 có 95 gia đình Việt, 127 sinh viên Lào và 35 sinh viên Campuchia tham gia chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM.Ngoài các hoạt động chính của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM như tổ chức giao lưu gia đình Việt Nam - Campuchia và hỗ trợ kinh phí hơn 748 triệu đồng cho các gia đình nuôi thì những tổ chức chính trị - xã hội của TP.HCM đã triển khai nhiều sự kiện ý nghĩa cho các gia đình và sinh viên. Qua đó, chương trình ngày càng được cải thiện về chất lượng, để lại ấn tượng tốt đẹp và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia.
Ngoại hạng Anh: CLB giàu có nhất thế giới đi vay tiền để chiêu mộ cầu thủ
Lễ trao giải Oscar lần thứ 97 vừa khép lại hôm 3.3 (giờ Việt Nam) bằng chiến thắng vang dội của Anora ở 5 hạng mục quan trọng, bao gồm giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất dành cho Mikey Madison. Thành tích của ngôi sao sinh năm 1999 được xem là một bất ngờ không nhỏ ở đêm trao giải. Bởi lẽ, dù cô vốn được nhắc đến là ứng viên mạnh của đường đua năm nay song minh tinh kỳ cựu Demi Moore được đánh giá nhỉnh hơn. Trước khi lễ trao giải điện ảnh lớn nhất năm diễn ra, nhiều cây viết trong ngành hay các trang tin tức uy tín như Variety, The Hollywood Reporter, New York Post… nghiêng về dự đoán Demi Moore (phim The Substance) sẽ giành chiến thắng.
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo. Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Trong đó, Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao, nhân sự bộ máy Chính phủ có 24 người.
Điều kiện để trúng học bổng Học giả Fulbright Việt Nam 2024
Giải đấu thường niên tiếp tục trở thành sân chơi bổ ích dành cho các bạn nhỏ, là dịp để CLB Thể Công Viettel tìm kiếm, phát hiện và tạo điều kiện cho các tài năng nhí có năng khiếu bóng đá phát triển thành cầu thủ chuyên nghiệp. Cúp Viettel 2025 có sự góp mặt của 20 đội bóng thuộc các Trung tâm và CLB bóng đá cộng đồng trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Hơn 500 VĐV nhí tiếp tục tranh tài ở 2 lứa tuổi quen thuộc là U.10 (sinh năm 2015) và U.11 (sinh năm 2014).Sau 50 trận đấu, chủ nhân của hai chiếc cúp vô địch đã lộ diện. Đó là đội U.11 The Light Futsal và đội U10 Trung tâm bóng đá Ngọc Hùng Hà Nội. Vua phá lưới của từng lứa tuổi lần lượt là Nguyễn Việt Anh (đội U.11 VietGoal) và Nguyễn Đức Mạnh (đội U.10 Trung tâm bóng đá Ngọc Hùng Hà Nội).Trong năm nay, Công ty Thể thao Viettel dự kiến tổ chức giải bóng đá cộng động Cúp Viettel từ 2 đến 3 lần. Sau thành công của Cúp Viettel 2025 (lần 1), ban tổ chức dự kiến sẽ mở rộng đối tượng tham dự cho các trung tâm và CLB bóng đá cộng đồng bên ngoài địa bàn thủ đô Hà Nội."Cũng trong năm 2025, CLB Thể Công Viettel dự kiến tuyển mới 20 VĐV sinh năm 2014. Bên cạnh những tài năng nhí được phát hiện tại các trung tâm vệ tinh, các Giải bóng đá cộng đồng Cúp Viettel chính là cơ hội để các em nhỏ lọt vào vòng chung kết tuyển sinh của đội bóng áo lính, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7.2025", Phó giám đốc Công ty Thể thao Viettel Nguyễn Hải Biên cho biết.Tại đây, các thí sinh sẽ có một tuần hít thở bầu không khí bóng đá tại đại bản doanh CLB Thể Công Viettel và được kiểm tra kỹ lưỡng các tiêu chí như thể hình, thể lực, kỹ thuật, năng khiếu, sức khỏe thể chất… thông qua các bài kiểm tra đối kháng, kiểm tra năng khiếu và kiểm tra y tế.Các thí sinh trúng tuyển sẽ được ký hợp đồng đào tạo trẻ và được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển thành cầu thủ chuyên nghiệp, là hạt giống tương lai của CLB Thể Công Viettel cũng như bóng đá Việt Nam.