Riot Games thay đổi quy tắc đội hình cho mùa giải Valorant Champions Tour 2024
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.Biến nỗi sợ thành hành động
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
Có bao nhiêu loại phí, khoản tiền phải đóng trong trường mầm non hiện nay?
Theo quyết định 26/2025, căn hộ chung cư được phép kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch phải thuộc dự án nhà chung cư có chức năng hỗn hợp.Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ này phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật về du lịch, đồng thời tuân thủ đầy đủ quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có trách nhiệm đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú cho khách du lịch là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định hiện hành.Ông Ngô Đình Hiển nhà ở quận 7 ủng hộ quy định này bởi người dân mua căn hộ đều có mong muốn được an ninh, an toàn và yên tĩnh. Việc cho thuê căn hộ tự phát dễ gây mất an ninh, ảnh hưởng đến các hộ xung quanh khi người lạ lui tới liên tục. Bên cạnh đó là việc cạnh tranh không công bằng với các doanh nghiệp cho thuê khách sạn có đóng thuế và chịu quản lý. Do vậy cần tăng cường kiểm tra xử phạt chủ nhà cho thuê trái phép và tuyên truyền cho ban quản lý chung cư cùng kiểm soát thì sẽ hiệu quả nhanh. Nếu thực hiện hiệu quả thì nên áp dụng toàn quốc.Đồng tình với chủ trương này, bà Trịnh Khánh Hòa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cho hay chung cư nơi bà ở nhiều năm trước hơn 1/2 trong tổng số căn hộ làm dịch vụ homestay. Cứ mỗi cuối tuần và ngày lễ, người ra vào đông nghịt. Đi thang máy có lúc phải đợi cả 10 phút mới có. Đặc biệt, chiều tối họ nấu nướng ăn nhậu, thậm chí chửi thề, hò hét, karaoke... rất ồn ào. Trong khi hành lang lúc nào cũng nồng nặc mùi khói thuốc và mùi hải sản. Xe đậu tràn lan, phải luồn lách mỗi khi ra vào. Cư dân phản đối liên tục, cá nhân bà đã rất nhiều lần gọi báo công an nhưng mãi đến năm vừa rồi thành phố mới cấm, trả lại sự yên bình cho cư dân.Trong khi đó, ông Nhật, nhà ở quận 4, lại cho rằng khách du lịch rất ưa thích thuê căn hộ vì rẻ, có thể tự nấu ăn, giảm chi phí rất nhiều. Nhiều nước không cấm mà đưa vào quản lý cả người thuê và người cho thuê. Bởi nhờ dịch vụ này mà ngành du lịch phát triển. Bản thân ông khi đi du lịch cũng rất thích thuê căn hộ. "Nếu cấm sẽ làm giảm đi rất nhiều lượng khách du lịch, trong khi đất nước đang cần phát triển kinh tế du lịch. Chỉ cần ban hành nội quy khi thuê căn hộ. Không tuân thủ phạt nặng chủ nhà và khách thuê là xong. Hệ thống quản lý trang Airbnb có đánh giá cho điểm căn hộ, khách thuê. Nếu điểm thấp, trang này sẽ từ chối căn hộ cho thuê và cả khách thuê. Đồng thời đánh thuế người cho thuê đầy đủ bằng cách yêu cầu họ đăng ký kinh doanh", ông Nhật nêu quan điểm. Luật sư Hoàng Thu (Đoàn luật sư TP.HCM) cũng nói rằng, luật Nhà ở 2024 quy định cấm cho thuê căn hộ với mục đích sử dụng kinh doanh dịch vụ khác như karaoke, spa… chứ không cấm mục đích ở. Như vậy, có thể thấy người dân có nhà cho thuê ngắn hạn hay dài hạn miễn kê khai nộp thuế đầy đủ, tuân thủ nội quy của nhà chung cư như kê khai đầy đủ thông tin với Ban quản trị, khách thuê phải đăng ký tạm trú, kê khai giấy tờ, có thẻ ra vào, không được mất an ninh trật tự… Việc kinh doanh dịch vụ lưu trú phải tuân thủ các điều kiện kinh doanh có điều kiện, bao gồm việc thành lập doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí về cơ sở vật chất và phòng cháy chữa cháy.Tại TP.HCM, nhiều người có tiền hưu trí, tiền tiết kiệm... có xu hướng mua nhà để đầu tư, để cho thuê với mong muốn cho thuê kiếm thêm thu nhập. Nay cấm cho thuê dịch vụ du lịch sẽ hạn chế quyền của họ. Không những vậy, quy định này cũng làm cho thị trường bất động sản vốn đang khó khăn sẽ càng khó hơn khi "loại" bỏ một lượng lớn các nhà đầu tư ra khỏi thị trường. Do vậy, TP.HCM cần có văn bản hướng dẫn quy định rõ ràng hơn về căn hộ cho thuê để ở và căn hộ cho thuê lưu trú du lịch. Vì khách thuê có nhiều mục đích khác nhau nhưng chỉ để ở, chủ căn hộ cũng chỉ mục đích khai thác cho thuê, đóng thuế đầy đủ thì không nên cấm. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, nhiều người có nhà dư không ở họ sẽ đem cho thuê ngắn hạn hoặc dài hạn. Khi cho thuê buộc họ phải khai báo và đóng thuế đầy đủ, nếu cấm không cho thuê sẽ gây lãng phí cho chủ nhà (có nhà mà không được thuê) lẫn nhà nước (không thu thuế được). Không chỉ vậy, quy định này nếu không khéo sẽ dễ phát sinh mâu thuẫn giữa chủ nhà với Ban quản lý, Ban quản trị chung cư.
Ngày 20.3, UBND TP.Đồng Hới cho hay đã trình phương án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Theo phương án sáp nhập này, TP.Đồng Hới giảm từ 15 đơn vị xuống còn 3 đơn vị. Phương án này được đề xuất để cải thiện công tác quản lý hành chính, đồng thời mở rộng địa giới hành chính của thành phố, phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt. Cụ thể, UBND TP.Đồng Hới đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình xem xét việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo hướng kết hợp mở rộng phạm vi đô thị về phía bắc và phía nam. Khu vực phía bắc sẽ bao gồm các xã Lý Trạch, Nhân Trạch và một phần xã Nam Trạch (H.Bố Trạch) trong khi khu vực phía nam sẽ gồm TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh và một phần xã Vĩnh Ninh (H.Quảng Ninh).Theo kế hoạch, TP.Đồng Hới sẽ chia thành 3 phường lớn. Phường đầu tiên sẽ sáp nhập các xã và phường: Đồng Hải, Đồng Phú, Hải Thành, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Phú Hải, Bảo Ninh và mở rộng về TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Phường thứ hai dự kiến sáp nhập các xã Nam Lý, Bắc Lý, Lộc Ninh, Quang Phú và mở rộng sang xã Nam Trạch, một phần xã Nhân Trạch của H.Bố Trạch.Phường thứ ba sẽ hợp nhất các xã Nghĩa Ninh, Đồng Sơn, Bắc Nghĩa, Thuận Đức và đề xuất mở rộng ra xã Vĩnh Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Theo UBND TP.Đồng Hới, phương án này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển đô thị của TP.Đồng Hới trong tương lai.Cũng trong ngày 20.3, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn rà soát lại phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã do chưa đảm bảo các quy định của Trung ương. Các địa phương phải hoàn thành báo cáo và trình UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 22.3.2025.
Cô Xíu ‘chịu chơi' lên TP.HCM bán bánh tằm cay Cà Mau: Thầy hiệu trưởng tranh thủ hè phụ quán
Trả lời báo chí trong ngày 25.1, ông Trump cho biết đã nói chuyện với nhiều bên và nhận thấy có sự quan tâm lớn về TikTok. Trước đó, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay chính quyền ông Trump có kế hoạch thúc đẩy Công ty phần mềm Oracle (Mỹ) phối hợp cùng các nhà đầu tư bên ngoài để mua lại TikTok.Nguồn tin tiết lộ theo thỏa thuận đang được Nhà Trắng đàm phán, công ty mẹ của TikTok là ByteDance (Trung Quốc) vẫn giữ cổ phần của công ty, nhưng việc thu thập dữ liệu và cập nhật phần mềm sẽ được giám sát bởi Oracle, công ty hiện đang cung cấp nền tảng cho website của TikTok.Các nguồn tin cũng cho hay thỏa thuận đang được đàm phán sẽ có sự tham gia của các nhà đầu tư hiện tại của ByteDance ở Mỹ. Ngoài ra, nhiều bên khác đang cạnh tranh để mua lại TikTok, bao gồm nhóm nhà đầu tư do tỉ phú Frank McCourt đứng đầu và một nhóm khác có sự tham gia của Jimmy Donaldson, một ngôi sao trên YouTube được biết đến với kênh “MrBeast”, có hơn 350 triệu người theo dõi.“Không phải với Oracle. Rất nhiều người đang nói chuyện với tôi về việc mua TikTok và tôi sẽ đưa ra quyết định đó trong 30 ngày tới. Quốc hội đã cho 90 ngày. Nếu chúng ta có thể cứu TikTok, tôi nghĩ đó sẽ là một điều tốt”, ông Trump nói.Hiện đại diện Oracle và TikTok chưa bình luận về thông tin trên.Sau khi nhậm chức, ông Trump đã ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok trong vòng 75 ngày, nhằm đưa ra những giải pháp ByteDance có thể bán lại TikTok cho một công ty Mỹ, sau khi quốc hội Mỹ năm ngoái thông qua luật cấm TikTok do lo ngại gây rủi ro an ninh quốc gia và thu thập dữ liệu người dùng Mỹ.Ông Trump được cho là muốn các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ sở hữu 50% cổ phần TikTok dưới dạng liên doanh, song việc thuyết phục quốc hội được xem là rào cản chính. Năm 2024, TikTok đã tuyên bố thà đóng cửa tại Mỹ còn hơn phải bán lại công ty, vốn đang có hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ.