Tài khoản Facebook cá nhân bị hack và những vụ lừa đảo sau đó...
BST Huyền sử Thăng Long năm 2024 được thực hiện trong gần 1 năm, vừa được NTK Liên Hương giới thiệu một số mẫu nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn sắp tới; sau đó sẽ có buổi trình diễn chính thức khi tất cả các mẫu được hoàn tất.Viettel tiên phong triển khai tính năng đăng ký hẹn ngày cho các gói cước Roaming
Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi.
M.U tung đòn quyết định để thôn tính linh hồn tuyến giữa của Real Madrid
Thượng viện Mỹ đã trải qua cuộc bỏ phiếu sát nút, khi ông Hegseth nhận 50 phiếu thuận và 50 phiếu chống từ các thượng nghị sĩ. Lúc này, lá phiếu của Phó tổng thống JD Vance, người cũng kiêm chức Chủ tịch Thượng viện, đã ấn định kết quả ông Hegseth sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng trong nội các của Tổng thống Donald Trump, AP đưa tin.Ngay sau kết quả bỏ phiếu tại thượng viện, Tổng thống Trump đã có bài đăng trên mạng xã hội Truth Social chúc mừng ông Pete Hegseth. "Ông ấy sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vĩ đại", ông Trump viết.Có 3 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã không đồng thuận đề cử ông Hegseth. Theo Reuters, đây chỉ mới là lần thứ 2 trong lịch sử Mỹ, phó tổng thống phải ra lá phiếu quyết định trong việc phê duyệt ứng viên nội các. Lần đầu tiên là ở nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, khi bỏ phiếu phê duyệt bà Betsy DeVos cho vị trí Bộ trưởng Giáo dục Mỹ. Trong số những đề cử của ông Trump cho nội các mới, ông Hegseth được cho là người vấp phải nhiều tranh cãi nhất, khi có những cáo buộc quấy rối tình dục và lạm dụng rượu. Trong phiên điều trần tại thượng viện ngày 14.1, ông Hegseth từng lúng túng khi đối mặt với các câu hỏi về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).Ông Pete Hegseth, cựu dẫn chương trình Đài Fox News, từng đưa ra lập trường cho rằng phụ nữ không nên đảm nhận vai trò chiến đấu, đồng thời ủng hộ ân xá cho các quân nhân bị buộc tội vi phạm tội ác chiến tranh. Ông Hegseth khẳng định sẽ đưa ra những thay đổi lớn cho Lầu Năm Góc.Trong một diễn biến khác liên quan các chính sách của Mỹ những ngày đầu tiên nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Trump, báo The New York Times đưa tin Bộ An ninh nội địa Mỹ ngày 24.1 đã ra lệnh hoãn các chương trình cho phép người nhập cư định cư tạm thời tại Mỹ, được cho là sẽ ảnh hưởng đến những người nhập cư, đặc biệt đến từ Ukraine, Cuba, Haiti và Venezuela.
Cho thuê mai dịp tết, bỏ túi tiền tỉ
Sau chiến thắng thuyết phục 3-2 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Thái Lan ở trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 và lên ngôi vô địch (với tổng tỷ số 5-3), CĐV ở TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường ăn mừng chiến thắng.Ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch, hàng nghìn người dân tại TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường. Tại chân cầu Rồng (đoạn cầu Tình Yêu, Q.Sơn Trà), nhiều CĐV đã vui hết mình với đội tuyển, có cả du khách nước ngoài đứng bên lề đường Trần Hưng Đạo (Q.Sơn Trà) cổ vũ, ăn mừng như "những người trong cuộc".Cùng nhóm bạn du lịch TP.Đà Nẵng những ngày đầu năm mới 2025, em Hà Thị Thanh Hoa (quê tỉnh Quảng Bình) rất xúc động trước sự nỗ lực và tinh thần "chiến đấu đến hơi thở cuối cùng" của đội tuyển Việt Nam."Đây là kỷ niệm đẹp của em đối với Đà Nẵng và đội tuyển Việt Nam. Cả nhóm sẽ không thể quên được không khí ăn mừng ở thành phố biển xinh đẹp này", Hoa chia sẻ.Trong tâm trạng hồi hộp, nhiều du khách nước ngoài đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Mỹ… đã nhảy theo tiếng hô vang ăn mừng của người dân, du khách tại TP.Đà Nẵng.Anh Đặng Hoàng Thanh Thịnh (hướng dẫn viên tại TP.Đà Nẵng) dẫn đoàn du khách dõi theo trận đấu Việt Nam - Thái Lan xúc động chia sẻ: "Trước chiến thắng đầy quả cảm của đội tuyển Việt Nam khiến những vị khách của tôi không thể đứng yên. Họ đã đứng lên nhảy múa…".Quên đi diễn biến của trận đấu và pha ghi bàn thiếu fair-play của số 7 Supachok Sarachat, anh Nguyễn Đặng Phúc (du khách đến từ Quảng Bình) cảm thấy khá lo lắng trước chấn thương của tiền đạo Xuân Son khi số 12 phải bỏ dở trận đấu lịch sử."Xem lại pha quay chậm, tôi đã đoán Xuân Son gãy chân. Ăn mừng trước chiến thắng nhưng với tôi và hàng triệu con tim Việt luôn hướng về chấn thương của Xuân Son. Cảm ơn bạn đã thi đấu hết sức mình vì màu cờ sắc áo", anh Đặng Phúc xúc động.