Moonlight 1 - đặc quyền an cư giữa lòng trung tâm hành chính mới
Ông Trương Công Quốc Việt, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL TP.Cần Thơ nói: “Lãnh đạo thành phố đã thống nhất chủ trương hỗ trợ hết mình cho giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam do Báo Thanh Niên tổ chức, nên sở cùng các bộ phận liên quan cũng sẽ khẩn trương có sự phối hợp để làm tốt vai trò là nơi đăng cai vòng loại giải đấu. Số trận ít, thời gian thi đấu ngắn so với các giải đấu bóng đá trẻ khác, nhưng không có nghĩa công tác tổ chức lại không chu đáo.Bản đồng ca của những miền xa vắng nhất
Sáng 19.3, trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm TP.Đà Nẵng năm 2025, Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng phối hợp Ban tổ chức lễ hội và UBND Q.Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình Đi bộ vì hòa bình cho nhân loại.Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng, nhấn mạnh: "Chương trình đi bộ không chỉ là hoạt động văn hóa thể thao mà còn mang thông điệp đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, và hôm nay mỗi bước chân chúng ta đi chính là sự góp sức vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững".Đồng hành cùng sự kiện, ông Mori Takero - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tinh thần hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau, mà còn lan tỏa thông điệp hòa bình đến toàn thế giới. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này".Sự kiện thu hút hơn 3.000 du khách, du học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, gắn kết và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thân ái. Đây không chỉ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe mà còn là cơ hội để cùng nhau chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, hôm qua 18.3 đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân công chúa, thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi bên sông Cổ Cò.Năm nay, giải quy tụ 5 đội đua thuyền nam (Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hòa Vang) và 5 đội thuyền nữ (Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý – TP.Đà Nẵng, Duy Tân - Quảng Nam).Đây là giải đua thuyền truyền thống tái hiện hoạt cảnh tướng Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tông, mang theo binh lính tinh nhuệ rước công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về kinh đô Đại Việt.Kết quả ở nội dung nữ, đội P.Hòa Hải xuất sắc giành cúp vô địch, đội xã Duy Tân về nhì, đội P.Khuê Mỹ đạt giải ba, đội P.Mỹ An giải khuyến khích.Ở nội dung thuyền nam, đội H.Hòa Vang vô địch và tham gia đoàn rước công chúa Huyền Trân; đội Q.Hải Châu về nhì, đội Q.Liên Chiểu về thứ ba, đội Q.Cẩm Lệ nhận giải khuyến khích.Hội đua thuyền truyền thống Lễ hội Quán Thế Âm với hoạt cảnh tái hiện lịch sử là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng riêng vùng sông nước, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc.Trước đó, sáng 16.3 tại Q.Ngũ Hành Sơn cũng đã diễn ra Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 với hơn 3.000 người tham gia, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng tổ chức, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025).Các đại biểu, người dân, du khách đã tham gia chạy đồng hành 2 km, khối lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng cũng tham gia phần thi chạy tập thể 1 km.Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức sự kiện, cho biết nhiều năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thành phố phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân, góp phần nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng."Do đó ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là phong trào, mà còn kêu gọi mỗi người xem việc rèn luyện sức khỏe thành thói quen hằng ngày, góp phần xây dựng một Đà Nẵng khỏe mạnh, năng động và phát triển bền vững", ông Nguyễn Trọng Thao nói.Kết quả, ban tổ chức trao giải nhất cho Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, giải nhì thuộc về Sư đoàn không quân 372; đồng giải ba gồm Sư đoàn phòng không 375 và Công an thành phố; đồng giải khuyến khích thuộc về Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.
'Bí kíp' cần thiết cho mùa tuyển sinh ĐH 2024 'phủ sóng' nhà sách, sàn điện tử
Còn anh Tạ Thanh Sang (ngụ tỉnh Long An), hiện đang là trưởng nhóm Camping in Vietnam - Cộng đồng thích cắm trại Việt Nam trên Facebook, đề xuất địa điểm tắm biển, lặn ngắm san hô là vịnh Vân Phong (thuộc H.Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa).
Chiều 28.2, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tổ chức hội nghị bàn giao công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội cho các đơn vị. Tham dự có ông Đặng Quốc Toàn, Chánh văn phòng UBND TP.HCM; ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT; ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ; ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế; ông Lê Minh Khoa, Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong; ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc sở, ngành của thành phố.Tại hội nghị, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết quá trình triển khai đề án sắp xếp bộ máy của TP.HCM được thực hiện khẩn trương và đến nay, vào những ngày cuối tháng 2, công tác chuẩn bị bàn giao đã gần hoàn tất.Theo đó, Sở Nội vụ được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH, tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm; người có công; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; bình đẳng giới.Ngoài ra, Sở Nội vụ cũng tiếp nhận Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM; Viện Khoa học an toàn, vệ sinh lao động TP.HCM; Ban Quản trang TP.HCM từ Sở LĐ-TB-XH.Sở Y tế nhận thêm chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội; quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em từ Sở LĐ-TB-XH và 12 cơ sở bảo trợ xã hội.Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng chuyển chức năng quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sang Sở GD-ĐT. Vì vậy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, bao gồm Trường cao đẳng nghề TP.HCM và Trung tâm giáo dục thường xuyên Gia Định, sẽ do Sở GD-ĐT trực tiếp quản lý.Lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM sẽ tiếp nhận các đơn vị trực thuộc của Sở LĐ-TB-XH gồm: Làng thiếu niên Thủ Đức, Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình, Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân và SOS - Làng trẻ em TP.HCM.Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM sẽ tiếp nhận Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM từ Sở LĐ-TB-XH.Ngoài ra, Văn phòng UBND TP.HCM sẽ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Văn phòng Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững TP.HCM của Sở LĐ-TB-XH.Trước đó, sáng cùng ngày (28.2), Sở LĐ-TB-XH đã bàn giao cho Công an TP.HCM về chức năng quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở LĐ-TB-XH. Đối với các cơ sở cai nghiện ma túy của TP.HCM nhưng trú đóng ở các tỉnh, thành khác thì sẽ được chuyển giao về cho công an tỉnh, thành đó tiếp nhận.Theo ông Lê Văn Thinh, Sở LĐ-TB-XH sẽ chuyển giao các chức năng khác nhau cho các đơn vị, kéo theo đó là việc tách bạch về nhân sự, tài chính và các nhiệm vụ khác.Vì vậy, công tác bàn giao của Sở LĐ-TB-XH trong thời gian qua được thực hiện cẩn trọng và cấp tập.Hôm nay, Sở LĐ-TB-XH chính thức ký kết bàn giao cho các bên, tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung cần tiếp tục phối hợp để rà soát, xác định số liệu và hoàn thiện hồ sơ lưu trữ.Về công tác nhân sự, ông Lê Văn Thinh chia sẻ rằng trong thời gian qua, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH đã ra quyết định điều chuyển cán bộ và đã ghi nhận nhiều ý kiến, tâm tư của người lao động. Lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH cũng đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, tiếp xúc để chia sẻ, động viên các nhân viên tại các cơ sở.Ông Lê Văn Thinh nhìn nhận giai đoạn giao thời này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành tiếp nhận chức năng của Sở LĐ-TB-XH, đặc biệt trong công tác tư tưởng, tổ chức cán bộ, vị trí việc làm và điều kiện làm việc.Ông Thinh mong muốn các đơn vị tiếp nhận sẽ hỗ trợ để cán bộ, công nhân viên chức, người lao động của Sở LĐ-TB-XH có môi trường thuận lợi để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ngay từ tháng 3.Theo ông Thinh, hiện mặc dù công tác bàn giao được thực hiện khẩn trương, nhưng một số chế độ, chính sách cho người lao động vẫn chưa thể hoàn tất, đặc biệt là phần chi thu nhập tăng thêm. Do đó, ông Thinh đề nghị các sở, ngành tiếp nhận quan tâm, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, viên chức.Về việc bố trí nhân sự, do sự thay đổi trong bộ máy nên các vị trí lãnh đạo bị thu hẹp, có cán bộ sẽ giữ nguyên chức vụ, một số khác có thể được điều chuyển hoặc bố trí lại, xuống cấp. Ông Thinh mong rằng cán bộ của Sở LĐ-TB-XH sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, xác định tinh thần "cống hiến, đóng góp" để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.Thay mặt lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH, ông Thinh bày tỏ mong muốn các sở, ngành tiếp nhận và xem cán bộ của Sở LĐ-TB-XH như nhân sự của đơn vị mình, đồng thời tạo điều kiện để họ tiếp tục phát huy năng lực, đóng góp chung vào sự phát triển của TP.HCM.Trước đó, ngày 20.2, UBND TP.HCM công bố các quyết định về nhân sự liên quan đến việc thành lập và sắp xếp lại các sở theo kế hoạch tinh gọn bộ máy. Theo đó, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng được bổ nhiệm sang các vị trí mới.Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở Đ-TB-XH được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA) từ ngày 1.3.2025.Bà Huỳnh Lê Như Trang, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở GD-ĐT.Ông Nguyễn Tăng Minh, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Y tế.Bà Lượng Thị Tới, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Nội vụ.Theo nghị quyết của HĐND TP.HCM về phương án sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP.HCM, sau khi sắp xếp, UBND TP.HCM sẽ còn 16 cơ quan chuyên môn, gồm: Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở GTCC, Sở KH-CN, Sở VH-TT, Sở Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở TN-MT, Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở Công thương, Văn phòng UBND thành phố, Thanh tra thành phố và Sở An toàn thực phẩm (tiếp tục được thí điểm theo Nghị quyết số 98 năm 2023 của Quốc hội).Ngành LĐ-TB-XH có truyền thống hơn 79 năm, bắt đầu từ sự kiện ngày 28.8.1945, khi Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định thành lập Bộ Lao động - tiền thân của Bộ LĐ-TB-XH ngày nay. Theo chủ trương, chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy, ngành LĐ-TB-XH sẽ chấm dứt hoạt động, và các chức năng, nhiệm vụ của ngành sẽ được chuyển giao cho các cơ quan khác.
Khán giả Nhật nói gì về phim ‘Oppenheimer’ khi khởi chiếu ở xứ mặt trời mọc?
Khác với mọi năm, lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty năm nay diễn ra trong bối cảnh bờ sông được UBND TP.Phan Thiết chỉnh trang lại bờ kè. Hai bờ sông Cà Ty trở nên rộng rãi, như 2 khán đài, trải dài từ cầu Dục Thanh xuống tới cầu Trần Hưng Đạo, thu hút hàng nghìn khán giả là người dân và du khách khắp nơi đến thưởng lãm và cổ vũ cho các tay chèo.Sở "chỉ huy" không đóng trên cầu Lê Hồng Phong như mọi năm, mà chuyển xuống bờ sông thuộc P.Lạc Đạo, nơi có cả 2 phường Đức Thắng và Đức Nghĩa (cũ) sáp nhập kể từ ngày đầu năm 2025.Dù năm nay các phường Hưng Long, Đức Thắng, Lạc Đạo đã bị sáp nhập, nhưng lễ hội đua thuyền vẫn giữ nguyên 9 đội tham gia, mỗi đội 25 tay chèo đến từ các làng chài ở phố biển Phan Thiết. Với 3 cự ly đua là 300 m, 500 m và 1.200 m; điểm xuất phát từ chân cầu Dục Thanh, điểm kết cuối quay đầu là cầu Trần Hưng Đạo.Cái khó năm nay mà các tay chèo gặp phải là khi xuống dòng Cà Ty gặp gió ngược rất mạnh, trong khi thủy triều bắt đầu rút. Do vậy, có những thuyền đua tưởng chừng sắp cán đích thì bị thuyền bạn soán ngôi, một phần do gió ngược quá mạnh.Phó chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Nguyễn Nam Long, trưởng ban tổ chức giải đua thuyền, cho biết không ngờ lượng khán giả năm nay lại đông như vậy. Một phần do hai bờ kè sông được chỉnh trang sạch đẹp, rộng rãi, làm tăng thêm diện tích cho người dân đến xem, cổ vũ cổ vũ các đội đua.Không chỉ có thuyền đua, giải năm nay còn thu hút gần 30 thuyền thúng tham gia lắc thúng.