Loại hai thủy điện vừa và nhỏ ra khỏi quy hoạch
Trong 2 ngày 8 và 9.3, tại khu phố du lịch An Thượng – còn gọi là phố Tây (đường Hoàng Kế Viêm - Trần Bạch Đằng, P.Mỹ An, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) diễn ra lễ hội Carnaval năm 2025 với chủ đề "Vũ hội và ẩm thực".Đây là lễ hội thường niên ở phố Tây, nhằm tạo thêm sản phẩm du lịch tại biển Đà Nẵng, phục vụ đông đảo du khách sinh sống, lưu trú.Năm nay, lễ hội kết hợp chủ đề chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8.3 và chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025), với các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, làm sôi động các tuyến phố đi bộ.Carnaval Festival 2025 kết hợp phong phú những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, với những phần trình diễn âm nhạc và nghệ thuật sôi động, giao lưu dân vũ giữa các câu lạc bộ, hóa trang, biểu diễn áo dài.Người dân, du khách còn tham gia các hoạt động như trải nghiệm khu vực thực tế ảo về lịch sử, làm khăn lụa. Đặc biệt là phần biểu diễn trang phục truyền thống các dân tộc trên thế giới do cộng đồng người nước ngoài tại khu phố Tây thực hiện đã mang lại sự đa dạng trong giao lưu văn hóa.Lễ hội tạo không khí vui nhộn khi kết nối giữa người dân và du khách, cộng đồng người Việt và du khách nước ngoài giao lưu, tìm hiểu hơn về truyền thống văn hóa của các quốc gia trên thế giới.Khu vực phố du lịch An Thượng và bãi biển Mỹ An được UBND TP.Đà Nẵng, Q.Ngũ Hành Sơn và Sở Du lịch TP.Đà Nẵng đầu tư thành sản phẩm du lịch đặc biệt, xuất phát từ thực tế tại đây tập trung nhiều du khách, người nước ngoài sinh sống, hình thành cộng đồng khu phố Tây.Thời gian qua, khu phố du lịch An Thượng được nâng cấp hạ tầng, lát đá toàn bộ tuyến phố đi bộ, hệ thống chiếu sáng, wifi miễn phí; tổ chức các lễ hội, sự kiện, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua sắm của du khách vào ban đêm.Lễ hội Carẩnval 2025 góp thêm sản phẩm du lịch, cụ thể hóa định hướng đề án phát triển kinh tế đêm của TP.Đà Nẵng.Theo ông Huỳnh Đức Thọ, Phó chủ tịch UBND P.Mỹ An, lễ hội Carnaval lấy cảm hứng từ di sản các lễ hội có nguồn gốc thời La Mã cổ đại và châu Âu thời trung cổ, phù hợp tổ chức tại khu phố Tây An Thượng, nơi đã có sẵn tiền đề để phát triển giao thoa văn hóa, đa dạng toàn cầu.Trang trại VietGAP trù phú vùng trung du
Những bụi hồng trên đèo Đại Ninh với vẻ đẹp thật hoang dã và tự do, làm tôi nhớ tới một vài con người Đà Lạt mà theo tôi, nét tự do phóng khoáng ấy có lẽ vẫn còn nơi họ, dù bao năm tháng rong ruỗi bôn ba nơi phố thị Sài Gòn, ít nhiều có làm cái chất phiêu lãng ấy hao mòn chút đỉnh.
Những 'điểm mù' sau 50 năm thảm sát Munich
Vừa tan học là Lê Nguyễn Hoàng Phúc, học sinh lớp 9, Trường THCS Phan Bội Châu (Q.Tân Phú) liền tìm đến địa chỉ bán loại bánh có hình chiếc dép để thưởng thức món ăn “hot trend”. Đang xếp hàng để đợi đến lượt, Phúc chia sẻ: “Mình biết đến loại bánh này thông qua mạng xã hội. Vì ấn tượng với hình dáng ngộ nghĩnh, vô cùng mới lạ và đặc biệt nên mình rất muốn ăn thử”.Cũng tò mò muốn thưởng thức hương vị của loại bánh đang “gây sốt” nên Dương Hiền Thảo Vy (29 tuổi), ngụ tại đường Gò Dầu (Q.Tân Phú), sẵn sàng bỏ thời gian để chờ đợi. Cô gái 9X chia sẻ: “Mọi hôm đi ngang thấy có rất đông người ngồi đợi nên mình không vào mua, nay thấy vắng hơn nên ghé lại nhưng không ngờ vẫn phải đợi khá lâu”.Sau khi nhận bánh, Thảo Vy cho biết loại bánh này “hot” có lẽ là nhờ hình dạng chiếc dép độc đáo, lạ mắt. “Về thành phần và hương vị thì mình thấy không có gì khác so với bánh đồng xu “hot trend” của năm ngoái. Nó chỉ đặc biệt hơn là nhờ hình dạng chiếc dép ngộ nghĩnh”, Thảo Vy chia sẻ.Tương tự, theo các bạn trẻ đã thưởng thức món bánh này, họ cũng cho rằng điều khiến món ăn vặt “mới nổi” này trở nên “hot” là nhờ có hình dạng giống như chiếc dép thật. “Thời gian gần đây lướt mạng xã hội thấy mọi người nhắc đến món bánh này nhiều nên mình cũng mua ăn thử. Bên ngoài là lớp vỏ bánh mềm màu vàng óng và rất thơm mùi trứng, sữa, còn nhân bên trong là phô mai béo ngậy. Nên ăn khi bánh đang còn nóng, mình thấy cũng khá ngon nhưng không có gì quá đặc biệt. Điều mà mình thích nhất là vì bánh dễ thương”, Võ Thị Thanh Phương (26 tuổi), ngụ tại đường Tân Thới Nhất 1B, Q.12 cho hay.Còn Lê Thị Phương (24 tuổi), học viên tại Saigontourist (TP.HCM), thì biết đến món bánh có hình chiếc dép này thông qua lời giới thiệu của một người bạn. Phương chia sẻ: “Thấy bánh này “hot” và được bạn bè review nên mình cũng tò mò muốn thử xem hương vị như thế nào. Mình gọi một cái với giá là 30.000 đồng, hy vọng là hương vị sẽ ngon”.Vì là món ăn vặt đang “hot trend” nên bánh hình chiếc dép được rất nhiều người tìm mua để thưởng thức. Trần Thị Hồng Điệp (26 tuổi), người đang bán loại bánh đang “hot trend” này trên đường Phạm Văn Xảo (Q.Tân Phú), cho biết mỗi ngày bán được khoảng 1.500 - 1.700 cái bánh. “Mình bán món bánh này được khoảng nửa tháng nay. Thời gian đầu mỗi ngày chỉ bán được khoảng 500 cái, nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây bán rất chạy. Mọi người tìm đến mua rất đông, cao điểm nhất khách phải đợi 3 tiếng đồng hồ mới có bánh, làm không ngơi tay", Hồng Điệp cho hay.Cô gái này cũng cho biết thêm bánh được làm từ các nguyên liệu là: sữa tươi, trứng, bột mì và nhân phô mai. Vì vậy hương vị sẽ giống như bánh đồng xu, nhưng ấn tượng là ở hình dạng đặc biệt, giống như chiếc dép thật. "Mình còn trang trí thêm hình dáng khá ngộ nghĩnh nên khách rất thích", Hồng Điệp nói. Tự nhận mình là người kinh doanh theo "trend", không bỏ qua món "hot" nào, Hồng Điệp cho biết đây là món thu hút được đông khách nhất từ trước đến giờ. “Món bánh này không chỉ thu hút được các bạn trẻ mà kể cả những cô chú lớn tuổi, các bạn nhỏ cũng rất yêu thích”, cô gái 9X cho biết.
Bếp cơm thiện nguyện
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.