Những tấm lòng vàng 13.4.2023
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 01/2025 bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010 ngày 30.11.2010 về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Theo đó, Chính phủ bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010. Như vậy, hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống không còn được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng như quy định hiện hành. Quyết định trên có hiệu lực từ ngày 18.2. Quy định mới được đưa ra sẽ giúp ngăn chặn làn sóng hàng giá rẻ từ các nước ồ ạt xâm nhập vào thị trường Việt Nam, nhất là theo chân các sàn thương mại điện tử bùng nổ gần đây. Điều đó khiến cho hàng hóa sản xuất trong nước không thể cạnh tranh, nhà nước thất thu thuế. Các chuyên gia kinh tế và đại biểu Quốc hội đều đồng tình cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải bỏ quy định miễn thuế cho hàng nhập khẩu có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống đã được ban hành cách nay hơn 14 năm.Trước đó, báo cáo từ Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội dẫn số liệu của Tổng công ty CP Bưu chính viễn thông cho biết, tại thời điểm tháng 3.2023, có trung bình 4 - 5 triệu đơn hàng/ngày được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam. Giá trị mỗi đơn hàng được chia nhỏ từ 100.000 - 300.000 đồng; hằng ngày trung bình có khoảng 45 - 63 triệu USD, một tháng khoảng 1,3 - 1,9 tỉ USD giá trị hàng hóa được luân chuyển qua các sàn thương mại điện tử. Ước tính theo số liệu nói trên, bình quân mỗi ngày có hơn 1.000 tỉ đồng hàng giá rẻ được nhập khẩu thì tiền thuế giá trị gia tăng (10%) và thuế nhập khẩu (giả sử bình quân 5%) thì mỗi năm nhà nước đã thất thu hơn 50.000 tỉ đồng.Da đẹp, tóc mượt nhờ 9 thành phần tự nhiên có trong phương pháp làm đẹp
Theo đó, ông Nguyễn Văn Hiếu chỉ đạo các trường THPT triển khai kế hoạch ôn tập thi tốt nghiệp THPT cần phải đúng quy định, đảm bảo không kéo dài quá 3 tuần sau khi kết thúc năm học, đồng thời thực hiện công khai, minh bạch kế hoạch ôn tập.Đối với vấn đề thực hiện Thông tư 29, Sở yêu cầu hiệu trưởng các trường THPT quán triệt thông tư này đến toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, đảm bảo hoạt động dạy thêm đúng quy định, công khai, minh bạch, tránh lạm dụng vì mục đích cá nhân.Đồng thời, các trường cần nâng cao chất lượng giảng dạy chính khóa để học sinh tiếp thu hiệu quả ngay trong giờ học, hạn chế nhu cầu học thêm. Không ép buộc học sinh tham gia các lớp học ngoài giờ dưới bất kỳ hình thức nào.Kiểm tra, rà soát việc phân công tiết nghĩa vụ của giáo viên, đảm bảo đủ khối lượng giảng dạy bắt buộc. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc, khai báo đầy đủ, chính xác dữ liệu trên hệ thống quản lý dạy thêm học thêm nhằm đảm bảo công tác quản lý minh bạch, hiệu quả.Rà soát ngân sách cho hoạt động giáo dục, lập dự toán bổ sung nếu cần và trình Sở xem xét cấp bù. Đảm bảo sử dụng ngân sách hợp lý, ưu tiên hoạt động giáo dục, hỗ trợ học sinh, tránh thất thoát hoặc phân bổ không hợp lý vào thu nhập giáo viên.Ông Nguyễn Văn Hiếu cũng giao Phòng Giáo dục phổ thông kiểm tra việc đánh giá năng lực học sinh, hướng dẫn các trường nâng cao chất lượng giảng dạy chính khóa.Còn Phòng Kế hoạch Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các trường xây dựng dự toán, đảm bảo kinh phí cho hoạt động giáo dục, chủ động đề xuất, tham mưu UBND TP bổ sung kinh phí nếu cần thiết, kiểm soát thu chi, không để xảy ra tình trạng lạm thu hoặc tổ chức thu ngoài quy định.Giao Phòng Quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện dạy thêm, học thêm, tham mưu đề xuất điều chỉnh chính sách nếu có bất cập.Người đứng đầu ngành giáo dục giao Văn phòng Sở xây dựng phần mềm quản lý dạy thêm học thêm, đồng thời hướng dẫn và giám sát việc nhập liệu để đảm bảo cập nhật đầy đủ, chính xác trên hệ thống.Để chuẩn bị công tác tuyển sinh lớp 10 diễn ra vào đầu tháng 6, lãnh đạo Sở GD-ĐT nhấn mạnh yêu cầu công tác này phải đảm bảo công bằng, minh bạch, đúng quy định. Kỳ thi tuyển sinh cần được tổ chức nghiêm túc, khách quan, đảm bảo quyền lợi của học sinh.Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Hiếu giao nhiệm vụ Phòng kế hoạch tài chính giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 dựa trên cơ sở vật chất, năng lực của từng trường, đảm bảo phù hợp thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của học sinh và xã hội.Các trường THPT phải chủ động tổ chức tập huấn hoặc quán triệt kỹ nghiệp vụ coi thi cho cán bộ, giáo viên trước khi tham gia coi thi, đảm bảo nắm vững quy trình, hạn chế sai sót. Bố trí tổ hợp môn linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và chuyển trường khi cần; rà soát lại cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh trúng tuyển.Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục tổ chức tập huấn chung cho toàn ngành về công tác coi thi, hướng dẫn thống nhất các quy định và quy trình tổ chức kỳ thi, đảm bảo tính nghiêm túc, công bằng trong quá trình thực hiện. Phòng Giáo dục thường xuyên – Nghề nghiệp và Đại học phối hợp với các phòng chuyên môn và các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh, ngay từ cấp THCS, giúp học sinh có lựa chọn phù hợp trước khi dự thi vào lớp 10.
Bị cắt trợ cấp, doanh số ô tô điện, xe PHEV trên toàn cầu sụt giảm
Trong 10 năm qua, đặc biệt là từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025), Long An luôn tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đó là tiền đề quan trọng để tỉnh đạt mục tiêu đến năm 2025 giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL và đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở GTVT Long An, cho biết từ năm 2020 đến nay, Long An đã đầu tư hơn 30.000 tỉ đồng (gồm vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác) phục vụ phát triển hạ tầng giao thông. Tỉnh xác định có 8 công trình giao thông đột phá trong nhiệm kỳ này. Trong đó, hiện có 3 dự án đã được đưa vào khai thác sử dụng, gồm nâng cấp, mở rộng ĐT824 (đoạn từ ngã ba Mỹ Hạnh đến cầu kênh Ranh); nút giao đường Hùng Vương - QL62 và ĐT826E. Dự án đường Lương Hòa - Bình Chánh đang triển khai thi công. Các tuyến đường còn lại như Hựu Thạnh - Tân Bửu; đường kết nối đường dẫn vào cầu Rạch Dơi đến ĐT826E; trục động lực Đức Hòa; đường Tân Tập - Long Hậu sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030.Song song đó, 2/3 công trình trọng điểm là đường Vành đai TP.Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây đã được đưa vào khai thác, sử dụng. ĐT830E đang triển khai thi công sẽ hoàn thành trong năm 2026. Riêng dự án còn lại là QL50B (ĐT827E) kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang có vốn đầu tư khá lớn nên tỉnh xác định phân kỳ đầu tư với các dự án thành phần.Hiện, có 3 dự án thành phần là cầu bắc qua sông Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây đã được UBND tỉnh Long An trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư, với tổng vốn khoảng 4.797 tỉ đồng. Song song đó, công tác giải phóng mặt bằng đang được triển khai quyết liệt… Riêng 2 dự án trọng điểm quốc gia là Vành đai 3 cũng được tỉnh Long An tập trung triển khai quyết liệt, đạt khối lượng thi công rất tốt. Dự kiến trong tháng 12.2025, đường Vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn Long An sẽ được đưa vào sử dụng. Đối với dự án Vành đai 4, tỉnh đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gửi UBND TP.HCM tổng hợp trình Hội đồng thẩm định Trung ương thẩm định, nếu thuận lợi sẽ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong quý 2/2025.Có thể nói, sau khi đầu tư hoàn thành các công trình theo quy hoạch, hạ tầng giao thông tỉnh Long An sẽ cơ bản đồng bộ. Tất cả phương tiện vận tải thủy - bộ dễ dàng di chuyển kết nối giữa các trung tâm đô thị, giữa các khu - cụm công nghiệp trong tỉnh và với các khu vực kinh tế quan trọng như cảng biển, khu cụm công nghiệp… của các tỉnh, thành lân cận như TP.HCM, Tây Ninh, Đồng Tháp, Tiền Giang và cả Vương quốc Campuchia.Tuy vậy, theo ông Đặng Hoàng Tuấn, Long An cần tập trung huy động mọi nguồn lực, từ sự hỗ trợ của Trung ương, ngân sách của tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, nhất là sự đồng thuận của người dân trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Từ đó, danh mục 34 dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2026 mới triển khai đạt yêu cầu đề ra (12 danh mục chuyển tiếp và 22 danh mục khởi công mới). Trong đó, chỉ riêng dự án đường Vành đai 4 (đoạn qua Long An) đã có nhu cầu vốn dự kiến gần 10.000 tỉ đồng; đường nối TP.Tân An đến cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (đoạn Tuyên Nhơn - Bình Hiệp) với nhu cầu vốn dự kiến gần 4.800 tỉ đồng…Thực hiện nghiêm túc định hướng, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, cùng sự vận dụng linh hoạt, năng động, sáng tạo của Tỉnh ủy và việc triển khai kịp thời, hiệu quả của UBND tỉnh Long An nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Long An có sự phục hồi rõ nét ngay từ sau đại dịch Covid-19 đến nay. Tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tăng trưởng mạnh hơn năm trước.Nổi bật trong năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Long An đạt 8,3% (cao hơn bình quân cả nước khoảng 7,09%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng mạnh khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ - thương mại (khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 15,8%).Nếu đầu nhiệm kỳ XI, Long An có 11.300 doanh nghiệp (DN), 1.000 dự án FDI hoạt động thì cuối năm 2024 đã có đến gần 20.000 DN, 1.300 dự án FDI đang hoạt động đầu tư với tổng đăng ký tăng gấp đôi. DN đăng ký thành lập mới tăng đến 59%, vốn đăng ký tăng 41% so với năm 2023. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 ước đạt 12 tỉ USD, trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 8 tỉ USD…Môi trường đầu tư của tỉnh Long An tiếp tục được cải thiện và vươn lên top đầu của cả nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh hiện đứng thứ 2; chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) đứng vị trí thứ 12 trong 63 tỉnh, thành cả nước; top 10 địa phương hấp dẫn DN lớn năm 2024.Về xã hội, cuối năm 2024, TP.Tân An vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn Đô thị văn minh. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh đầu tiên trong cả nước được trao danh hiệu này. Long An cũng là tỉnh đầu tiên trong vùng ĐBSCL miễn, giảm học phí đối với học sinh bậc mầm non và THCS; GRDP bình quân đầu người khoảng 107 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,56%...Năm 2024, tổng thu ngân sách của tỉnh Long An đạt hơn 26.500 tỉ đồng (tăng hơn 8.500 tỉ đồng so với năm 2019, đạt 125,6% dự toán T.Ư giao, bằng 131% so với cùng kỳ năm 2023), đã đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XI (đến năm 2025 thu ngân sách từ 25.000 - 30.000 tỉ đồng). Đặc biệt, kết quả thu ngân sách 26.500 tỉ đồng là con số kỷ lục trong khu vực ĐBSCL.Theo ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An, thu ngân sách năm 2024 của tỉnh khá ấn tượng nhưng tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong năm 2025 để đạt mục tiêu thu ngân sách 30.000 - 35.000 tỉ đồng (tăng hơn 12%). Phấn đấu đến năm 2030, Long An thu ngân sách đạt 50.000 - 55.000 tỉ đồng và trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Trong năm 2025, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được yêu cầu các cấp ủy, chính quyền tỉnh tuyệt đối không chủ quan, tự mãn, "ngủ quên trên vòng nguyệt quế". Tỉnh cần thực hiện đúng phương châm "Nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn, phương pháp phải đúng, hành động phải quyết liệt, sản phẩm phải cụ thể" cùng quan điểm "Đổi mới tư duy, lề lối làm việc, cách nghĩ, cách làm; xem doanh nghiệp là nguồn lực, là động lực cho sự phát triển, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật làm thước đo hiệu quả công việc". Phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống "trung dũng kiên cường" như cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện để vượt qua "cơn gió ngược" mang tên Covid-19 tại thời điểm đầu nhiệm kỳ; phấn đấu hoàn thành xuất sắc dự toán năm 2025.
Sau thành tích Top 5 - Miss Universe Vietnam 2024, MLee đánh dấu màn trở lại với âm nhạc bằng ca khúc Chín tầng mây, kết hợp cùng rapper Nhật Hoàng. Theo tiết lộ của giọng ca 9X, bài hát là cách để cô kết nối với khán giả trong giai đoạn ấp ủ những dự án âm nhạc chính thức, hứa hẹn ra mắt trong thời gian tới. Dịp này, MLee cũng dành thời gian chia sẻ về những ý kiến trái chiều xoay quanh sự nghiệp của mình, đồng thời bật mí về sự thay đổi của bản thân sau những sóng gió.Tính đến hiện tại, MLee có khoảng 10 năm gắn bó trong lĩnh vực nghệ thuật. Song với nhiều người, nữ ca sĩ chưa có sự bứt phá rõ rệt, vẫn lận đận với nghề. Nhìn nhận về điều này, MLee khẳng định bản thân không áp lực trước sự thành công của những người bạn đồng trang lứa và thấy mình cần cố gắng hơn để chứng minh năng lực trước khán giả. MLee tiết lộ trong thời gian tới, cô muốn tập trung hết sức lực cho âm nhạc, không nghĩ đến việc tham gia sẽ thử sức mình ở một cuộc thi nhan sắc nào khác. Về tin đồn tham gia show thực tế Em xinh, cô không khẳng định song cũng không phủ nhận, chỉ cho biết sẽ không từ chối những cơ hội đến với mình.
Tuyển Việt Nam và nỗi lo thể lực ở Asian Cup 2019
Tuổi 30 không chỉ là dấu mốc của sự trưởng thành mà còn là lúc người trẻ phải đối mặt với những kỳ vọng lớn lao từ xã hội, gia đình và chính bản thân.Là nhân viên bán hàng tại 168 Quang Trung, P.10, Q.Gò Vấp (TP.HCM) chị Nguyễn Thị Oanh cho biết: "Mỗi khi lên mạng xã hội, thấy bạn bè có nhà cửa, xe cộ, cuộc sống hoàn hảo thì có cảm giác hoang mang, không biết liệu mình đã đi đúng đường hay chưa".Thời điểm này, chị Oanh dễ cảm thấy bị áp lực vì tự so sánh bản thân với người khác: "Mình vẫn còn đang loay hoay trong công việc, sự nghiệp, trong khi bạn bè đã có gia đình, con cái”.Khi bước vào tuổi 30, một số người trẻ gặp áp lực kỳ vọng về sự ổn định, đặc biệt là trong công việc và tài chính. Sự nghiệp chẳng đạt được như kỳ vọng, chưa có một công việc chính thức vững vàng, hay thậm chí là không tìm được đam mê thực sự, là một nỗi lo dai dẳng.Cán mốc 30 tuổi, Nguyễn Tú Anh, sinh sống tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM) đang độc thân sau khi trải qua nhiều mối tình, trong khi bạn bè cùng trang lứa đã có con vào lớp 1. Thời điểm này, chị Tú Anh bắt đầu sốt ruột, dù bản thân đủ tỉnh táo để hiểu: “Tình duyên là thứ không thể cưỡng cầu”."Khi bước vào tuổi 30, mình phải đối mặt với trách nhiệm công việc và gia đình. Áp lực nhất là việc phải khẳng định được vị trí, ổn định tài chính và sống một cuộc đời có ý nghĩa", chị Tú Anh chia sẻ.Trong khi đó, anh D.T.H, một lập trình viên tại Q.Tân Phú (TP.HCM), lại cảm thấy bất an vì công việc mình chọn chưa thể mang lại sự thỏa mãn hay cảm giác an toàn tài chính: "Mình vẫn loay hoay với công việc tự do, không có bảo hiểm, lương hưu và chẳng biết tương lai ra sao. Điều này khiến mình cảm thấy như đang bị thụt lùi so với những người bạn đồng trang lứa", anh H. chia sẻ.Bước qua tuổi 30, ngoài sự nghiệp, nhiều người cũng phải đối diện với trách nhiệm gia đình. Đây là giai đoạn mà gia đình thường mong đợi họ lập gia đình, ổn định cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên, không ít người trẻ cảm thấy mệt mỏi khi phải đối diện với những kỳ vọng này.Anh Đặng Thành Tâm, sinh sống tại đường số 23, Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết: "Chuyện lập gia đình luôn là chủ đề gây áp lực lớn nhất từ gia đình và bạn bè. Mọi người luôn hỏi khi nào kết hôn, có con. Trong khi đó, mình lại chưa sẵn sàng cho những thay đổi lớn như vậy trong cuộc sống".Anh Tâm cho biết cảm giác "cái gì cũng phải có", từ sự nghiệp đến gia đình, đôi khi khiến nhiều người cảm thấy như đang phải mang trên vai một gánh nặng tâm lý nặng trĩu.Từng trải qua giai đoạn “chùn bước” ở tuổi 30, anh Jos Tuấn Dũng (32 tuổi), Giám đốc Truyền thông tại một công ty bất động sản và chuyên gia xây dựng thương hiệu cá nhân cho các CEO, cho biết người trẻ đừng quá lo lắng vì tuổi 30 là thời điểm lý tưởng để thử thách bản thân, khởi nghiệp và theo đuổi đam mê. Chia sẻ về những áp lực mà thế hệ trẻ đang phải đối mặt, anh Dũng nhấn mạnh sự quan trọng của việc tập trung vào bản thân, cầu tiến và không so sánh bản thân với người khác. Anh Dũng khuyên: "Đừng đứng núi này trông núi nọ, hãy chú trọng vào việc phát triển bản thân, không ngừng học hỏi và yêu công việc mình đang làm. Những áp lực sẽ trở thành động lực giúp bạn trưởng thành, mạnh mẽ hơn".Cũng theo anh Dũng, tuổi 30 là thời điểm mà nhiều người bắt đầu trưởng thành về mặt cảm xúc và trí tuệ. Đây là lúc mà mỗi cá nhân cần phải quyết đoán và mạnh mẽ hơn trong việc đưa ra những lựa chọn quan trọng cho tương lai. "Tinh thần cầu tiến, ham học hỏi và chiến thắng nỗi sợ thua kém là chìa khóa giúp bạn vượt qua mọi thử thách", anh Dũng khẳng định.Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Trọng Nhân, giảng viên kỹ năng mềm, trưởng phòng chuyên môn KDC Education cho rằng tuổi 30 là giai đoạn tăng cường trách nhiệm công việc, gia đình và tài chính. Để giữ cân bằng, người cần hiểu rõ giá trị và ưu tiên của mình như: công việc, gia đình hay sức khỏe...Theo thạc sĩ Trọng Nhân, việc quản lý thời gian hiệu quả và chia nhỏ mục tiêu giúp giảm áp lực. Thêm vào đó, duy trì thói quen lành mạnh, xây dựng hệ thống hỗ trợ từ gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn.Thạc sĩ Trọng Nhân cho biết tuổi 30 không phải là lúc từ bỏ ước mơ, mà là cơ hội để điều chỉnh và phát triển chúng thực tế hơn. Thạc sĩ Nhân khuyên bạn nên chia nhỏ ước mơ thành các mục tiêu dễ thực hiện và dành thời gian cố định để theo đuổi.“Tìm sự hỗ trợ từ người thân và học cách từ chối những yêu cầu không cần thiết giúp bạn tập trung vào đam mê. Đồng thời, việc liên tục học hỏi và phát triển bản thân sẽ hỗ trợ bạn đạt được thành công lâu dài”, thạc sĩ Trọng Nhân nhắn nhủ người trẻ.