Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 9.5.2024
Từng chiếc một, các máy bay không người lái tấn công tầm xa tăng tốc trên một con đường hoang vắng, tối tăm ở Ukraine, rồi cất cánh lao vào bầu trời đêm.Mang theo đầu đạn nổ, các thiết bị này hoạt động trong khuôn khổ chiến dịch tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) tầm xa của Ukraine nhằm giáng đòn vào Nga ở sâu phía sau tiền tuyến.Quân đội Ukraine đã cho phép phóng viên tiếp cận quá trình phóng UAV, nhưng không tiết lộ địa điểm cũng như ngày diễn ra cuộc tấn công vì lý do an ninh.Chỉ huy tiểu đoàn có biệt danh “Casper” nói: “Hôm nay chúng tôi sẽ thực hiện một nhiệm vụ chiến lược”. “Không may là tôi không thể biết mục tiêu của mình là gì. Nhưng đây là một cuộc tấn công sâu và nó sẽ gây tổn thất”.Phần lớn chương trình máy bay không người lái thời chiến của Ukraine đã được giữ bí mật. Đây được xem là một cách để phá vỡ cơ sở công nghiệp-quân sự rộng lớn của Nga.Kyiv đã tăng cường tấn công bằng UAV tự phát triển trong những tuần gần đây, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy việc chấm dứt cuộc xung đột mà đến nay đã kéo dài gần 3 năm.Đơn vị của Casper mang tên Trung đoàn Hệ thống Máy bay không người lái số 14 của Ukraine, có quân số vài trăm người và có nhiều chuyên gia phân tích, kỹ sư. Họ tập trung cụ thể vào các cuộc tấn công tầm xa.Một trong những người sáng lập đơn vị, sử dụng mật danh "Fidel”, cho biết họ có máy bay không người lái có thể bay gần 2.000km trong các nhiệm vụ chiến đấu.“Tôi nghĩ chúng tôi đã làm được nhiều điều với tư cách là một quốc gia, một xã hội và một lực lượng vũ trang. Chúng tôi đã làm được điều đó vì không còn lựa chọn nào khác. Và điều này giúp chúng tôi có thể trụ vững... Nhưng các hệ thống không người lái tự chúng sẽ không thay đổi được tiến trình của cuộc chiến. Chúng tôi vẫn cần bộ binh, lực lượng xương sống kết nối tất cả, chúng tôi cần cần pháo binh, cũng là lực lượng giúp trụ vững, rồi còn cần không quân và nhiều, nhiều thứ khác nữa”.Du xuân NovaWorld Phan Thiet thưởng thức món ngon, khám phá trò chơi dân gian 3 miền
Sáng 14.1, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng, đã chủ trì hội nghị "Tăng trưởng kinh tế 2 con số - vùng Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới". Hội nghị sẽ công bố Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. "Nếu Đồng bằng sông Hồng không tăng trưởng 2 con số thì vùng nào tăng trưởng được", Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu vùng phải có giải pháp để tăng trưởng 2 con số. Muốn vậy, các địa phương trong vùng phải có quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó. Nếu chỉ tăng trưởng "bình bình" 6 - 7% thì không đạt được mục tiêu phát triển 100 năm thành lập Đảng và thành lập nước.Theo Thủ tướng, hiện thu nhập bình quân đầu người của các nước phát triển khoảng 13.800 USD/năm. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, phải 20 năm nữa, Việt Nam mới đạt được con số này, trong khi đến lúc đó, thế giới đã tiến xa. Các nước sẽ không dừng ở mức thu nhập này, tiêu chuẩn thu nhập cao sẽ còn tăng lên. Bộ KH-ĐT cho biết, năm 2024 tốc độ tăng trưởng GRDP vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 7,9%, cao hơn mức bình quân chung cả nước (cả nước đạt 7,09%), đứng thứ 2 cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt 143,2 triệu đồng/người/năm, thấp hơn Đông Nam bộ (179,3 triệu đồng/người/năm).Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 132 tỉ USD, chiếm gần 32,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước (405,53 tỉ USD), dẫn đầu cả nước. Thu hút đầu tư nước ngoài có sự bứt phá mạnh mẽ, dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 20 tỉ USD (cả nước đạt 38 tỉ USD). Trong đó, Bắc Ninh dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5,12 tỉ USD, Hải Phòng đứng thứ hai với hơn 4,94 tỉ USD, tiếp theo là Quảng Ninh, Hà Nội lần lượt là 2,8 tỉ USD và 2,1 tỉ USD. Số doanh nghiệp đang hoạt động là 307.139, chiếm 32,67% cả nước (940.078 doanh nghiệp), đứng thứ 2/6 vùng kinh tế - xã hội, sau vùng Đông Nam bộ (367.881 doanh nghiệp). Nhiều dự án, công trình trọng điểm trong vùng được triển khai, xây dựng, tạo thuận lợi cho kết nối nội vùng, liên vùng, một số dự án giao thông lớn, trọng điểm đã được triển khai, hoàn thành và có tính liên thông, liên kết cao.
Vai trò của Lactoferrin trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch
Tiến sĩ Phạm Thái Vinh còn là một trong những tác giả sách giáo khoa giáo dục thể chất lớp 6, 7 (bộ sách Chân trời sáng tạo), đang tiếp tục thực hiện sách giáo khoa lớp 8.
Quyết định nói trên dựa trên "những khác biệt sâu sắc trong quản lý y tế, đặc biệt là trong đại dịch (Covid-19)", theo phát ngôn viên Manuel Adorni của Tổng thống Milei phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Buenos Aires của Argentina. Ông Adorni nói rằng các hướng dẫn của WHO vào thời điểm đó đã dẫn đến đợt đóng cửa lớn nhất "trong lịch sử nhân loại".Ông Adorni cho biết thêm Argentina sẽ không cho phép một tổ chức quốc tế can thiệp vào chủ quyền của mình "và càng không can thiệp vào sức khỏe của chúng ta". Ông cho rằng WHO thiếu sự độc lập vì ảnh hưởng chính trị của một số quốc gia, mà không nêu tên bất kỳ quốc gia nào. Thực tế, WHO không có thẩm quyền buộc các quốc gia thực hiện các hành động y tế cụ thể, và những hướng dẫn và khuyến nghị của tổ chức này, kể cả trong các cuộc khủng hoảng y tế như đại dịch Covid-19, thường bị bỏ qua, theo AP.Ông Adorni không nói khi nào quyết định của Tổng thống Milei sẽ được thực hiện. Ông Milei là người chỉ trích gay gắt lệnh phong tỏa do cựu Tổng thống Alberto Fernandez áp đặt trong đại dịch Covid-19, cho rằng lệnh này gây tổn hại đến nền kinh tế.Ông Adorni nói rằng Argentina không nhận được tài trợ của WHO cho hoạt động quản lý y tế và quyết định của Tổng thống Milei không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế của nước này. "Ngược lại, quyết định này mang lại sự linh hoạt hơn để thực hiện các chính sách được áp dụng theo lợi ích Argentina yêu cầu", ông Adorni nói thêm.Trong năm ngoái, chính phủ của Tổng thống Milei đã từ chối ký một thỏa thuận để quản lý đại dịch trong khuôn khổ WHO, với lập luận làm như thế có thể ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.WHO cho hay cơ quan này đang xem xét thông báo của Argentina. Quyết định của Tổng thống Milei tương tự như quyết định của đồng minh là Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã bắt đầu quá trình rút Mỹ khỏi WHO bằng một sắc lệnh hành pháp vào ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng hôm 21.1.Việc mất thêm một quốc gia thành viên sẽ làm rạn nứt thêm sự hợp tác trong lĩnh vực y tế toàn cầu, dù Argentina dự kiến chỉ cung cấp khoảng 8 triệu USD cho WHO trong ngân sách ước tính 6,9 tỉ USD của cơ quan này trong giai đoạn 2024-2025, theo AP.
Trang phục từ vải nhăn crinkled, mẹo vàng cho tín đồ 'nghèo' thời gian
Theo ông Tony Popovic, AFF Cup là giải đấu rất hấp dẫn và ông muốn các cầu thủ của mình có cơ hội thi đấu cọ xát tại giải đấu này. Vị HLV của đội bóng xứ sở chuột túi nói: "Tôi rất thích AFF Cup. Còn với đội tuyển Úc, càng có nhiều trận đấu cọ xát cho Socceroos ở nhiều giải đấu khác nhau càng tốt. Bất kỳ giải đấu quốc tế nào cũng sẽ có ích cho các cầu thủ. Nếu những cầu thủ chuyên nghiệp vướng lịch thi đấu với CLB của họ trong những ngày diễn ra AFF Cup, chúng tôi có thể sử dụng các cầu thủ U.17, U.20 và U.23 cho giải đấu này".Trước HLV Tony Popovic, cựu HLV đội tuyển Úc Graham Arnold cũng từng ủng hộ việc đội bóng xứ sở chuột túi tham dự giải vô địch bóng đá Đông Nam Á.Liên đoàn Bóng đá Úc gia nhập Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) từ năm 2006. Sau đó, đến năm 2013, AFC phân bố Úc về với Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF). Việc phân bố Úc về với AFF xét theo điều kiện địa lý của nước Úc, nước này rất gần với 2 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo là Indonesia và Timor Leste. Từ khi về với AFF năm 2013, bóng đá Úc tham dự đầy đủ các giải trẻ của bóng đá khu vực. Họ được quyền cử đội tuyển futsal quốc gia tham dự giải futsal vô địch Đông Nam Á. Tuy nhiên, ở các giải AFF Cup dành cho nam và cho nữ, đội tuyển bóng đá quốc gia Úc chưa được AFF đồng ý cho thi đấu. Ở AFF Cup dành cho nữ, Úc chỉ được cử đội trẻ tham dự. Còn ở AFF Cup dành cho nam, Úc không được cử đại diện tham dự.Theo xu thế chung của bóng đá toàn cầu, việc này có thể được thay đổi, nếu HLV Tony Popovic đã mở lời và nếu Liên đoàn Bóng đá Úc tha thiết yêu cầu AFF cho phép họ tham dự AFF Cup. Hiện tại, các đội tuyển ở Đông Nam Á đang rất muốn được cọ xát với các đội bóng có trình độ cao bên ngoài Đông Nam Á, nhằm nâng cao trình độ cho chính mình. Thế nên, việc có thêm đội Úc thi đấu với các đội tuyển trong khu vực ở 1 giải chính thức tại Đông Nam Á, càng tốt cho các đội Thái Lan, Việt Nam, Malaysia hay Indonesia.Mặt khác, nhiều đội bóng ở Đông Nam Á giờ sử dụng nhiều cầu thủ nhập tịch. Ví dụ như Indonesia có đội hình gồm toàn các cầu thủ gốc châu Âu, nên các đội còn lại ở Đông Nam Á giờ không xa lạ với việc tranh chấp với những cầu thủ thể hình và thể lực tốt, đến từ các nước bên ngoài Đông Nam Á. Thành ra, việc đội Úc xuất hiện tại AFF Cup lúc này có lẽ không còn là vấn đề quá lớn, với giới bóng đá Đông Nam Á nữa.Vấn đề còn lại được HLV Tony Popovic của đội tuyển Úc đề cập trong trường hợp đội bóng xứ sở chuột túi gia nhập AFF Cup, đó là: "Có vẻ như lịch thi đấu của giải đấu này không ủng hộ chúng tôi. Nhưng chúng tôi sẽ từ từ nghiên cứu về vấn đề nói trên. Nếu có bất kỳ cơ hội nào để chúng ta hoàn thiện lịch thi đấu quốc tế của mình, tại sao chúng ta không làm điều đó".Cũng liên quan đến lịch thi đấu của AFF Cup, không loại trừ khả năng trong tương lai gần, thời điểm diễn ra AFF Cup sẽ thay đổi. Có thể giải đấu này trong thời gian tới sẽ diễn ra đúng lịch FIFA Days, trong bối cảnh các liên đoàn mạnh tại AFF như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Singapore đều muốn giải đấu diễn ra trong khung thời gian thuận lợi nhất để từng đội tuyển của từng nền bóng đá gom quân một cách dễ dàng nhất, xây dựng được một đội tuyển quốc gia mạnh nhất.