Cần có bộ tiêu chuẩn kiểm định riêng cho đào tạo y khoa
Một tách cà phê tươi vào buổi sáng có thể giúp khởi động ngày mới của bạn một cách tuyệt vời...Viettel phát triển hệ sinh thái AI: Tăng năng suất lao động tổ chức, doanh nghiệp
Giờ đây, cúng tất niên không còn gói gọn trong mỗi gia đình, mà mở rộng quy mô hơn với các công ty, doanh nghiệp gia đình… với cách tổ chức, nội dung cũng khác nhau.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, tất niên được xem như một phong tục giao tiếp hay một nghi lễ để gói ghém, tổng kết thành quả một năm đã qua, bao gồm cả việc làng nghề, kinh doanh, việc đồng áng, công tác, học tập… để chuẩn bị nghỉ tết. Do vậy, tất niên cũng là dịp các tổ chức, công ty tổng kết công việc, thành quả, hạn chế, rút ra kinh nghiệm năm tiếp theo.Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, trong văn hóa dân gian người Việt Nam xưa, tất niên ngoài mục đích tổng kết thành quả lao động trong năm còn là lễ tạ ơn đất trời, thần thánh, đặc biệt là tổ nghề. Các nhóm ngành nghề truyền thống cũng chọn dịp này cúng tổ nghề như cách để những người làm nghề tôn vinh giá trị truyền thống của chính ngành nghề mình, gắn kết người làm nghề với cái thiêng liêng truyền thống nghề, giáo dục thế hệ trẻ biết yêu quý và giữ lửa cho làng nghề.Ông Thơ cũng cho biết thêm, lễ tất niên trong các cơ quan, công ty ngày nay thường được tổ chức vào những ngày làm việc cuối năm, trước khi nghỉ tết. Đó là dịp mọi người họp mặt, tổng kết và ăn mừng thành quả lao động sau một năm làm việc. Nhiều đơn vị tổ chức thưởng cho người có thành tích xuất sắc, động viên thành viên còn lại, tiến hành chi thưởng tết. Tục tất niên ngày nay không còn gói gọn ở ý nghĩa tạ ơn trời đất hay tổ nghề mà mở rộng ra ở bình diện xã hội, trở thành dịp giao tiếp và củng cố các mối quan hệ, tình đoàn kết cơ quan, đơn vị, cũng là dịp bạn bè, đồng nghiệp ngồi lại cảm ơn nhau để gắn kết hơn.Trong gia đình, cúng tất niên ngày cuối năm là một nghi lễ quan trong để giáo dục truyền thống gia đình. Dịp này các thành viên gia đình tranh thủ về nhà đoàn tụ, cùng chung tay sửa soạn các mâm cúng, trước làm lễ tạ ơn trời đất, thần thánh đã bảo hộ và ban phúc lành suốt năm qua, thỉnh rước ông Táo và tổ tiên về ăn tết với gia đình, sau là giáo dục con cháu biết trân quý hạnh phúc gia đình, biết gìn giữ gia phong, đạo hiếu và tôn ti trật tự gia đình, biết trân quý thành quả lao động cá nhân và gia đình, biết san sẻ yêu thương và tinh thần trách nhiệm giữa các thành viên gia đình với nhau. Cứ như thế, cúng tất niên ngày cuối năm ở gia đình trở thành phong tục đẹp, được mỹ hóa và biểu trưng hóa với nhiều hình ảnh sống động như bếp lửa hồng với nồi bánh chưng - bánh tét, hình ảnh gia đình quần tụ trang hoàng bàn thờ tổ tiên hay làm các món ăn cúng lễ...Theo các tài liệu, gia đình Việt ngày trước hay gom chung mâm cúng tất niên với mâm cúng mời ông bà về ăn tết nên sẽ tổ chức vào ngày cuối cùng của năm, nghĩa là ngày 30 tháng chạp hoặc 29 đối với tháng thiếu. Sau này, vì để gia tăng gắn kết xã hội, người ta có thể mời người quen đến cùng tham dự tất niên, lễ cúng tất niên mỗi nhà vì thế cũng linh động hơn. Theo TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV (Đại học Quốc gia TP.HCM), khi cúng tất niên, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau với các món ăn truyền thống. Qua buổi tất niên, mọi người tâm sự, củng cố mối quan hệ gắn kết trong gia đình, bỏ qua cho nhau những chuyện hiểu lầm, không vui. Thông thường, mâm cúng tất niên sẽ có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà bánh chưng hoặc bánh tét. Các món ăn truyền thống ngày tết được bày biện đẹp mắt."Mâm cúng tất niên có nhà cúng chay, nhà cúng mặn nhưng đều thể hiện được sự phong phú trong đời sống tinh thần. Trước là để thể hiện lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên, người thân đã khuất trong gia đình, sau là để các thành viên ngồi ôn lại năm qua, động viên nhau trong năm mới, qua đó tạo nên không khí đầm ấm trong gia đình. Mâm cúng không cần quá cầu kỳ, quan trọng là lòng thành", TS Dương Hoàng Lộc chia sẻ.Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, viện chủ tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM) cho hay, khi cúng, chúng ta nên dâng hương bằng 2 tay để bày tỏ niềm tôn kính."Nén hương hay còn gọi nén nhang thường có mùi thơm, mang ý nghĩa biểu tượng về phẩm hạnh của một con người thơm thảo. Khi dâng hương chúng ta thường đốt 3 nén, nén thứ nhất là biểu tượng cho nhân phẩm, đạo đức, lối sống của mình; nén thứ hai nói đến tâm tĩnh lặng, sự tập trung, tâm ý của mình và nén thứ ba là trí tuệ nhận thức của mình dâng lên Phật, bồ tát hay tiên tổ ông bà", thượng tọa Trí Chơn phân tích.
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Cách học môn vật lý
Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH FPT, cho biết từ tháng 3 đến hết tháng 12 năm 2024, có 352 cán bộ, giảng viên và nhân viên khối giáo dục FPT đã lần lượt tham gia chương trình "Lên ngàn - Làng giáo chinh phục 25 đỉnh cao" trong và ngoài nước, trong đó có "nóc nhà thế giới" Everest và được xác lập kỷ lục Việt Nam.Chương trình này đã được Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục dựa trên tiêu chí "Chương trình chinh phục 25 ngọn núi, đỉnh cao của Việt Nam và thế giới trong một năm có số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên tham gia nhiều nhất".Theo ông Tùng, trong số các hành trình chinh phục 25 đỉnh núi, có những hành trình thách thức ngay cả với dân leo núi chuyên nghiệp, như trại nền "nóc nhà thế giới" Everest Base Camp, hay đỉnh núi cao nhất châu Phi Kilimanjaro, hay ngọn núi lửa nổi tiếng và cũng là đỉnh cao thứ hai tại Indonesia – Rinjani.Ngoài những đỉnh cao nổi tiếng thế giới, cán bộ, giảng viên của đơn vị này cũng chinh phục những đỉnh núi trong nước, từ Bắc vào Nam như Fansipan, Tà Xùa, Ngũ Chỉ Sơn, Tà Năng Phan Dũng..."Từ năm 2019 đến nay, khối giáo dục FPT đã tổ chức chương trình leo núi tập trung trong cùng một khoảng thời gian nhất định, với sự tham gia của toàn bộ cán bộ, giảng viên, nhân viên. Gần đây nhất, tháng 11 năm 2024, khoảng 6.000 cán bộ, giảng viên, nhân viên toàn quốc đã tham gia leo núi trên tinh thần tự nguyện, được hướng dẫn các nguyên tắc an toàn khi và có sự đồng hành, hỗ trợ của các hướng dẫn viên bản địa, chuyên gia tổ chức hoạt động leo núi".Tiến sĩ Tùng cho rằng thông qua hoạt động này, các cán bộ, giảng viên, nhân viên có cơ hội nâng cao sức khỏe, gắn kết mối quan hệ. Ngoài ra, với những đặc trưng của leo núi, một hoạt động đòi hỏi cả về thể chất và tinh thần, người tham gia có thể tự rèn luyện tinh thần bền bỉ, vượt qua những giới hạn của bản thân.
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Quay cuồng với vàng
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Tim mạch châu Âu phát hiện mỡ giữa các cơ tăng lên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng, vì nó ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong tim, theo báo Telegraph.Giáo sư Viviany Taqueti, bác sĩ tim mạch tại Trường Y Harvard, người tham gia nghiên cứu, chia sẻ rằng dữ liệu của họ lần đầu tiên cho thấy mô mỡ trong cơ tiềm ẩn nguy cơ cao hơn nhiều so với các loại mỡ khác như mỡ dưới da, mỡ ngoại tâm mạc quanh tim, hay mỡ tại gan.Một số người bị tình trạng gầy bên ngoài, béo bên trong (TOFI), họ không thừa cân nhưng họ vẫn tích tụ mỡ ở cơ.Tiến sĩ Bret Goodpaster, giám đốc khoa học tại tổ chức Advent Health (Mỹ) cho rằng khi bạn già đi, bạn sẽ tích tụ nhiều mỡ hơn. Vì vậy, những người lớn tuổi có cùng chỉ số BMI với người trẻ tuổi vẫn có khả năng sẽ tích mỡ cơ lớn hơn.Nói cách khác, bạn đang có cân nặng ổn, không hút thuốc, ăn uống lành mạnh nhưng có mô mỡ quấn quanh cơ thì chưa chắc bạn không bị nguy cơ mắc bệnh tim."Nếu bạn có nhiều mỡ trong cơ thì bạn sẽ kháng insulin hơn và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn", tiến sĩ Bret Goodpaster nói thêm.Các nhà nghiên cứu còn tin rằng, mỡ trong và xung quanh cơ bắp của chúng ta có thể tích tụ do lượng calo dư thừa và lối sống ít vận động.Cơ bắp của bạn ít có khả năng bị mỡ tích tụ nếu bạn giữ chúng ở trạng thái tốt với các bài tập rèn luyện thường xuyên. Ngược lại, nếu chúng không khỏe mạnh, bạn dễ bị cơ mỡ, có thể dẫn đến bệnh vi mạch vành (CMD). Điều này dẫn đến đau ngực và một số trường hợp suy tim.Theo các nghiên cứu, cứ mỗi 1% mỡ cơ tăng lên làm tăng nguy cơ mắc CMD của một người lên 2% và nguy cơ mắc các biến cố tim mạch lớn lên 7%.Thông qua nghiên cứu, giáo sư Taqueti kỳ vọng việc đánh giá mỡ cơ góp phần quan trọng vào sự nhận định căn bệnh béo phì, vì theo bà, sử dụng "các số liệu thô như chỉ số khối cơ thể (BMI), là chưa đủ".