Vốn hóa thị trường Microsoft lần đầu vượt mốc 3.000 tỉ USD
19 giờ 15 phút ngày mai (19.1), CLB Hải Phòng sẽ chạm trán CLB Quảng Nam trong khuôn khổ vòng 10 V-League 2024-2025 nhưng đội bóng thành phố cảng sẽ không có sự phục vụ của Đình Triệu, thủ môn xuất sắc nhất AFF Cup 2024, do đang điều trị chấn thương sau trận chung kết lượt về trên đất Thái Lan. Hiệp 1 trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra vào ngày 5.1 trên sân Rajamangala, Đình Triệu nỗ lực bay người cản phá bóng và tiếp đất mạnh, anh có biểu cảm đau đớn rõ rệt. Mặc dù vậy, Đình Triệu vẫn kiên cường thi đấu hết trận, góp phần quan trọng giúp đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng trước Thái Lan và đoạt chức vô địch AFF Cup 2024.Sau trận đấu, anh cảm thấy đau âm ỉ và xuất hiện vết bầm bên hông. Khi trở về tập luyện cùng CLB Hải Phòng, cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, buộc anh phải nhập viện tại Bệnh viện Việt Tiệp. Ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán anh bị đau do sỏi thận kích thước 3 mm và kê đơn thuốc tiêu sỏi. Tuy nhiên, qua kiểm tra kỹ lưỡng, phát hiện có khí trong ổ bụng, có thể liên quan đến chấn thương từ pha tiếp đất mạnh trước đó. Các bác sĩ chẩn đoán anh bị bầm ruột nặng và có thể phải nghỉ thi đấu nhiều tháng để phục hồi. Tuy nhiên, theo chẩn đoán mới nhất, vết bầm của anh nhẹ hơn và nếu hồi phục tốt, anh có thể trở lại tập luyện sau khoảng 2 tuần. Theo chia sẻ từ chính Đình Triệu, may mắn là anh không phải mổ và hiện đang hồi phục tốt. Đầu tuần tới, anh sẽ được chụp phim ổ bụng lại một lần nữa để kiểm tra chắc chắn và nếu khả quan thì có thể xuất viện về nhà. Anh sẽ có khoảng nửa tháng nghỉ ngơi, ăn tết cùng gia đình trước khi quay trở lại CLB Hải Phòng. Hiện CLB Hải Phòng đang có phong độ không tốt và nằm trong tốp 3 cuối BXH V-League 2024-2025. Nếu Đình Triệu có thể trở lại với phong độ cao ở giai đoạn sau của mùa giải, CLB sẽ có thêm sức mạnh đáng kể để chinh chiến và thoát nhóm nguy hiểm. Người hâm mộ cũng hy vọng Đình Triệu sớm hồi phục để tiếp tục cống hiến cho đội tuyển Việt Nam trong các giải đấu sắp tới, đặc biệt là vòng loại Asian Cup 2027 diễn ra vào tháng 3.Cô gái duy nhất lái tàu metro Bến Thành-Suối Tiên: Từ cô giáo dạy trẻ bay lên 'ngắm' TP trên cao
Ngày 15.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Cà Mau đã có công văn đề nghị Trung tâm (TT) dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh này tiếp tục triển khai các hợp đồng đấu giá tài sản mà hai bên đã ký trước đó.Theo đó, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Cà Mau đang chịu trách nhiệm thực hiện bán đấu giá tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu của Cục QLTT tỉnh Cà Mau. Cụ thể, theo hợp đồng số 125/HĐDV/2024 ngày 25.12.2024, thực hiện bán đấu giá tài sản tổng số 2 lô, gồm 18.600 đơn vị tài sản các loại, với tổng giá trị tài sản bán đấu giá 540 triệu đồng. Thời hạn tổ chức đấu giá đến 15 giờ ngày 10.1.2024.Theo phụ lục hợp đồng số 68C/PLHĐDV/2024 ngày 30.12.2024, thực hiện bán đấu giá tài sản tổng số 2 lô, gồm 1.004 đơn vị tài sản các loại, với tổng giá trị tài sản bán đấu giá 66 triệu đồng. Thời hạn tổ chức đấu giá đến 15 giờ ngày 17.1.2024. Cục QLTT tỉnh Cà Mau nhấn mạnh, việc tổ chức bán đấu giá tài sản cần được thực hiện đúng thời hạn nhằm tránh thất thoát, lãng phí và phát sinh chi phí không cần thiết; đồng thời đảm bảo tiền thu được nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước.Qua đối chiếu các điều khoản quy định của hợp đồng, Cục QLTT tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu TT dịch vụ đấu giá tài sản chủ động giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện hợp đồng đúng cam kết. Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá giới hạn hoặc gây chậm trễ, làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản, TT phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đúng quy định pháp luật và điều khoản hợp đồng đã ký kết.Như Thanh Niên thông tin, Sở Tư pháp Cà Mau vừa có thông báo tạm dừng hoạt động của TT dịch vụ đấu giá tài sản (trực thuộc sở này) kể từ ngày 1.1.2025. Lý do tạm dừng hoạt động là nhằm thực hiện Kế hoạch số 188/KH-BCĐ ngày 16.12.2024 của Ban Chỉ đạo tỉnh về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cà Mau.
Cách ngắm linh vật rồng bay chỉ có ở đường hoa Nguyễn Huệ tết năm nay
Tận dụng ngoại binh Jermaine Marrow của CLB Danang Dragon phải rời sân sau cú va chạm mạnh với đối thủ, các tay ném Cantho Catfish gồm Joshua Keyes, Michael Soy, Lê Ngọc Tú tấn công như "vũ bão" để thu ngắn cách biệt xuống chỉ còn 6 điểm (57-63) sau đó vượt lên dẫn trước đầy bất ngờ 70-67 ngay sau hiệp 3.
Địa điểm này không khó tìm, nếu bạn trẻ đi từ hướng Q.1 thì có thể đi từ cầu Ba Son hoặc hầm Thủ Thiêm, sau đó rẽ vào đường Trần Bạch Đằng (P.Thủ Thiêm) là tới. Tại đây, có bãi giữ xe gắn máy và các loại phương tiện khác. Sau khi gửi xe ở lối vào, bạn trẻ chỉ cần đi bộ, di chuyển một khoảng ngắn là đến nơi.
Bắt khẩn cấp một Facebooker đưa tin thất thiệt ảnh hưởng TTCK
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.