Chất lượng điểm đến tốt thì giá cao khách vẫn hài lòng
Rắn lâu nay là loài động vật gây tò mò. Dù nổi tiếng là loài săn mồi đáng sợ, nhiều người có thể không biết rằng rắn cũng có nỗi sợ riêng. Trong khi con người có thể thấy rắn đáng sợ, thì loài bò sát này lại sợ một số loài động vật nhất định hơn là sợ chúng ta. Sau đây là một số động vật có thể khiến rắn sợ hãi, theo trang MSM.Chó, đặc biệt là những loài có bản năng săn mồi, có thể gây ra mối đe dọa cho rắn. Mũi thính và bản tính bảo vệ của chúng thường dẫn đến các cuộc đối đầu với rắn. Dù chó cưng không phải là động vật săn mồi tự nhiên, nhưng sự tò mò và xu hướng điều tra của chúng có thể làm rắn mất cảnh giác.Loài rắnCó thể mọi người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng bản thân loài rắn có thể là kẻ thù tồi tệ nhất của chính loài này. Những con rắn lớn hơn thường săn những con rắn nhỏ hơn hoặc yếu hơn, có hành vi ăn thịt đồng loại. Sự cạnh tranh nội bộ này trong cộng đồng rắn tạo ra thêm một lớp sợ hãi khác.Một số loài gặm nhấm lớn được biết đến rất hung hăng trong phòng thủ đối với rắn. Hàm răng sắc nhọn và thói quen đào hang của loài gặm nhấm lớn đôi khi có thể dẫn đến những cuộc đối đầu dữ dội với rắn. Lợn rừng có thể không phải là loài động vật đầu tiên xuất hiện trong đầu khi nghĩ đến đối thủ của rắn, nhưng loài động vật ăn tạp này thường ăn rắn như một phần trong chế độ ăn uống đa dạng của chúng. Lớp da cứng của lợn rừng bảo vệ chúng khỏi bị rắn cắn, khiến chúng trở thành một mối đe dọa đáng gờm khác đối với rắn.Nhiều loài chim săn mồi, như diều hâu và đại bàng, là những động vật săn rắn chuyên nghiệp. Thị lực tinh tường và móng vuốt khỏe cho phép chúng lao xuống và bắt rắn một cách chính xác. Mối đe dọa trên không này buộc rắn phải luôn cảnh giác và thường tìm nơi trú ẩn từ bầu trời.Cầy mangut là loài săn rắn nổi tiếng, và bản tính không sợ hãi của chúng khi tấn công ngay cả những con rắn độc nhất là điều huyền thoại. Những loài động vật có vú nhanh nhẹn này được trang bị tốc độ và phản ứng miễn dịch mạnh mẽ với nọc rắn, khiến chúng trở thành đối thủ đáng gờm.Để hiểu lý do rắn sợ một số loài động vật nhất định, điều cần thiết trước tiên là phải hiểu hành vi của rắn. Rắn thường sống đơn độc và bí ẩn, dựa vào ngụy trang và ẩn núp để tránh kẻ săn mồi. Phản ứng sợ hãi của chúng được kích hoạt bởi bản năng, được mài giũa qua hàng triệu năm tiến hóa, theo MSM.Giá xăng dầu hôm nay 2.4.2024: Dầu Brent chạm mốc cao nhất trong 5 tháng
Mục tiêu của Honor là xây dựng một hệ sinh thái thiết bị AI đa dạng, không chỉ bao gồm smartphone mà còn cả máy tính xách tay, máy tính bảng, thiết bị điện tử đeo và nhiều tiện ích khác.Để hiện thực hóa kế hoạch này, Honor dự định hợp tác chặt chẽ với Google và Qualcomm nhằm triển khai các giải pháp AI tiên tiến. Cụ thể, công ty sẽ tích hợp dòng mô hình AI Gemini vào các sản phẩm của mình và sử dụng chip hiện đại của Qualcomm để tối ưu hóa các tính năng AI.Honor cũng kêu gọi toàn bộ ngành công nghiệp cùng tham gia vào việc phát triển một hệ sinh thái AI mở, với một phần trong đó là giới thiệu Alpha Plan, bao gồm ba giai đoạn phát triển.Giai đoạn đầu tiên sẽ tập trung vào việc phát triển một chiếc smartphone AI "siêu thông minh" lấy con người làm trung tâm nhằm nâng cao năng suất và cải thiện cuộc sống hằng ngày của người dùng. Giai đoạn thứ hai sẽ tạo ra một hệ sinh thái AI mở, cho phép tương tác liền mạch giữa nhiều thiết bị và nền tảng. Cuối cùng, giai đoạn ba sẽ chuẩn bị cho kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) với khả năng vượt qua nhận thức của con người.Hiện tại, Honor đang phát triển một ứng dụng AI di động với giao diện đồ họa có khả năng thực hiện các tác vụ thực tế như đặt phòng khách sạn, sắp xếp cuộc họp và quản lý lịch trình. Công ty cũng đang phát triển các công cụ AiMAGE và AI Upscale để xử lý hình ảnh, giúp cải thiện độ rõ nét và chỉnh sửa ảnh chân dung cũ. Đặc biệt, Honor sẽ tích hợp công cụ phát hiện deepfake vào các dòng smartphone hàng đầu và thiết bị gập mới nhất của mình.Với những sáng kiến này, Honor hy vọng củng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong phân khúc cao cấp, nơi Apple và Samsung đang thống trị. Ngoài ra, công ty cam kết cung cấp 7 năm hỗ trợ cập nhật Android và bản vá bảo mật cho dòng smartphone Magic, tương tự như những gì Google và Samsung đã thực hiện.
Sự yên bình trong ngôi nhà đáng mơ ước này dựa theo chủ nghĩa tối giản Japandi
Nhiều năm trở lại đây, tình trạng triều cường xâm thực, sạt lở cuốn trôi đất đai, nhà cửa của các hộ dân sống tại khu vực cửa biển Sa Cần (thuộc thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) ngày càng nghiêm trọng. Hiện có gần 100 người ở khu vực này đang bị ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và an toàn tính mạng.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, khu vực cửa biển Sa Cần bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn ăn sâu vào đất liền hơn 10 m với chiều dài gần 500 m. Tình trạng này gây ảnh hưởng cuộc sống và đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, nhà ở của người dân. Nhiều hộ dân đã gia cố bằng cọc tre, bờ đá, xây tường chắn bằng đá hộc… để ngăn ngừa sạt lở. Tuy nhiên, việc gia cố chỉ mang tính chất tạm thời, không có khả năng chống chịu khi sóng lớn, thiên tai, bão lũ xảy ra.Bà Nguyễn Thị Bằng (51 tuổi, ở thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông) cho biết, năm 2020, bão số 9 đổ bộ khu vực cửa biển Sa Cần, nhà của bà bị sập một phần, hư hỏng nghiêm trọng. "Đến hiện tại, tôi vẫn chưa xây lại được nhà ở. Ngôi nhà không có người ở trong thời gian dài bị cỏ dại mọc, tường bám đầy rêu, nhiều hạng mục xuống cấp", bà Bằng nói.Để ứng phó với tình huống này, chính quyền địa phương luôn theo dõi triều cường, sóng lớn, bão lũ, khoanh vùng các khu vực nguy hiểm; thường xuyên thông tin cho các hộ dân biết, sẵn sàng phương án di dời. Đồng thời, chủ động khắc phục, hạn chế sạt lở bờ biển bằng các vật liệu tại chỗ, sẵn có. Chủ động bố trí lực lượng xung kích, dân quân, công an phối hợp với biên phòng, cảnh sát biển… để kịp thời ứng phó, gia cố bờ biển khi xảy ra sạt lở.Trước tình hình trên, UBND H.Bình Sơn đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở cửa biển Sa Cần ở xã Bình Đông và đầu tư khẩn cấp kè kiên cố chống sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng, nhà ở, đất ở của người dân.Còn tại bờ biển An Quang Đông (TT.Cát Khánh, H.Phù Cát, Bình Định), triều cường xâm thực khiến nước biển dâng cao kết hợp sóng lớn đã gây sạt lở bờ biển. Mưa lớn kết hợp triều cường đã "nuốt" 1/3 nền nhà của 1 hộ dân trong khu vực cùng nhiều diện tích hồ nuôi tôm, công trình phụ của 2 hộ dân lân cận.Ngày 9.1, ông Đinh Thành Tiến, Chủ tịch UBND TT.Cát Khánh, cho biết địa phương đã có văn bản báo cáo với UBND H.Phù Cát về tình trạng sạt lở, xâm thực tại bờ biển An Quang Đông, đồng thời đề nghị lãnh đạo huyện sớm xem xét, có hướng giải quyết nhằm tạo điều kiện cho hộ dân bị ảnh hưởng.Theo ông Tiến, nhà ở của ông Trương Văn Đông xây dựng năm 2019 với diện tích 72 m2, tại khu phố An Quang Đông. Qua kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng ghi nhận tình trạng sạt lở hàm ếch phần móng, nền nhà bị sụt lún nghiêm trọng có nguy có sập nhà bất cứ lúc nào."Trước đợt thiên tai năm 2024, chính quyền địa phương đã vận động hộ dân di dời đến nơi an toàn, trong nhà chỉ còn lại một số ít đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Hiện nay, các hội đoàn thể ở địa phương đã hỗ trợ người dân di dời đồ đạc ra khỏi nhà để tránh bị thiệt hại. Đồng thời, lực lượng chức năng và người dân tại địa phương đã dùng bao cát, đá chẻ để chắc sóng các đoạn xung yếu có nguy cơ ảnh hưởng hộ dân", ông Tiến nói.
Ngày 5.1, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài 24 giây ghi lại cảnh một người đàn ông đánh đập bé trai tới tấp ở TP.Quy Nhơn (Bình Định) khiến nhiều người xem bức xúc, phẫn nộ.Theo đoạn clip ghi lại, khoảng 20 giờ 33 ngày 4.1, khi bé trai đang ngồi với nhóm bạn tại một quán ăn trên địa bàn xã Nhơn Hội, TP.Quy Nhơn (Bình Định) thì có một người đàn ông đi xe máy, không đội mũ bảo hiểm chạy đến dừng xe lại rồi lao tới, dùng tay đánh tới tấp khiến bé trai không kịp phản ứng.Sau đó, người đàn ông này lôi bé trai ra giữa đường và liên tục đấm, đá. Bé trai liên tục nói "con có làm gì đâu chú" và sau đó bỏ chạy, nhưng người đàn ông vẫn tiếp tục đuổi theo.Chiều 5.1, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thành Thời, Phó chủ tịch UBND xã Nhơn Hội xác nhận trên địa bàn có xảy ra vụ việc một người đàn ông đánh bé trai vào tối 4.1. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do mâu thuẫn giữa bé trai và con trai người đàn ông này, nên người này đã đánh cháu bé.Theo ông Thời, lực lượng chức năng đã nhận được đơn thư tố cáo của người nhà bé trai và đang mời người đàn ông trong clip lên trụ sở Công an xã Nhơn Hội để làm rõ sự việc."Bé trai bị đánh trong clip đang học lớp 7 tại địa phương. Hiện tại em ở cùng ông bà vì mẹ đang đi làm ăn ở xa. Người đàn ông trong clip được xác định là người ở địa phương. Sau khi cháu bé bị đánh, gia đình đã đưa cháu đi bệnh viện để kiểm tra sức khỏe", ông Thời cho biết thêm.
Hy hữu: Chuyến bay đến Mỹ phải quay đầu sau gần 2 giờ vì có… giòi
Còn theo tính toán của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, trong tháng 3 có đến 26 trạm đo khắp Nam bộ ghi nhận mức nhiệt độ trung bình tháng cao hơn so với trung bình nhiều năm. Cụ thể, Phước Long (Bình Phước) có mức nhiệt trung bình tháng 3 cao hơn đến 1,8 độ C so với trung bình nhiều năm. Hay tại Châu Đốc (An Giang), nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm là 1,6 độ C.