Highlights VBA 2023: Sao Việt kiều giúp Nha Trang Dolphin đứng trước cơ hội lịch sử
Ngày 3.2, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM thông tin tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Phòng CSGT cho biết, trong dịp tết vừa qua, nhìn chung tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn TP.HCM được duy trì ổn định. Thời điểm trước và sau kỳ nghỉ tết, lưu lượng phương tiện có sự tăng cao, tập trung chủ yếu ở các tuyến quốc lộ, các khu vực cửa ngõ, khu vực bến xe, nhà ga, sân bay, bến phà. Lực lượng CSGT đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm tốt công tác quán xuyến địa bàn, bố trí lực lượng để điều tiết, phân luồng giao thông, không để xảy ra ùn tắc giao thông.Về tai nạn giao thông đường bộ, CSGT cho hay đã được kéo giảm trên cả 3 mặt về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể, trong thời gian từ ngày 25.1 - 2.2, trên địa bàn TP.HCM đã xảy ra 13 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 4 người, làm bị thương 8 người. So với cùng kỳ giảm 10 vụ (-43%), giảm 7 người chết (-64%), giảm 4 người bị thương (-33%). Về công tác tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm giao thông, trong 9 ngày Tết Nguyên đán (từ 25.1 - 2.2), lực lượng CSGT đã lập biên bản xử lý 4.804 trường hợp vi phạm, tạm giữ 2.489 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 664 trường hợp, trừ điểm giấy phép lái xe 375 trường hợp.Một số lỗi vi phạm phổ biến là vi phạm quy định về nồng độ cồn (2.381 trường hợp), chạy quá tốc độ quy định (281 trường hợp), điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy (19 trường hợp), điều khiển xe không có giấy phép lái xe (226 trường hợp), dừng xe, đỗ xe không đúng quy định, lưu thông đường cấm...Về giao thông đường sắt và đường thủy nội địa trên địa bàn TP.HCM trong các ngày Tết Nguyên đán được đảm bảo ổn định, chưa phát hiện trường hợp vi phạm.Chạy xe rẽ trái, gây nguy hiểm
Tờ South China Morning Post ngày 20.2 đưa tin nhóm nhà khoa học từ Viện nghiên cứu thông tin hàng không vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc đã đạt được bước nhảy vọt về công nghệ hình ảnh quang học với một tia laser mạnh mẽ có thể định nghĩa lại các tiêu chuẩn toàn cầu về giám sát. Công nghệ này có khả năng cho phép Trung Quốc giám sát các vệ tinh quân sự nước ngoài với độ chính xác vô song hoặc phân biệt các chi tiết nhỏ như khuôn mặt người từ quỹ đạo trái đất thấp.Nhóm nghiên cứu đã chụp được hình ảnh bằng camera, với độ phân giải cấp milimet từ khoảng cách vượt hơn 100 km. Việc này trước đây được cho là không thể. Bước đột phá mới đã được mô tả trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Laser tiếng Trung vào tuần trước.Cuộc thử nghiệm nói trên được tiến hành trên hồ Thanh Hải, một vùng nước núi cao rộng lớn ở phía tây bắc xa xôi của Trung Quốc. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã triển khai một hệ thống lidar khẩu độ tổng hợp tiên tiến, một loại hệ thống hình ảnh dựa trên laser với trường nhìn rộng.Được đặt trên bờ phía bắc của hồ Thanh Hải, chiếc camera nhắm vào các mảng lăng kính phản xạ được đặt cách xa 101,8 km trong điều kiện khí quyển trong lành với tầm nhìn cao, lượng mây che phủ tối thiểu và gió ổn định.Chiếc camera có thể nhanh chóng phát hiện các chi tiết có kích thước nhỏ tới 1,7 mm và cho biết khoảng cách đến các vật thể với độ chính xác 15,6 mm, mức độ chi tiết tốt hơn 100 lần so với các camera do thám tốt nhất hiện nay và các kính viễn vọng tốt nhất dựa trên ống kính truyền thống.Nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng một số cải tiến công nghệ để đạt được bước tiến công nghệ mang tính bước ngoặt như trên. Bằng cách chia chùm tia laser trên một mảng thấu kính siêu nhỏ 4x4, họ đã mở rộng khẩu độ quang học của hệ thống từ 17,2 mm lên 68,8 mm, khắc phục sự đánh đổi thông thường giữa kích thước khẩu độ và trường nhìn.Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng một mô-đun laser chuyên dụng để gửi tín hiệu có tần số vượt quá 10 gigahertz. Điều này cung cấp độ phân giải phạm vi tốt, tạo điều kiện cho các phép đo khoảng cách chính xác, theo South China Morming Post.
Bolero và người miền Tây
Mới đây, qua công tác quản lý địa bàn, theo dõi hoạt động kinh doanh trên môi trường online, ngày 13.2, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh PS.S do bà T.T.N.T làm chủ hộ kinh doanh, địa chỉ tại thị trấn Thanh Bình, H.Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.Tại thời điểm kiểm tra, Đội QLTT số 2 phát hiện hộ kinh doanh PS.S đang livestream bán hàng trên mạng xã hội TikTok các sản phẩm quần Jean, trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Qua làm việc, chủ hộ kinh doanh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Tang vật gồm 30 sản phẩm quần Jean và trị giá tang vật trên 7,5 triệu đồng.Đội QLTT số 2 đã tạm giữ, niêm phong toàn bộ tang vật vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh PS.S về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hành vi này sẽ bị phạt tiền 4 triệu đồng và tịch thu toàn bộ hàng hóa theo quy định. Trên thị trường hiện nay đang có xu hướng kinh doanh mua đi bán lại các sản phẩm quần áo thanh lý, hàng quần áo nhập khẩu đã qua sử dụng và lợi dụng mạng xã hội để bán hàng trực tiếp đến người sử dụng. Theo một cán bộ QLTT TP.HCM, tại mục 2 Phụ lục 1, Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì một trong những danh mục các hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm: Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: Hàng dệt may, giày dép, quần áo; hàng điện tử; hàng điện lạnh; hàng điện gia dụng; thiết bị y tế; hàng trang trí nội thất; hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác; xe đạp; mô tô, xe gắn máy. Như vậy, quần áo, hàng gia dụng đã qua sử dụng thuộc diện hàng hóa cấm nhập khẩu. Việc kinh doanh các hàng hóa trên vi phạm hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Ngoài ra, hành vi mua bán mặt hàng dệt may, thời trang có thể bị xử lý hành vi làm giả nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Mới đây, Cục QLTT TP.HCM đã tiêu hủy nhiều lô hàng dệt may không đạt chất lượng kiểm định và bị bắt giữ vì không xuất trình được hóa đơn chứng từ xuất xứ hợp lệ, trong đó hầu hết là sản phẩm thời trang nhái, giả nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Sáng 9.1, phát biểu khai mạc tại tọa đàm Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, ngày 10.10.2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.Ông Tịnh đánh giá, hiện khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41 chưa được cụ thể hóa. Ông mong muốn, tọa đàm sẽ thảo luận, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ việc hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc.Nêu ý kiến tại tọa đàm, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính - bất động sản toàn cầu, khẳng định nếu muốn đi vào giai đoạn doanh nghiệp dân tộc, điều đầu tiên các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện là tuân thủ pháp luật.Ông Hiếu đề nghị cần xem lại các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, để không có sự chồng chéo, đồng thời có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn.PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), cho rằng việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nên chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà cần có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ."Nếu không phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân, khó có sự vươn mình", ông Thịnh nhấn mạnh.TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), cho biết sau 40 năm đổi mới, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam.Để doanh nghiệp dân tộc có môi trường phát triển, ông Cương đề nghị phải làm truyền thông thật tốt để có thể loại bỏ những quan điểm chưa công bằng với doanh nghiệp tư nhân. Cùng đó, rà soát, lắng nghe trăn trở của các doanh nghiệp, để thấy điều gì chưa ổn thì thay đổi.Ông cũng đề nghị tạo không gian tự do, rộng mở cho khu vực kinh tế tư nhân, lập "chỉ giới đỏ" cho những hành vi bị cấm, tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cấp công nghệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nhân…Ông đồng ý với đề nghị về việc doanh nghiệp tham gia xây dựng pháp luật. "Những chính sách cần thiết, phù hợp nhất phải được chính các doanh nhân đề xuất", ông Cương nhấn mạnh.Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến 2030, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới. Một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.Tại Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương hôm qua 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đặt câu hỏi: "Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng", điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật?".Tổng Bí thư cho biết, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương."Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó? Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm? Cơ cấu lại nền kinh tế phải có cơ cấu việc làm", Tổng Bí thư nêu.
77% số ca ung thư gan tại Việt Nam là nam giới
Sau AFF Cup 2024, giá trị chuyển nhượng của tiền đạo Nguyễn Xuân Son tăng khoảng 100.000 euro lên mức 700.000 euro (khoảng 18,3 tỉ đồng), theo trang Transfermarkt (Anh). Tuy nhiên, nếu trước đó (sau mùa giải 2023 - 2024), cầu thủ gốc Brazil này quyết định chia tay CLB Nam Định để chuyển sang một CLB ở Ả Rập Xê Út như đề nghị với mức phí được tiết lộ khoảng 2,9 triệu euro (hơn 75 tỉ đồng), anh đã có thể trở thành cầu thủ đắt giá nhất Đông Nam Á. Vì cầu thủ đắt giá nhất hiện nay là tiền vệ Jalil Elias (28 tuổi, người Argentina), đang được CLB Johor Darul Ta'zim cho Velez Sarsfield (Argentina) mượn 6 tháng, có giá trị khoảng 65 tỉ đồng (2,50 triệu euro), theo tờ New Straits Times.Xuân Son đã chọn ở lại CLB Nam Định, nhập quốc tịch và thi đấu cho đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 để lên ngôi vô địch một cách xứng đáng, trở thành cầu thủ xuất sắc nhất giải và đoạt danh hiệu vua phá lưới.Đây là quyết định được xem thay đổi cuộc đời của Xuân Son. Giá trị chuyển nhượng của cầu thủ 27 tuổi này hiện định giá là 700.000 euro, nhưng anh đã được tưởng thưởng xứng đáng gấp hơn nhiều lần so với giá trị này, nhờ những nỗ lực của mình trên sân cỏ trong màu áo đội tuyển Việt Nam.Theo tờ New Straits Times, hiện nay Xuân Son không nằm trong tốp 10 cầu thủ đắt giá nhất Đông Nam Á, nhưng trong tương lai khi anh trở lại thi đấu sau chấn thương và tiếp tục chứng tỏ năng lực đỉnh cao của mình, giá trị sẽ tiếp cận mức 1 triệu euro. Với giá trị này, sẽ tương đương với các cầu thủ đang trong tốp 10 có giá trị cao của khu vực như Alvaro Gonzalez và Chico Geraldes (đều của CLB Johor Darul Ta'zim), cùng với Freddy Alvarez và Chanathip Songkrasin của CLB BG Pathum United (Thái Lan), tất cả đều được định giá 1 triệu euro (khoảng 26,2 tỉ đồng).Cầu thủ có giá trị cao hiện xếp thứ 2 trong khu vực là tiền đạo Bissoli của CLB Buriram United (Thái Lan). Chân sút người Brazil này được định giá 2 triệu euro (52,4 tỉ đồng), tiếp theo là Bart Ramselaar của Lion City Sailors (Singapore) với giá 1,6 triệu euro (41,9 tỉ đồng). 2 cầu thủ khác của Buriram United là tiền đạo Supachai Chaided (Thái Lan) và Lucas Crispim (Brazil) xếp lần lượt tiếp theo đều có mức giá 1,2 triệu euro (31,4 tỉ đồng)."Có một số yếu tố góp phần vào những định giá này, bao gồm tuổi tác cầu thủ, tiềm năng, tài năng, tình hình hợp đồng, bản quyền hình ảnh, kinh nghiệm quốc tế, hồ sơ chấn thương, sức mạnh tài chính của giải đấu và CLB, cũng như giá trị chung của giải đấu", ông Faidauz Azhar, một người đại diện cầu thủ có giấy phép chính thức của FIFA, cho biết.Cũng theo ông Faidauz Azhar, trong cuộc phỏng với tờ New Straits Times: "Dựa trên những giá trị của cầu thủ, đặc biệt nhóm tốp 10 cầu thủ có giá cao như hiện nay. Một số thống kê cho thấy, giải M-League của Malaysia đang xếp thứ 2 tại Đông Nam Á sau giải Thai League 1 của Thái Lan về tổng giá trị thị trường, trong 5 giải đấu lớn nhất của khu vực". Theo đó, tờ New Straits Times cho rằng, M-League hiện có giá trị là 8,4 triệu euro (hơn 220 tỉ đồng), trong khi giải đấu của Thái Lan dẫn đầu với 10,3 triệu euro (269,9 tỉ đồng). Tiếp theo là S-League của Singapore có giá trị 5,3 triệu euro (138,8 tỉ đồng), giải V-League của Việt Nam xếp thứ 4 với định giá 4,9 triệu euro (khoảng 128,3 tỉ đồng). Xếp thứ 5 là giải VĐQG của Indonesia có giá trị 4,4 triệu euro (115,2 tỉ đồng)."Mặc dù xếp thứ 2 khu vực, M-League lại là giải đấu có ít đội hơn, và cũng có rất ít trận đấu mang tính cạnh tranh cao. 90% các CLB có lợi tức đầu tư âm dựa trên chi tiêu hàng năm. Hầu hết các CLB tại đây cũng phụ thuộc vào nguồn tài trợ của nhà nước, nên chi tiêu bị hạn chế, vì phần lớn chỉ dùng để trả lương. Doanh thu bản quyền truyền hình cũng không cao. Tại Malaysia, giá trị giải đấu cao chỉ là nhờ vào duy nhất CLB Johor Darul Ta'zim có đầu tư cực lớn. Vì vậy, nếu so với V-League hay Thai League 1, thì rõ ràng đây là điều hoàn toàn khác biệt. M-League cho thấy sự không bền vững về mặt tài chính, sức hấp dẫn thấp và lượng khán giả cũng rất ít", ông Faidauz Azhar bày tỏ.