Kon Tum: Tai nạn nghiêm trọng lúc rạng sáng, 2 người tử vong
Những ngành nghề phải có chứng chỉ mới được tuyển dụng
Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2023
Trên website và trang Facebook chính thức, cả Hội đồng Anh và IDP Việt Nam cho biết từ sau ngày 29.3, tất cả các kỳ thi IELTS ở Việt Nam sẽ được tổ chức dưới hình thức thi trên máy tính. Đồng nghĩa, hai đơn vị sẽ dừng thi IELTS trên giấy. "Hai hình thức thi IELTS trên giấy và trên máy tính đều có sự tương đồng về định dạng bài thi, câu hỏi và cách thức chấm điểm", Hội đồng Anh và IDP nhấn mạnh.Thông tin đến Thanh Niên, đại diện Hội đồng Anh, IDP tại Việt Nam cho biết với những trường hợp đăng ký thi giấy sau ngày 29.3, trung tâm khảo thí sẽ liên hệ tới thí sinh để thông báo các phương án thay thế, gồm chuyển đổi miễn phí sang hình thức thi IELTS trên máy tính; chuyển đổi miễn phí sang một ngày thi IELTS trên giấy trước hoặc trong ngày 29.3; hoặc nhận hoàn trả toàn bộ lệ phí thi.Cũng theo thông cáo từ Hội đồng Anh và IDP tại Việt Nam, việc dừng tổ chức thi IELTS trên giấy nhằm mục đích mang lại trải nghiệm thi nhanh chóng, hiệu quả và tiện lợi hơn cho thí sinh trong khi vẫn duy trì chất lượng, độ tin cậy toàn cầu của kỳ thi IELTS. Hai đơn vị này cho biết thêm khi thi IELTS trên máy tính, thí sinh có thể nhận kết quả trong khoảng 2 ngày cùng nhiều tiện ích khác.Trên trang chủ, Hội đồng Anh và IDP cho biết thêm sau 29.3, chỉ có hai trường hợp thí sinh có thể tiếp tục thi IELTS trên giấy. Thứ nhất là thí sinh cần hỗ trợ đặc biệt. Và thứ hai là kỳ thi IELTS trên giấy có thể được tổ chức trong một số trường hợp hạn chế ở các tổ chức giáo dục, các trường ĐH, các trường học bao gồm trường liên cấp, học viện và trung tâm đào tạo tiếng Anh trực thuộc các đơn vị này.Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, các đơn vị đồng tổ chức thi IELTS ở Malaysia và Thái Lan cũng đã dừng thi IELTS trên giấy ở quy mô toàn quốc hoặc chỉ với một số đối tượng nhất định từ tháng 3.2024. Trả lời Thanh Niên thời điểm đó, người đại diện phát ngôn của IDP IELTS cho biết những thay đổi trên được thực hiện để nâng cao, đảm bảo hiệu quả hoạt động và quản lý bài thi "phù hợp với hoàn cảnh ở các quốc gia này".Trước đó, từ đầu tháng 8.2023, các đơn vị đồng tổ chức thi IELTS tại một quốc gia châu Á khác là Iran cũng tạm dừng thi trên giấy, chỉ cho phép đăng ký thi trên máy tính. Một số thí sinh được thông báo rằng quyết định đình chỉ thi này xuất phát từ lo ngại xảy ra gian lận tại các trung tâm khảo thí. Truyền thông quốc tế mới đây cũng đưa tin về nghi vấn nhiều trường hợp đề IELTS bị rò rỉ trước khi thi, sẵn luôn cả đáp án tại Pakistan."Việc hủy thi IELTS trên giấy là một động thái tất yếu và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thí sinh. Điểm bất lợi duy nhất là các bạn sẽ mất thêm thời gian để làm quen với hình thức thi trên máy tính. Và theo tôi, Việt Nam sẽ sớm nối tiếp xu hướng này, có thể vào khoảng cuối năm 2024 hoặc trong năm 2025", thầy Đinh Quang Tùng, Giám đốc học thuật YSchool, từng dự đoán.Theo thầy Tùng, lợi ích của việc thi trên máy tính là loại bỏ vấn nạn mua đề thi IELTS "thật" trước ngày thi, bởi mỗi thí sinh sẽ được "đổ xúc xắc" ngẫu nhiên một đề, không ai giống ai và không thể nào học thuộc. Việc thi trên máy tính còn giảm thiểu sử dụng giấy và cho kết quả sớm hơn, thời gian thi cũng linh hoạt hơn so với thi trên giấy, thầy Tùng nói thêm.IELTS (International English Language Testing System) là hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế được công nhận rộng rãi bởi hàng ngàn trường ĐH, chính phủ và doanh nghiệp trên toàn cầu. Kỳ thi ra đời từ năm 1989, hiện được đồng sở hữu bởi IDP, Hội đồng Anh và Hội đồng Khảo thí và Nhà xuất bản ĐH Cambridge (Anh). Theo thống kê từ các đơn vị tổ chức thi, hằng năm có trên 2 triệu thí sinh dự thi IELTS trên toàn cầu.Hiện, IELTS được hơn 100 cơ sở giáo dục ĐH tại Việt Nam chấp nhận chuyển đổi kết quả thi sang điểm môn tiếng Anh để tuyển sinh. Bộ GD-ĐT cũng cho phép thí sinh đạt từ 4.0 IELTS trở lên được miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ. Trong năm 2022 cả IDP và Hội đồng Anh tại Việt Nam đã cấp được 124.567 chứng chỉ IELTS.
Ngày 4.3, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, nhằm khắc phục hậu quả sau sự cố "suối bùn" khi thi công đoạn ngầm dự án đường sắt đô thị thí điểm số 3 (metro), đoạn Nhổn - ga Hà Nội, phía nhà thầu sẽ triển khai các biện pháp kỹ thuật để gia cố nền đất, hạn chế nguy cơ lún, nứt trong thời gian tới.Theo đó, nhà thầu sẽ thực hiện 120 mũi khoan và bơm vữa xi măng áp lực cao vào nền đất ở khu vực ngõ 7 phố Giang Văn Minh (P.Kim Mã, Q.Ba Đình). Biện pháp này nhằm cải tạo nền đất yếu, gia cố độ ổn định của khu vực bị ảnh hưởng do sự cố phun trào chất phụ gia trong quá trình đào ngầm thi công.Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội được khởi công năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2015 nhưng nhiều lần lùi tiến độ, dự kiến hoàn thành toàn tuyến năm 2027. Trong đó, đoạn đi ngầm từ ga Cầu Giấy - ga Hà Nội dài 4 km. Theo kế hoạch, tổng thời gian từ khi bắt đầu khoan máy TBM đầu tiên cho đến khi kết thúc máy TBM số 2 là 16 tháng.Vào sáng 3.2, MRB cùng với tư vấn và các nhà thầu khởi công khoan hầm bằng máy đào TBM cho đoạn tuyến đi ngầm của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội.Tuy nhiên, đến ngày 20.2, người dân trong ngõ 7 phố Giang Văn Minh bất ngờ phát hiện "suối bùn" trào lên từ các miệng cống thoát nước gần nhà.Nói về nguyên nhân xảy ra sự cố, MRB cho biết có thể do dưới lòng đất còn tồn tại giếng nước hoặc cống thoát nước cũ đã tạo thành đường đi cho phụ gia khoan hầm ngầm metro Nhổn - ga Hà Nội trào lên mặt đất.Do xuất hiện một số điểm có độ lún vượt ngưỡng cảnh báo nên đã có thêm 17 hộ dân trong khu vực xảy sự cố "suối bùn" được di dời khẩn cấp vào tối 27.2.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại hiện trường vào sáng 28.2, công trình nhà ở tại địa chỉ số 20 ngõ 7 xuất hiện nhiều vết nứt từ tầng 1 đến tầng 4. Bà Cao Thị Bình (62 tuổi, người giúp việc của gia đình ở số nhà 20) cho biết các vết nứt xuất hiện cách đây khoảng 10 ngày và có dấu hiệu to dần theo thời gian.Đặc biệt, nền tầng 3 bị nứt toác có thể đút vừa cả lòng bàn tay. Riêng nền tầng 2 thì nứt nhẹ, khi đi có cảm giác bên thấp bên cao ở vị trí vết nứt.
Giảm đau cơ, viêm khớp, giữ dáng, chống lão hóa với các món ăn nhẹ
Ngày 6.1, TAND tỉnh Vĩnh Long xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Trương Hoài Thương (32 tuổi, ở xã Phú Thịnh, H.Tam Bình, Vĩnh Long) 6 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, Thương là người làm công tại tiệm vàng K.M., do bà V.K.T. (ở P.Cái Vồn, TX.Bình Minh, Vĩnh Long) làm chủ. Vì tin tưởng Thương nên khoảng 14 giờ ngày 5.6.2024, bà T. đưa cho Thương 2 thỏi vàng 24K mang đến tiệm vàng T.N. (P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) để bán. Đến nơi, Thương gặp nhân viên tiệm vàng T.N và bán được gần 850 triệu đồng.Trước khi bán vàng, Thương có quen một phụ nữ trên mạng internet và rủ Thương đầu tư tài chính sinh lời. Do đó, sau khi nhận tiền bán vàng, Thương nảy sinh ý định chiếm đoạt bằng cách nhờ chuyển 200 triệu đồng vào tài khoản của Thương, phần còn lại đưa tiền mặt.Sau đó, Thương mang gần 650 triệu đồng đến một tiệm vàng khác trên địa bàn TP.Cần Thơ nhờ chuyển tiền vào tài khoản của mình 250 triệu đồng. Tiếp đến, Thương chuyển khoản cho người phụ nữ quen biết qua mạng internet 450 triệu đồng để đầu tư tài chính. Phần tiền còn lại, Thương gửi người quen ở TX.Bình Minh giữ giùm.Khi về đến tiệm vàng K.M, Thương nói dối với bà T. rằng, sau khi bán vàng về tới khu vực dưới chân cầu Cần Thơ thì bị nhóm giang hồ chặn kề dao vào cổ cướp hết tiền. Tin lời, bà T. nhờ người chở Thương đến công an trình báo. Qua làm việc, xác minh và điều tra, Thương thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.Tại tòa, Thương thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Căn cứ vào tính chất, hành vi phạm tội, HĐXX tuyên phạt bị cáo mức án 6 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Hôm nay, 22.9, thanh long Việt Nam được thông quan trở lại qua cửa khẩu Móng Cái
Giá cà phê quay đầu tăng đồng loạt
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2024 của Google, Temasek và Bain & Company, thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam ghi nhận tổng giá trị giao dịch (GTV) ấn tượng, tăng từ 126 tỉ USD vào năm 2023 lên 149 tỉ USD vào năm 2024. Cùng với tăng trưởng của thanh toán số, hành vi thanh toán của người dùng cũng thay đổi, không chỉ đơn giản là chuyển dịch từ tiền mặt sang không tiền mặt, mà ngay trong phạm vi không tiền mặt, những hình thức thanh toán mới đang lan tỏa rộng rãi trong khi thanh toán điện tử truyền thống dần thu hẹp. Trong báo cáo thanh toán năm 2024, nền tảng thanh toán Payoo cũng ghi nhận những điểm thú vị về hoạt động thanh toán không tiền mặt, từ hình thức, phương thức thanh toán được ưa chuộng đến bức tranh tiêu dùng của người Việt trong năm qua.Năm 2024 chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong hành vi thanh toán của người tiêu dùng. Vượt trên các phương thức thanh toán khác, thanh toán QR và thanh toán công nghệ NFC đã trở thành những "người dẫn đường" trong hành trình số hóa của nền kinh tế.Thanh toán QR, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 8 - 10% mỗi tháng, nay không chỉ phổ biến khi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi hay thanh toán bữa ăn mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như điện máy, nội thất, trang sức và thậm chí cả đầu tư tài chính. Thống kê từ Payoo cho thấy một dữ liệu đáng chú ý, giá trị giao dịch trung bình của thanh toán QR đã tăng 20% so với năm 2023. Điều này phản ánh một sự thay đổi lớn: QR không còn bị xem là giải pháp thanh toán cho những giao dịch giá trị nhỏ mà đã được công nhận như một phương thức đáng tin cậy và linh hoạt trong những giao dịch có giá trị cao. Bên cạnh QR, 2024 còn là năm của thanh toán không tiếp xúc qua NFC. Trong khi thanh toán không chạm tăng trưởng khá ổn với mức tăng trung bình khoảng 6% mỗi tháng thì hình thức thanh toán truyền thống (quẹt/chèn chip) lại giảm 2 - 3% mỗi tháng. Đóng góp không nhỏ vào sự quen thuộc của hình thức thanh toán không tiếp xúc nhờ các chương trình khuyến mại của các ngân hàng, tổ chức thẻ, trong đó có chương trình của Napas, Mastercard và Payoo phối hợp triển khai tại hơn 6.000 cửa hàng thuộc gần 40 thương hiệu trên toàn quốc.Một điều thú vị là trong thanh toán không tiếp xúc, phương thức thanh toán tích hợp thẻ vào thiết bị di động của hãng Apple (gọi là Apple Pay) đang trở thành một xu hướng dẫn đầu. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trung bình trên 15% mỗi tháng, Apple Pay đang là một lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi ngày càng gia tăng. Trước xu hướng này, các ngân hàng đang đẩy mạnh chiến lược khai thác Apple Pay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Năm 2024, có sự chuyển dịch đáng kể về tỷ trọng thanh toán trên tổng các ngành nghề, địa phương, từ 60% trực tuyến - 40% thanh toán tại điểm (năm 2023) đến 65% trực tuyến - 35% thanh toán tại điểm trong năm nay. Với phương thức thanh toán tại điểm, bên cạnh Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương dẫn đầu về tăng trưởng thanh toán không tiền mặt, thì năm 2024 đã chứng kiến sự bứt phá đáng chú ý từ các tỉnh thành khác. Khi phân tách dữ liệu theo đơn vị hành chính, Payoo nhận thấy nhiều địa phương đã ghi nhận mức tăng trưởng giao dịch thanh toán điện tử trên 7% mỗi tháng, chẳng hạn như Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Kiên Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Sự phát triển này cho thấy hiệu quả của các chương trình chuyển đổi số thanh toán từ khối dịch vụ công đến khối tư nhân đang được các bộ ban ngành, chính quyền địa phương và các ngân hàng, trung gian thanh toán nỗ lực triển khai suốt thời gian qua.Năm 2024 là năm có khá nhiều thay đổi về các yêu cầu pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán không tiền mặt cũng như tăng cường bảo mật cho khách hàng. Các chính sách và quy định mới được ban hành không chỉ nhằm nâng cao tính bảo mật mà còn tạo sự thuận tiện tối đa cho người dân khi tham gia giao dịch tài chính. Những nỗ lực này là nền tảng quan trọng để thúc đẩy niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính số, đồng thời bảo vệ quyền lợi của họ trước những rủi ro ngày càng phức tạp từ tội phạm công nghệ. Cụ thể, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ ngày 1.7.2024, yêu cầu xác thực khuôn mặt với các giao dịch chuyển khoản vượt quá 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày. Quy định này không chỉ đảm bảo tính an toàn cho giao dịch mà còn giúp ngăn chặn các hành vi gian lận tài chính. Tiếp đó, Thông tư 50/2024/TT-NHNN do NHNN ban hành vào ngày 31.10.2024 quy định chi tiết về các cấp độ xác thực trong giao dịch trực tuyến. Với giao dịch có giá trị dưới 5 triệu đồng, người dùng chỉ cần xác thực mã PIN hoặc mã khóa bí mật. Tuy nhiên, với những giao dịch có tổng giá trị lớn hơn 5 triệu và không quá 100 triệu đồng, các phương thức xác thực mạnh hơn như OTP qua SMS, Soft OTP, hoặc xác thực hai kênh sẽ được áp dụng. Ngoài ra, Thông tư 40/2024/TT-NHNN yêu cầu các đơn vị trung gian thanh toán tuyên truyền khách hàng cập nhật thông tin căn cước công dân và xác thực sinh trắc học trước 1.1.2025. Quy định này hướng đến việc đảm bảo tính chính chủ của tài khoản ngân hàng và ví điện tử, đồng thời nâng cao khả năng phòng chống gian lận, bảo vệ tài sản của người dân.Payoo ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc không ngừng đổi mới và nhanh chóng đưa ra các chính sách phù hợp với bối cảnh thực tế. Sự nhạy bén này không chỉ giúp bảo vệ tài khoản ngân hàng và ví điện tử của người dân mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng một hệ sinh thái tài chính an toàn, minh bạch và bền vững.
Từ thủ môn U.21 Báo Thanh Niên tới HLV bóng đá sinh viên siêu 'ngầu'
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong ngày 26.1, vịnh Bắc bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8 (ngang cấp bão nhiệt đới), giật cấp 9 - 10; trạm Hòn Ngư và trạm Phú Qúy có gió giật mạnh cấp 8.Dự báo, trong ngày và đêm 27.1, vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, chiều tối và tối có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 2 - 4,5 m.Khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Từ đêm 27 - 28.1, khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng cao 3 - 5 m; vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3 - 5 m.Vịnh Bắc bộ gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng biển cao 2 - 3 m. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.Cùng ngày, cơ quan khí tượng cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng toàn miền Bắc, tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung bộ. Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối; ở Trung Trung bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 6 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 17 độ C; từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 19 độ C.
ket quả bóng đá
Những ngày qua, nhiều khán giả và là người dùng dịch vụ truyền hình trả tiền đã ngỡ ngàng khi 2 kênh nội dung VTV2 và VTV3 gián đoạn, sau đó... biến mất trong danh sách kênh tại một số nền tảng trả phí như FPT Play, MyTV hay TV360. Các kênh như VTV1, VTV4 tới VTV9, kênh Cần Thơ... vẫn xuất hiện và xem bình thường.Đến ngày 20.1, tình trạng này vẫn chưa được khắc phục. Lý do ban đầu được 3 nền tảng OTT trả phí đưa ra là chưa đạt được thỏa thuận với VTV. Còn trong thông báo mới nhất được Thời báo VTV đưa ra tối 19.1, VTV cho biết từ cuối năm 2024, đơn vị đã làm việc và trao đổi với các đối tác là những bên cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền về mô hình hợp tác mới, nhằm hài hòa giữa giá trị nội dung, chi phí đầu tư với lợi ích của khán giả cũng như doanh nghiệp."Đến nay đã có nhiều đơn vị thống nhất được với VTV về việc hợp tác tiếp phát sóng. Đối với các đơn vị vẫn chưa đạt được thỏa thuận, VTV không có cơ sở pháp lý cần thiết để duy trì cung cấp tín hiệu cho toàn bộ gói kênh", thông tin trên Thời báo VTV nêu.Sự việc này đang tạo nên làn sóng tranh luận ở cộng đồng người dùng bởi 2 kênh bị dừng là VTV2 (khoa học, công nghệ, giáo dục, cuộc sống) và VTV3 (thể thao, giải trí) diễn ra sau khi 13 kênh truyền hình của VTC cùng các kênh VOV, truyền hình Nhân Dân ngừng phát sóng từ ngày 15.1. Hiện các nền tảng truyền hình trả tiền như FPT Play, TV360, MyTV đang có hàng chục triệu người dùng trên cả nước, theo dõi ở các nền tảng từ TV tới thiết bị di động.Cũng theo Thời báo VTV, "kênh VTV luôn là gói kênh cơ bản của mọi dịch vụ truyền hình, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút thuê bao và mang lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên, chi phí bản quyền mà các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình đang chi trả cho VTV chưa phản ánh đúng giá trị mà nội dung của VTV mang lại cho các đơn vị truyền hình trả tiền".Sau khi xảy ra tình trạng mất kênh, không ít người dùng hoang mang khi đã thanh toán phí truyền hình với các bên, tuy nhiên vẫn có nguy cơ không thể theo dõi đầy đủ các chương trình trên những nền tảng trực tuyến tới hết Tết Nguyên đán, khi thời gian từ nay tới trước khi nghỉ tết còn quá ít, khó có thể đủ để các bên đi đến một thỏa thuận chung. "Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hàng triệu hộ gia đình đã đăng ký và trả tiền thuê bao dịch vụ", một chuyên gia nhận định.Một số ý kiến cho rằng việc VTV và doanh nghiệp đàm phán về bản quyền là mối quan hệ kinh tế của các bên, việc tắt sóng cần có lộ trình, thông báo cụ thể để không gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng nói chung, đặc biệt ở thời điểm cận Tết Nguyên đán, thay vì đột ngột thực hiện gây tác động tới kế hoạch và thói quen của các hộ gia đình có nhu cầu theo dõi truyền hình. Hiện tại, để theo dõi VTV2 và VTV3 trên nền tảng OTT, người dùng có thể sử dụng phần mềm VTV Go, hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2, hoặc số ít nền tảng truyền hình trả tiền đã đạt được thỏa thuận.Báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy số lượng thuê bao truyền hình trả tiền tăng từ 18,3 triệu (năm 2023) lên 21,2 triệu tới hết năm 2024, tương đương tăng 14%. Trong khi đó, thuê bao dịch vụ truyền hình qua internet (OTT) cũng ghi nhận tăng trưởng từ 5,56 triệu lên 7,4 triệu, tương đương 33%.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư