Lo sợ bị quấy rối, sàm sỡ khi đi xe khách
Viện KSND TP.Hà Nội mới đây ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam, Công ty Sông Đà Nhật Nam và Công ty Sông Đà Invest.Trước đó, tháng 12.2024, Công an TP.Hà Nội đã ban hành kết luận, đề nghị truy tố bà Vũ Thị Thúy (41 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty bất động sản Nhật Nam) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Cùng vụ án còn có 5 người khác, gồm Trần Thiện Tâm (Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh Công ty bất động sản Nhật Nam tại TP.HCM), Trịnh Văn Tôn (Phó tổng giám đốc), Phạm Văn Tuyên (Trưởng ban chiến lược); Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Công Sơn (thành viên Ban chiến lược).Theo cáo buộc, bà Vũ Thị Thúy từng có 1 tiền án tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tháng 7.2019, bà này thành lập Công ty bất động sản Nhật Nam vốn điều lệ 50 tỉ đồng, sau đó "tăng khống vốn điều lệ" lên 200 tỉ đồng.Nữ bị can lợi dụng doanh nghiệp để thu hút vốn từ các nhà đầu tư, bằng cách đưa ra thông tin quảng cáo sai sự thật về việc đầu tư bất động sản, nhà hàng, khách sạn…, cam kết phân chia lợi nhuận theo ngày với mức 7 - 8% mỗi tháng, lợi nhuận thu về sau 2 năm là 168 - 192% giá trị hợp đồng.Để phục vụ cho kế hoạch huy động vốn, bà Thúy thành lập ban cố vấn và thuê những cá nhân từng công tác trong công an, quân đội, Văn phòng Chính phủ... làm thành viên. Những người này sẽ sử dụng hình ảnh, uy tín của bản thân trước đây để xuất hiện tại các sự kiện, hội nghị rồi quảng cáo cho Công ty bất động sản Nhật Nam.Thành viên ban cố vấn còn phải chia sẻ bản thân cũng đang đầu tư tiền vào công ty và được phân chia lợi nhuận đầy đủ; đồng thời phải giới thiệu rằng doanh nghiệp đầu tư bất động sản khắp cả nước, kinh doanh nhà hàng, khách sạn có hiệu quả…Bà Thúy cũng thành lập ban lãnh đạo công ty và ban chiến lược, trả lương từ 50 - 200 triệu đồng mỗi tháng. Các thành viên có nhiệm vụ mở rộng phạm vi hoạt động huy động vốn, quản lý các đội nhóm kinh doanh cùng 32 văn phòng trên khắp cả nước.Thực tế cho thấy, Công ty bất động sản Nhật Nam đầu tư mua các bất động sản để bán nhưng không có lãi, hoạt động nhà hàng, khách sạn đều thua lỗ, dẫn đến đóng cửa.Vẫn theo kết luận điều tra, Công ty bất động sản Nhật Nam còn đào tạo đội ngũ sale với các bài thuyết trình giới thiệu về hoạt động đầu tư bất động sản, kinh doanh nhà hàng khách sạn, chính sách chi trả hoa hồng...Bị can Vũ Thị Thúy còn chỉ đạo tổ chức nhiều sự kiện để mời nhà đầu tư tham dự nhằm vận động họ góp vốn vào doanh nghiệp. Người ở các tỉnh xa khi tham gia sự kiện còn được bố trí xe đưa đón, ăn uống.Điển hình như một sự kiện tổ chức ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình hồi năm 2022, Công ty bất động sản Nhật Nam đã mời hơn 5.000 người tham dự, quảng bá doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhà đầu tư yên tâm khi góp vốn.Với các thủ đoạn nêu trên, từ năm 2019 - 2022, Vũ Thị Thúy bị cáo buộc đã lừa đảo hơn 24.000 trường hợp, khiến họ nộp hơn 8.874 tỉ đồng vào Công ty bất động sản Nhật Nam.Khoảng tháng 8.2022, nhiều cơ quan báo chí đưa tin hoạt động huy động vốn của Công ty bất động sản Nhật Nam có dấu hiệu lừa đảo. Hàng trăm người nộp đơn tố cáo bị can.Tuy nhiên, bà Thúy không dừng lại mà tiếp tục hoạt động lừa đảo thông qua các công ty Sông Đà Invest và Sông Đà Nhật Nam.Thông qua cả 3 công ty, nữ bị can cùng đồng phạm bị cáo buộc lừa đảo gần 26.000 người tổng số tiền hơn 9.113 tỉ đồng. Trong đó, hơn 4.297 tỉ đồng "lấy của người sau trả cho người trước", đến nay còn chiếm đoạt hơn 4.816 tỉ đồng.Với số tiền trên, bà Thúy khai dùng chi thưởng thêm cho nhà đầu tư hơn 137 tỉ đồng; chi hoa hồng, thưởng cho sale hơn 2.329 tỉ đồng; chi hoạt động kinh doanh hơn 567 tỉ đồng; mua bất động sản trên cả nước hết 188 tỉ đồng…Số tiền còn lại hơn 986 tỉ đồng, bà Thúy khai sử dụng mục đích cá nhân, đến nay không giải trình được cụ thể.Hỗ trợ nhà ở cho 15 công nhân bị tai nạn lao động
Hãng Yonhap ngày 26.1 đưa tin các công tố viên tại Hàn Quốc vừa truy tố Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol với cáo buộc lãnh đạo một cuộc nổi loạn khi áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn vào tháng trước.Với bản cáo trạng này, ông Yoon đã trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc bị truy tố trong thời gian bị giam giữ.Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước khi thời hạn giam giữ của ông Yoon kết thúc, sau khi ông bị Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) giam giữ vào ngày 15.1 vì tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2023. Ông chính thức bị tạm giam vào ngày 19.1.CIO - đơn vị dẫn đầu cuộc điều tra ông Yoon - đã chuyển vụ án cho bên công tố vào tuần trước vì cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để truy tố một tổng thống.Sáng ngày 26.1, các công tố viên cấp cao trên cả nước đã tập trung họp để thảo luận về các bước tiếp theo trong vụ án của ông Yoon, dù chưa có cơ hội thẩm vấn trực tiếp ông.Nhóm công tố điều tra vụ án cho biết rằng sau khi xem xét các bằng chứng và dựa trên đánh giá toàn diện, họ xác định rằng việc truy tố bị cáo là phù hợp.Ông Yoon đối diện cáo buộc thông đồng với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun và những người khác để kích động nổi loạn bằng cách ra sắc lệnh tuyên bố thiết quân luật. Ông cũng bị cáo buộc triển khai lực lượng quân đội đến quốc hội nhằm ngăn cản các nhà lập pháp bỏ phiếu bác bỏ sắc lệnh.Các công tố viên đã tìm cách thẩm vấn ông Yoon để quyết định có gia hạn thời gian giam giữ hay không, nhưng một tòa án ở Seoul đã bác bỏ yêu cầu của bên công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ. Theo luật, nghi phạm phải được thả nếu không bị truy tố trong thời gian tạm giam.
Bộ trưởng Quốc phòng 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần đầu tiên giao lưu ở biên giới
Sau AFF Cup 2024, giá trị chuyển nhượng của tiền đạo Nguyễn Xuân Son tăng khoảng 100.000 euro lên mức 700.000 euro (khoảng 18,3 tỉ đồng), theo trang Transfermarkt (Anh). Tuy nhiên, nếu trước đó (sau mùa giải 2023 - 2024), cầu thủ gốc Brazil này quyết định chia tay CLB Nam Định để chuyển sang một CLB ở Ả Rập Xê Út như đề nghị với mức phí được tiết lộ khoảng 2,9 triệu euro (hơn 75 tỉ đồng), anh đã có thể trở thành cầu thủ đắt giá nhất Đông Nam Á. Vì cầu thủ đắt giá nhất hiện nay là tiền vệ Jalil Elias (28 tuổi, người Argentina), đang được CLB Johor Darul Ta'zim cho Velez Sarsfield (Argentina) mượn 6 tháng, có giá trị khoảng 65 tỉ đồng (2,50 triệu euro), theo tờ New Straits Times.Xuân Son đã chọn ở lại CLB Nam Định, nhập quốc tịch và thi đấu cho đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 để lên ngôi vô địch một cách xứng đáng, trở thành cầu thủ xuất sắc nhất giải và đoạt danh hiệu vua phá lưới.Đây là quyết định được xem thay đổi cuộc đời của Xuân Son. Giá trị chuyển nhượng của cầu thủ 27 tuổi này hiện định giá là 700.000 euro, nhưng anh đã được tưởng thưởng xứng đáng gấp hơn nhiều lần so với giá trị này, nhờ những nỗ lực của mình trên sân cỏ trong màu áo đội tuyển Việt Nam.Theo tờ New Straits Times, hiện nay Xuân Son không nằm trong tốp 10 cầu thủ đắt giá nhất Đông Nam Á, nhưng trong tương lai khi anh trở lại thi đấu sau chấn thương và tiếp tục chứng tỏ năng lực đỉnh cao của mình, giá trị sẽ tiếp cận mức 1 triệu euro. Với giá trị này, sẽ tương đương với các cầu thủ đang trong tốp 10 có giá trị cao của khu vực như Alvaro Gonzalez và Chico Geraldes (đều của CLB Johor Darul Ta'zim), cùng với Freddy Alvarez và Chanathip Songkrasin của CLB BG Pathum United (Thái Lan), tất cả đều được định giá 1 triệu euro (khoảng 26,2 tỉ đồng).Cầu thủ có giá trị cao hiện xếp thứ 2 trong khu vực là tiền đạo Bissoli của CLB Buriram United (Thái Lan). Chân sút người Brazil này được định giá 2 triệu euro (52,4 tỉ đồng), tiếp theo là Bart Ramselaar của Lion City Sailors (Singapore) với giá 1,6 triệu euro (41,9 tỉ đồng). 2 cầu thủ khác của Buriram United là tiền đạo Supachai Chaided (Thái Lan) và Lucas Crispim (Brazil) xếp lần lượt tiếp theo đều có mức giá 1,2 triệu euro (31,4 tỉ đồng)."Có một số yếu tố góp phần vào những định giá này, bao gồm tuổi tác cầu thủ, tiềm năng, tài năng, tình hình hợp đồng, bản quyền hình ảnh, kinh nghiệm quốc tế, hồ sơ chấn thương, sức mạnh tài chính của giải đấu và CLB, cũng như giá trị chung của giải đấu", ông Faidauz Azhar, một người đại diện cầu thủ có giấy phép chính thức của FIFA, cho biết.Cũng theo ông Faidauz Azhar, trong cuộc phỏng với tờ New Straits Times: "Dựa trên những giá trị của cầu thủ, đặc biệt nhóm tốp 10 cầu thủ có giá cao như hiện nay. Một số thống kê cho thấy, giải M-League của Malaysia đang xếp thứ 2 tại Đông Nam Á sau giải Thai League 1 của Thái Lan về tổng giá trị thị trường, trong 5 giải đấu lớn nhất của khu vực". Theo đó, tờ New Straits Times cho rằng, M-League hiện có giá trị là 8,4 triệu euro (hơn 220 tỉ đồng), trong khi giải đấu của Thái Lan dẫn đầu với 10,3 triệu euro (269,9 tỉ đồng). Tiếp theo là S-League của Singapore có giá trị 5,3 triệu euro (138,8 tỉ đồng), giải V-League của Việt Nam xếp thứ 4 với định giá 4,9 triệu euro (khoảng 128,3 tỉ đồng). Xếp thứ 5 là giải VĐQG của Indonesia có giá trị 4,4 triệu euro (115,2 tỉ đồng)."Mặc dù xếp thứ 2 khu vực, M-League lại là giải đấu có ít đội hơn, và cũng có rất ít trận đấu mang tính cạnh tranh cao. 90% các CLB có lợi tức đầu tư âm dựa trên chi tiêu hàng năm. Hầu hết các CLB tại đây cũng phụ thuộc vào nguồn tài trợ của nhà nước, nên chi tiêu bị hạn chế, vì phần lớn chỉ dùng để trả lương. Doanh thu bản quyền truyền hình cũng không cao. Tại Malaysia, giá trị giải đấu cao chỉ là nhờ vào duy nhất CLB Johor Darul Ta'zim có đầu tư cực lớn. Vì vậy, nếu so với V-League hay Thai League 1, thì rõ ràng đây là điều hoàn toàn khác biệt. M-League cho thấy sự không bền vững về mặt tài chính, sức hấp dẫn thấp và lượng khán giả cũng rất ít", ông Faidauz Azhar bày tỏ.
Ngày 12.1.2025, Ban Kiểm tra VTF tiếp nhận đơn thư tố cáo của ông N.T.H, là phụ huynh của võ sinh: N.T.N.M, 13 tuổi.Qua đơn tố cáo ông H phản ảnh việc cháu N.T.N.M bị HLV Nguyễn Văn Kin đồng thời cũng là chủ nhiệm CLB Seung Ri - địa chỉ: Số 151/1 đường Hồ Nguyên Trừng, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng và phụ tá CLB có hành vi bạo hành bằng roi tre và dụng cụ tập luyện gây thương tích và sang chấn tâm lý.Ban kiểm tra VTF đề nghị Liên đoàn Taekwondo TP.Đà Nẵng khẩn trương tiến hành xác minh sự việc bạo hành nói trên. Xác minh báo cáo cụ thể trung thực hành vi bạo hành. Xác minh tư cách pháp nhân và tính hợp lệ của HLV, phụ tá HLV. Xem xét tình trạng sức khỏe và tâm lý cháu N.T.N.M và hướng khắc phục hậu quả của HLV Nguyễn Văn Kin với gia đình cháu. Đề nghị các bước được thực hiện khẩn trương trước ngày 15.1, báo cáo Chủ tịch VTF".Lãnh đạo VTF cho biết: "Hành vi của HLV và phụ tá sẽ được các cơ quan chức năng xem xét. Vi phạm pháp luật tới đâu thì xử tới đó, riêng vi phạm đạo đức nghề nghiệp đã rõ. Chúng tôi đợi Ban kiểm tra VTF và Liên đoàn Taekwondo Đà Nẵng báo cáo. VTF sẽ thu hồi mã CLB, không cho HLV và phụ tá thi cấp đẳng, tức không công nhận về mặt chuyên môn của CLB và HLV".HLV Văn Kin có giải thích với Báo Thanh Niên: "Tôi sử dụng thanh tre nhỏ có chiều dài 50 cm trong việc giảng dạy. Tuy nhiên, thanh tre đó là để tôi chỉnh sửa động tác cho võ sinh. Ngoài ra, tôi có sử dụng thanh tre để thực hiện các thử thách, nhằm tăng tốc độ cho, sức mạnh cho võ sinh". Ngày 14.1, CLB taekwondo do HLV này làm chủ nhiệm chính thức bị đình chỉ hoạt động.
Đông nghẹt người ở TP.HCM đến chùa thắp hương trong ngày vía Ngọc Hoàng
Đối mặt với không ít khó khăn, biến động cùng sự "lao dốc" của những thị trường lớn như Trung Quốc, Đông Nam Á… thị trường xe máy toàn cầu năm 2024 vẫn tiếp đà tăng trưởng với lượng xe máy mới bán ra lập kỷ lục mới.Theo chuyên trang thống kê dữ liệu mô tô xe máy Motorcycles Data, trong năm 2024 người dân toàn cầu đã mua sắm 61,8 triệu xe máy mới các loại, tăng 2,7% so với năm 2023, đồng thời tăng khoảng 10 triệu xe so với thời điểm năm 2020. Nhu cầu mua sắm xe máy tăng cao tại các quốc gia, khu vực như Ấn Độ, Đông Âu, Bắc Mỹ… đã bù đắp cho sự sụt giảm tại các thị trường hàng đầu như Trung Quốc, Đông Nam Á…Những thương hiệu xe máy truyền thống vốn có thế mạnh trong ngành như Honda, Yamaha… tiếp tục chiếm ưu thế. Trong khi đó, nhu cầu xe máy điện gia tăng cũng góp phần giúp những thương hiệu như Yadea có bước tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số. Tuy nhiên, cục diện cạnh tranh ở nhóm dẫn đầu không có nhiều thay đổi.Cụ thể, theo Motorcycles Data trong năm 2024, Honda vẫn là thương hiệu xe máy hút khách nhất thế giới với tổng doanh số bán đạt 19,4 triệu xe, tăng 6% so với năm 2023, đồng thời chiếm tới 32% thị phần xe máy toàn cầu.Danh mục sản phẩm đa dạng, cùng nỗ lực phát triển, mở rộng danh mục sản phẩm sang các phân khúc xe máy điện và thế mạnh về thương hiệu… là những yếu tố giúp Honda tiếp tục là thương hiệu xe máy được ưa chuộng nhất thế giới. Trong số các thị trường Honda phân phối xe máy Bosnia (tăng 127,9%), Albania (tăng 112%) và Ukraine (tăng 100,8%) là những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Vị trí thứ 2 thuộc về thương hiệu xe máy Ấn Độ - Hero Motor với 5,9 triệu xe bán ra, tăng 6,9% so với năm 2023. Trong đó, Costa Rica (tăng 184%), Nigeria (tăng 184%) và Sri Lanka (tăng 54,3%) là những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của thương hiệu xe máy Ấn Độ.Yamaha đứng ở vị trí thứ 3 với 4,6 triệu xe bán ra, tăng 4,2%; trong đó mức tăng trưởng nhanh nhất tập trung ở các thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 87,3%) và Romania (tăng 86,9%). Yadea với thế mạnh về xe máy điện cũng đạt thành tích 4,3 triệu xe bán ra, giảm 13% so với năm 2023. Tuy nhiên, kết quả này cũng giúp Yadea vươn lên vị trí thứ 4 đồng thời bám sát Yamaha. Trong đó thị trường tăng trưởng nhanh nhất của Yadea là Campuchia, Pakistan và Moldova.Vị trí thứ 5 thuộc về TVS Motor với 3,7 triệu xe bán ra (tăng 12,6%). Các vị trí còn lại thuộc về Bajaj Auto với 3,1 triệu xe (tăng 9,3%); Suzuki với 2 triệu xe (tăng 6,1%); Italika với 1,3 triệu xe tăng 35,8%; Zongshen với 1 triệu xe bán ra (tăng 3,4%) và Royal Enfield đạt 948.000 xe (tăng 5,1%).Tại Việt Nam, trong năm 2024 người Việt đã mua sắm tổng cộng 2.653.607 xe máy các loại, tăng 5,44% so với năm 2023. Trong đó, Honda chiếm gần 80% thị phần.