Kỷ lục thế giới xác lập cho cặp sinh non '0% cơ hội sống sót'
Đài NBC News đưa tin tay súng đã bắt giữ một số nhân viên bệnh viện làm con tin và khiến ít nhất 5 người bị thương trước khi bị bắn chết. Trong cuộc đọ súng, sĩ quan cảnh sát Andrew Duarte, thuộc cơ quan cảnh sát quận West York (Pennsylvania), đã thiệt mạng tại hiện trường.Danh tính tay súng được xác định là Diogenes Archangel-Ortiz, 49 tuổi. Hiện chưa rõ động cơ vụ tấn công nhằm vào bệnh viện UPMC.Cơ quan chức năng nhận thông tin về vụ việc vào khoảng 11 giờ ngày 22.2 (giờ địa phương). Phát biểu trong họp báo vào chiều cùng ngày, biện lý quận York Tim Barker nói rằng Archangel-Ortiz vào bệnh viện mang theo một chiếc túi đựng một khẩu súng ngắn, dây trói và hướng về phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).“Tay súng đã bắt một số nhân viên bệnh viện làm con tin. Nghi phạm đã nổ súng và bắn trúng 3 nhân viên bệnh viện, gồm nhân viên chăm sóc tích cực, y tá và bảo vệ”, ông Barker thông tin. Tay súng còn khiến 2 cảnh sát khác bị thương. Archangel-Ortiz bị cảnh sát bắn chết khi đang bước đến hành lang tại bệnh viện trong khi vẫn chĩa súng vào con tin.Thống đốc Pennsylvania Josh Shapiro nói vụ tấn công trên “là hành động hèn nhát”, đồng thời gửi lời chia buồn gia đình cảnh sát Duarte. "Ông Duarte đáng được khen ngợi vì cuộc đời phục vụ, dù đã bị cắt ngắn quá nhiều. Chúng tôi vô cùng biết ơn ông ấy", ông Shapiro nói.Ông Tim Baker cho biết tay súng được cho là đã lên kế hoạch nhằm vào phòng chăm sóc tích cực. Hồi tuần trước, người này đã liên lạc với ICU để trao đổi vấn đề y tế của một cá nhân khác.Mỹ tục xưa: 'Mùng ba tết thầy' trong ngày Xuân
Phát biểu khai mạc, lãnh đạo Phòng VHTT-TT H.Châu Đức cho biết: Giải bóng đá tranh cúp Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Châu Đức lần này tuy không thu hút nhiều đội bóng tham gia, nhưng lại quy tụ hầu hết các cầu thủ chất lượng, hàng đầu của huyện về tham gia thi đấu, đặc biệt là có sự góp mặt của một số cầu thủ từng thi đấu trong màu áo đội tuyển quốc gia Việt Nam ở nội dung Futsal và bóng đá 11 người.
Khai thác cát trái phép còn chống trả công an
Vào buổi sáng, mọi người cần tránh những thói quen sau:Với nhiều người, thức dậy khi có tiếng chuông báo thức vào buổi sáng là điều không hề dễ dàng. Một số có thói quen đặt lại báo thức để được ngủ thêm vài phút. Tuy nhiên, hành động này là không nên, theo theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Mỗi lần ngủ lại thì chúng ta sẽ bắt đầu một chu kỳ ngủ mới. Tuy nhiên, việc thức dậy đột ngột sau đó chỉ vài phút sẽ làm gián đoạn chu kỳ ngủ. Tình trạng này khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thậm chí nhức đầu. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên đặt báo thức một lần và không nên ngủ lại.Một số người có thói quen vừa thức dậy đã mở điện thoại và lướt mạng xã hội hay kiểm tra email. Hành động này là không nên khi vừa thức dậy, não bộ chưa kịp khởi động và tỉnh táo. Hệ quả là khiến chúng ta dễ bị căng thẳng trước cả khi bộ não tỉnh táo hẳn. Thay vào đó, mọi người hãy hít một hơi thở thật sâu, duỗi người, uống một ít nước hoặc phơi nắng sớm vài phút rồi hãy dùng điện thoại.Uống cà phê trước khi ăn sáng, lúc bụng đang đói sẽ gây hại nhiều hơn là lợi. Vì cà phê tác động xấu đến dạ dày, làm tăng mức hoóc môn căng thẳng cortisol, dễ dẫn đến cảm giác bồn chồn, lo lắng. Cách tốt là uống một ly nước sau khi thức dậy, ăn sáng rồi hãy uống cà phê.Một thói quen xấu mà không ít người mắc là không ăn sáng. Nhiều trường hợp không ăn sáng do sợ trễ giờ làm, giờ học. Đôi khi, không ăn sáng có thể làm giảm đường huyết, khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu.Một số người không thấy đói và cảm thấy ổn khi không ăn sáng. Tuy nhiên, một tác động họ ít ngờ tới là bỏ bữa sáng sẽ khiến mức đường huyết trong máu giảm và kích thích cảm giác thèm ăn ngọt, tinh bột, chất béo trong phần còn lại trong ngày, theo Medical News Today.
Sân bóng trong khuôn viên trường ĐH TDTT và Trung tâm Huấn luyện quốc gia Đà Nẵng đã sẵn sàng
Đời thật của bà chủ nha khoa chuyên trị vai osin trên màn ảnh nhỏ
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Quy định 264 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định 69 năm 2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.Theo đó, Quy định 264 bổ sung các nội dung kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm về lãng phí tại 4 điều của Quy định 69 trước đó.Tại điểm e, khoản 1, điều 6, quy định về tình tiết tăng nặng mức kỷ luật, Quy định 264 đã bổ sung thêm hành vi biết mà không ngăn chặn hoặc để cán bộ, đảng viên thuộc tổ chức mình trực tiếp quản lý xảy ra lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng bên cạnh việc xảy ra tham nhũng, tiêu cực như quy định trước đó.Tương tự, tại điểm e, khoản 2, điều 11 quy định về vi phạm công tác tổ chức, cán bộ và công tác đảng viên) thành "bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định hoặc không kiến nghị xử lý đảng viên có hành vi chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, giấy xác nhận không hợp pháp".Tên của điều 17 thuộc chương 2 về kỷ luật tổ chức đảng vi phạm cũng được sửa từ "vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực" thành "vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực".Cùng đó, các điểm b, c của khoản 1; điểm a, b, c, d, đ của khoản 2; điểm a, b của khoản 3, điều 17 cũng được bổ sung nội dung về lãng phí bên cạnh tham nhũng, tiêu cực như trước đây.Chẳng hạn, tại các điểm a, b, c, d của khoản 2, điều 17 đã bổ sung nội dung lãng phí vào các hành vi vi phạm của tổ chức đảng sẽ bị kỷ luật cảnh cáo như sau:a) Không xử lý, bao che, dung túng cho tổ chức, cá nhân tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và vi phạm quy định về kê khai, công khai, kiểm soát tài sản, thu nhập.b) Ban hành nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp mình về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.c) Không xử lý hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý.d) Không lãnh đạo, chỉ đạo hoặc có hành vi cản trở hoạt động thu hồi tiền, tài sản tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.đ) Chỉ đạo chỉ xử lý nội bộ hoặc xử lý về hành chính đối với cá nhân tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, có dấu hiệu tội phạm.Tại chương 3 về kỷ luật đảng viên vi phạm, tên điều 39 cũng được đổi thành: "Vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực".Tương tự như điều 17, nội dung lãng phí cũng được bổ sung vào các quy định tại các khoản của điều này. Theo đó, Quy định 264 quy định: Đảng viên sẽ bị kỷ luật khiển trách nếu buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách mà không chủ động xử lý.Đảng viên sẽ bị kỷ luật cảnh cáo, cách chức nếu có các hành vi sau:Biết mà không báo cáo, phản ánh, xử lý hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.Để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng tại cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách.Tiết lộ thông tin, đe dọa, trả thù, trù dập người phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.Lợi dụng việc phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để vu khống cơ quan, tổ chức, cá nhân.Đảng viên sẽ bị khai trừ Đảng nếu vi phạm các hành vi sau:Không chỉ đạo và tổ chức thu hồi hoặc cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.Chỉ đạo xử lý hành chính, kinh tế đối với hành vi tham nhũng, tiêu cực, có dấu hiệu tội phạm hoặc cho miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trái pháp luật đối với người phạm tội tham nhũng, tiêu cực.Lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che hoặc cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để làm trái quy định, trục lợi; dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.