Chuyện 'thâm cung bí sử' trong nhà máy tên lửa của ông Elon Musk?
Mitsubishi Triton 2020 phiên bản Premium vẫn dùng động cơ dầu MIVEC 2.4 lít sản sinh công suất 179 mã lựcGoogle 'cười nhạo' Apple vì không có AI sáng tạo trên iPhone
Theo TechSpot, Samsung Foundry một lần nữa thất bại trong việc giành được hợp đồng từ Qualcomm để sản xuất bộ vi xử lý di động hàng đầu mới nhất, Snapdragon 8 Elite Gen 2. Đây là bước lùi mới trong cuộc cạnh tranh gay gắt giữa Samsung và TSMC, khi TSMC tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu bằng việc giành toàn bộ hợp đồng sản xuất chip mới này.Quyết định này diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với Samsung Foundry, khi công ty đang phải đối mặt với những thách thức về tỷ lệ sản xuất thành công thấp. Tuy nhiên, Samsung đã đạt được một số tiến bộ đáng kể, như ổn định quy trình sản xuất chip 3nm và đặt mục tiêu phát triển chip 2nm cũng như chip 1,4nm vào năm 2027.Dù vậy, lựa chọn của Qualcomm hợp tác độc quyền với TSMC cho Snapdragon 8 Elite Gen 2 phản ánh thực tế khắc nghiệt của ngành công nghiệp bán dẫn. TSMC, với lịch sử hoạt động ổn định và độ tin cậy cao, đã tạo nên lợi thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi Snapdragon là dòng chip được sử dụng rộng rãi trong các mẫu smartphone cao cấp trên toàn cầu.Mất đi hợp đồng này không đồng nghĩa với việc Samsung Foundry phải từ bỏ tham vọng của mình. Samsung dự kiến sẽ tiếp tục nỗ lực để giành được hợp đồng sản xuất Snapdragon 8 Elite Gen 3 khi chip này bắt đầu được phát triển. Song song với đó, thông tin về việc Snapdragon 8 Elite Gen 2 sẽ tăng giá đáng kể đã đặt ra bài toán khó cho mảng kinh doanh smartphone của Samsung. Chi phí cao hơn của vi xử lý dành cho điện thoại có thể khiến giá thành các sản phẩm cao cấp như dòng Galaxy tăng, gây áp lực lớn cho khả năng cạnh tranh về giá.Một giải pháp tiềm năng là hồi sinh dòng chip Exynos nội bộ cho các thiết bị Galaxy trong tương lai, chẳng hạn như dòng Galaxy S26. Động thái này có thể giúp Samsung giảm bớt sự phụ thuộc vào Snapdragon và kiểm soát chi phí tốt hơn. Samsung cần phải cân nhắc các chiến lược khác nhau để duy trì sự cạnh tranh trên thị trường, bao gồm cải thiện năng lực sản xuất chip nội bộ hoặc hợp tác với các nhà cung cấp chip khác. Đây sẽ là bài toán khó cho cả mảng bán dẫn và smartphone của Samsung trong thời gian tới.
Liverpool sẵn sàng đối đầu với Arsenal giành chữ ký của Manuel Locatelli
Giới chuyên gia hoàn toàn nhất trí rằng trái đất sẽ không thể mãi mãi là ngôi nhà chung của sự sống. Đến một thời điểm trong tương lai, mặt trời sẽ đốt hết nhiên liệu và kéo theo vận mệnh bi thảm của địa cầu.Tuy nhiên, trước khi thời khắc đó xảy ra, nhiệt độ tăng cao đến ngưỡng cực đoan sẽ đe dọa khả năng sinh tồn của loài người. Và sẽ đến lúc trái đất không còn ôxy.
Sáng nay 15.1, tại phiên tòa xét xử vụ án Hạc Thành Tower, trong phần xét hỏi, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã xét hỏi cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đầu tiên.Trước HĐXX, bị cáo Trịnh Văn Chiến nói rằng có 5 vấn đề ông không đồng ý với cáo trạng truy tố và cũng không đồng ý khi bị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí."Tôi không biết thời điểm tính giá đất năm 2013 của dự án Hạc Thành Tower. Việc xác định giá đất 21 triệu đồng/m2 tôi đồng ý và giao anh Xứng (bị cáo Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - PV) ký như cáo trạng nêu là không phù hợp. Cáo trạng nói tôi ký văn bản đồng ý chủ trương chuyển nhượng thì đây chỉ là chủ trương thôi, trong khi kết luận điều tra đã kết luận tôi ký chủ trương là đúng, không sai. Việc xác định giá hơn 45 triệu/m2 là không phù hợp. Việc xác định thiệt hại trong vụ án là hơn 55,8 tỉ đồng là không đúng", bị cáo Chiến nêu các vấn đề không đồng ý với cáo trạng truy tố ông.Về tội danh, bị cáo Chiến cho rằng, cáo trạng truy tố ông tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí là không đúng, bản thân chỉ "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".Khi nói về trách nhiệm của từng cá nhân, nhất là trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, các phó chủ tịch UBND tỉnh, bị cáo Chiến đã viện dẫn từng khoản, từng điều rất rõ ràng để minh chứng cho bản thân "nhẹ tội" hơn, chứ không nặng nề như cáo trạng truy tố.Ông Chiến cho biết, năm 2013, khi giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông đã ký quyết định giao nhiệm vụ phân công nhiệm vụ từng cá nhân. Trong đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng (thời điểm năm 2013), theo khoản 6 điều 4 về quy định nhiệm vụ thì được giao phụ trách lĩnh vực kinh tế - tài chính, giá cả và theo dõi chỉ đạo nhiều sở, trong đó có Sở Tài chính và Văn phòng UBND tỉnh. Về các lần bút phê vào việc xem xét giá đất dự án Hạc Thành Tower, bị cáo Chiến cho biết, ông rất lăn tăn và cho rằng việc định giá 21 triệu đồng/m2 mà Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa trình cho ông xem xét khi đó là "có vấn đề", nên ông nhiều lần giao lại cho Văn phòng UBND tỉnh xem xét, căn cứ theo quy định để trình lại hồ sơ."Văn phòng trình lên tôi giá giao đất. Tôi xem rồi bút phê làm rõ cơ sở thu 21 triệu đồng/m2. Nhưng văn phòng sau đó gửi lại vẫn 21 triệu đồng/m2. Đến lần thứ 3 văn phòng vẫn giữ nguyên giá 21 triệu/m2 để gửi tôi. Khi này tôi phê hoàn chỉnh hồ sơ gửi anh Xứng phê duyệt. Tiếp đó, lần 4 văn phòng vẫn gửi hồ sơ tôi xem là giá 21 triệu đồng/m2, và tôi đã đồng ý chủ trương", ông Chiến khai trước tòa.Bị cáo Chiến cũng cho rằng quá trình xem xét hồ sơ về định giá đất ông rất "phân vân", nên giao đi giao lại cho Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, với trách nhiệm tham mưu, thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật để trình lại."Văn phòng tổng hợp ý kiến các phó chủ tịch, thì khi đó ông Nguyễn Đức Quyền và Phạm Đăng Quyền (đều là Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2013) cho ý kiến đồng ý với giá 21 triệu đồng/m2, còn anh Việt (ông Vương Văn Việt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2013 - PV) lúc đầu cũng chưa đồng ý, sau mới đồng ý. Riêng phó chủ tịch Nguyễn Ngọc Hồi chỉ thống nhất về nguyên tắc, nhưng cáo trạng nói tất cả các phó chủ tịch đều thống nhất giá đất là không đúng"" bị cáo Chiến nói.Ông Chiến thừa nhận do ông không học lĩnh vực kinh tế tài chính mà học ngành trồng trọt nên trình độ, nhận thức về lĩnh vực định giá đất còn hạn chế.Khi được HĐXX cho phép đưa ra nhận định về quá trình xảy ra các sai phạm trong dự án Hạc Thành Tower, bị cáo Trịnh Văn Chiến khẳng định rằng: "Tôi khẳng định, tôi, anh Xứng và một số cán bộ khi xử lý công việc đó không hề biết là sai quy định của pháp luật. Chúng tôi không có động cơ, mục đích, vụ lợi, không ai tham ô, tham nhũng, hối lộ. Chúng tôi làm việc đó như hàng ngàn vụ việc khác, đều vì sự phát triển của tỉnh".Bị cáo Chiến cũng đề nghị HĐXX xác định lại giá trị thiệt hại trong vụ án, vì mức thiệt hại được xác định là hơn 55,8 tỉ đồng là quá cao so với giá trị thực tế khi đó."Tôi thấy khi xác định thiệt hại, cần nghiên cứu lại xác định thiệt hại như nào cho phù hợp. Không thể nào chỉ trong thời gian 2 năm 9 tháng mà mà giá đất tăng hơn 2 lần, từ 21 triệu lên hơn 45 triệu đồng/m2", bị cáo Chiến nói.Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, gồm: cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến (64 tuổi); cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng (62 tuổi); Cù Đình Hiền (70 tuổi) và Bùi Văn Nam (55 tuổi; đều nguyên là Phó trưởng phòng Kinh tế - Tài chính, thuộc Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa); Đinh Cẩm Vân (59 tuổi), cựu Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa; Nguyễn Bá Hùng (58 tuổi), cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa, cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Xuân; Văn Xuân Hùng (65 tuổi), cựu Trưởng phòng Quản lý công sản - giá cả Sở Tài chính Thanh Hóa; Nguyễn Mạnh Sơn (66 tuổi), cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Mã; Đinh Xuân Hướng (54 tuổi), cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Thanh (Thanh Hóa), cựu Tổng giám đốc Công ty CP Sông Mã; Trần Công Tỏ (68 tuổi), cựu Trưởng phòng Tài chính doanh nghiệp Sở Tài chính Thanh Hóa; Ngô Đình Chén (68 tuổi), cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa.
Nhiều hoạt động hấp dẫn nhân Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Một sứ mệnh được trông đợi sẽ đưa các phi hành gia Mỹ trở lại mặt trăng. Nhưng tên lửa khổng lồ mới của NASA đã bị trì hoãn và chi phí ngày càng tăng.Giờ đây, Tổ hợp Phóng Không gian, hay SLS, có thể là mục tiêu của tỉ phú Elon Musk khi ông thay mặt cho Tổng thống Donald Trump tìm cách tiết kiệm chi phí cho chính phủ Mỹ.Ông Musk thường xuyên chỉ trích SLS là lỗi thời. Ông nói cứ nghĩ về tên lửa này là ông “buồn”.SLS chậm tiến độ nhiều năm và đội ngân sách. Hiện tại, ước tính mỗi lần phóng có thể tốn tới 4 tỉ USD, mà tên lửa lại không thể tái sử dụng. Trong khi đó, các đối thủ - bao gồm dự án “Starship” do công ty SpaceX của tỉ phú Musk phát triển - chẳng những rẻ hơn mà còn tái sử dụng được.SLS cuối cùng đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2022, đưa một tàu vũ trụ không người lái của NASA bay quanh mặt trăng.NASA cho biết SLS đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch đưa các phi hành gia Mỹ trở lại mặt trăng trong vòng vài năm tới.Những người ủng hộ như cựu phi hành gia Bob Cabana cho biết đây là tên lửa duy nhất hiện có đủ lớn để thực hiện nhiệm vụ.Nếu tỉ phú Musk muốn hủy bỏ SLS, thì đây có thể là bài kiểm tra mức độ quyền lực hiện tại của ông.Chương trình tên lửa SLS đang tạo ra khoảng 28.000 việc làm tại Mỹ, tập trung ở các thành trì của đảng Cộng hòa là Alabama và Texas. SLS là sản phẩm của các công ty lớn Boeing và Northrop Grumman. Chính vì vậy, SLS có “đồng minh” trong quốc hội Mỹ.Việc hủy bỏ cũng sẽ ảnh hưởng cuộc đua lên mặt trăng của NASA, khi Trung Quốc đã đặt mục tiêu bay lên mặt trăng vào năm 2030.Ông Musk cũng có thể phải đối mặt với những cáo buộc về xung đột lợi ích, nếu việc hủy bỏ SLS lại có lợi cho các công ty của chính vị tỉ phú này.Và điều đó có nghĩa là quyết định cuối cùng nằm ở chính Tổng thống Trump. Những người ủng hộ SLS cho rằng chủ nhân Nhà Trắng sẽ không hủy bỏ tên lửa nếu ông vấn muốn là vị tổng thống chứng kiến người Mỹ hạ cánh trên mặt trăng lần tới.