Phụ nữ dưới 40 tuổi cần làm gì để tránh nếp nhăn ở cổ?
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.Tư vấn sức khỏe: Tuyến tiền liệt tuổi trung niên - Phẫu thuật hay không phẫu thuật?
Các nhà khoa học từ Trường Y Đại học São Paulo (Brazil) đã phân tích dữ liệu của 6.378 người tham gia, ở độ tuổi trung bình gần 50, xem xét mối liên hệ giữa lượng polyphenol trong chế độ ăn uống, nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng cùng xảy ra, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2. Các tình trạng này bao gồm huyết áp cao, đường huyết cao, béo bụng và mức cholesterol hoặc mức chất béo trung tính triglyceride bất thường. Đây là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch phổ biến nhất.Trong khi đó, polyphenol là hoạt chất sinh học có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm nổi tiếng, có nhiều trong cà phê và một số thực phẩm khác như trái cây, sô cô la, rượu vang.Những người tham gia được yêu cầu trả lời bảng câu hỏi về thói quen ăn uống và tần suất tiêu thụ 92 loại thực phẩm giàu polyphenol bao gồm cà phê. Trong thời gian theo dõi trung bình hơn 8 năm, có 2.031 người mắc hội chứng chuyển hóa, tức mắc ít nhất 3 trong số các tình trạng sau: Béo bụng, huyết áp cao, đường huyết cao, triglyceride cao và lipid cao (rối loạn mỡ máu).Kết quả đã phát hiện tiêu thụ nhiều polyphenol từ cà phê và các thực phẩm như sô cô la, rượu vang đỏ, trà và trái cây (gồm nho đỏ, dâu tây, cam) có thể giúp giảm đến 23% nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, theo chuyên trang y khoa Medical Express.Các tác giả cũng nghiên cứu tác động của polyphenol đối với các rối loạn chuyển hóa tim mạch như tăng huyết áp, kháng insulin và tăng mức triglyceride.Kết quả cho thấy tiêu thụ nhiều polyphenol từ cà phê và các thực phẩm kể trên giúp giảm mỡ bụng, huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu, tình trạng kháng insulin, mức triglyceride và protein phản ứng C, đồng thời cải thiện mức cholesterol tổng, cholesterol xấu và cholesterol tốt.Đặc biệt, tiêu thụ nhiều polyphenol hơn từ cà phê và các thực phẩm kể trên giúp giảm tới 30 lần nguy cơ bị huyết áp cao hoặc kháng insulin và giảm đến 17 lần nguy cơ có mức triglyceride cao.Đáng chú ý, tác giả nghiên cứu, cô Isabela Benseñor, giáo sư tại Trường Y Đại học São Paulo, cho biết đây là nghiên cứu lớn nhất (gồm hơn 6.000 người tham gia) và trong thời gian dài (hơn 8 năm) về tác dụng của việc tiêu thụ polyphenol và tác dụng chống lại các vấn đề về tim mạch chuyển hóa. Cô nói: Đây là tin vui cho những người thích cà phê, trái cây, sô cô la và rượu vang, tất cả đều giàu polyphenol. Giáo sư Isabela Benseñor nói thêm: Những phát hiện mới đã chứng minh rằng thúc đẩy chế độ ăn giàu polyphenol có thể là một chiến lược có giá trị để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa, theo Medical Express.Các tác giả đang có kế hoạch nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của polyphenol đối với bệnh tim mạch. Họ giải thích sở dĩ các hợp chất này làm được điều kỳ diệu này là nhờ đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, cũng như ảnh hưởng tích cực đến hệ vi khuẩn đường ruột của chúng.Theo các kết quả nghiên cứu, tốt nhất nên uống 2 - 3 tách cà phê mỗi ngày và nên hạn chế lượng đường thêm vào để tối đa hóa lợi ích.
Cơ hội phát triển từ lấn biển
Ngày 25.1, Trần Thị Thanh Thúy cùng CLB Gresik Petrokimia Pupuk chạm trán với CLB Bandung BJB Tandamata ở lượt trận thứ 6 cũng là lượt đấu cuối giai đoạn lượt đi của giải bóng chuyền nữ Indonesia (Proliga). Đây là trận đấu mà cựu thủ quân đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy thi đấu ấn tượng. Không chỉ tấn công hiệu quả, Thanh Thúy còn hỗ trợ phòng ngự tốt với những pha bám chắn thành công. Tuy nhiên trong ngày các đồng đội thi đấu dưới sức, nhiều lần bắt bước một hỏng, chuyền hai phát động tấn công chưa tốt, một mình "cánh én" Thanh Thúy không thể mang lại "mùa xuân" cho CLB Gresik Petrokimia Pupuk. Trần Thị Thanh Thúy cùng các đồng đội CLB Gresik Petrokimia Pupuk giành chiến thắng 25/22 ở ván đầu sau đó để đối thủ thắng liên tiếp 3 ván còn lại với điểm số lần lượt là 22/25, 16/25, 13/25. Là người ghi điểm số nhiều nhất cho CLB Gresik Petrokimia Pupuk với 17 điểm nhưng Thanh Thúy ngậm ngùi rời sân sau trận thua ngược 1-3 trước đối thủ. Trận thua này khiến CLB Gresik Petrokimia Pupuk mà Thanh Thúy đầu quân đứng trước nguy cơ không phải lọt vào tốp 4 chung cuộc để đấu vòng bán kết. CLB Gresik Petrokimia Pupuk cần có những sự bổ sung kịp thời về lực lượng cũng như khắc phục điểm yếu nếu muốn cải thiện thành tích ở giai đoạn lượt về tại Proliga. Theo lịch thi đấu của giai đoạn lượt về, Trần Thị Thanh Thúy cùng CLB Gresik Petrokimia Pupuk lần lượt đối đầu với CLB Jakarta Popsivo Polwan (ngày 26.1), CLB Jakarta Pertamina Enduro (ngày 8.2), CLB Jakarta Elektrik PLN (ngày 9.2), CLB Bandung BJB Tandamata (ngày 14.2), CLB Jakarta Livin Mandiri (ngày 15.2) và CLB Yogya Falcons (ngày 21.2).
Đây là lần thứ 3 cả 2 đội Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM và Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tham dự giải TNSV. Nhưng cả 3 lần dù thi đấu rất nỗ lực, họ không thể vượt qua vòng bảng.Với đội Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, ở mùa lần I - 2023, họ bị loại một cách sít sao do chỉ thua hiệu số bàn thắng bại giữa 3 đội bằng điểm ở vòng loại. Mùa lần II - 2024, họ khởi đầu thuận lợi với trận thắng đội Phân hiệu Trường ĐH Giao thông vận tải tại TP.HCM tỷ số 2-0. Nhưng rồi để thua quá đậm trước đội mạnh Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM tới 0-9, khiến sau đó thua luôn đội Trường ĐH Y Dược TP.HCM tỷ số 1-3 và bị loại trong tiếc nuối.Trong khi đó, đội Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn qua mỗi mùa giải đều có sự đầu tư và chuẩn bị chu đáo, nhưng vẫn chưa thể tìm được trận thắng đầu tiên sau 2 mùa trước đó đều để thua các trận vòng bảng. Tuy nhiên, thầy trò HLV Phạm Tuấn Đạt không bao giờ bỏ cuộc. Bất chấp có lần thứ 3 đã bị loại ngay vòng loại, nhưng trước trận cuối cùng với đội Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, họ khẳng định quyết tâm thi đấu với mọi nỗ lực cao nhất.Nếu giành chiến thắng, đội Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn sẽ có lời chia tay rất đẹp ở mùa giải TNSV lần III - 2025 cúp THACO với chiến thắng đầu tiên. Qua đó, sẽ tạo sự khích lệ rất lớn cho đội tiếp tục chuẩn bị để trở lại với mùa giải sau với thực lực tốt hơn, tranh chấp vé vào vòng play-off.
Ngày tết, người người đi chùa: Chắp tay lạy Phật thế nào?
Những ngày qua, khi đến các nhà ga, trên chuyến tàu của tuyến metro số 1, hành khách lại nghe từ loa phát thanh một giọng đọc thông báo về an toàn, hướng dẫn hành trình đi lại. Giọng đọc này nếu để ý kỹ, khi nghe qua hành khách đi tàu vừa thấy lạ mà… quen.Đó là giọng đọc của MC Đỗ Phương Thảo, hiện đang là người dẫn chương trình, từng đóng quảng cáo, đọc lời bình, tổng đài… cho các thương hiệu nổi tiếng như: Unilever, Mobifone, VietNam Airlines, Transimex…Nhớ lại những ngày đầu năm 2023, Phương Thảo chia sẻ cô bất ngờ được một đơn vị liên hệ mời thử giọng đọc thông báo tiếng Việt - Anh cho tuyến metro. Yêu cầu của đối tác Nhật Bản là giọng đọc chuẩn, tươi sáng, rõ ràng, phát âm chuẩn cả hai ngôn ngữ và thể hiện tinh thần mến khách của người Sài Gòn. Sau một tuần luyện tập, Phương Thảo được chọn và bắt đầu thu âm kịch bản chi tiết. Cô chia sẻ cảm xúc háo hức và tự hào khi góp giọng cho công trình được người dân mong đợi 17 năm, nhưng cũng không khỏi áp lực vì lo lắng giọng đọc của mình có đáp ứng được yêu cầu hay không.Quá trình thu âm diễn ra khá căng thẳng khi từng đoạn ngắn đều phải được đối tác Nhật Bản phê duyệt. Kịch bản thu âm rất đa dạng, từ thông báo đoàn tàu đến ga, số ke ga, hướng dẫn an toàn, di chuyển. Phương Thảo đã phải nghiên cứu nhiều video hướng dẫn trên metro ở các nước, luyện tập kỹ lưỡng để đảm bảo tốc độ, ngữ điệu phù hợp. Cô cũng tiết chế cảm xúc để giọng đọc vừa tươi sáng, thân thiện mà không "làm quá".Phương Thảo chia sẻ kỷ niệm vui khi đối tác Nhật Bản khen giọng cô đẹp và chuyên nghiệp. Gần 2 năm sau ngày thu âm, cô bất ngờ và vỡ òa cảm xúc khi nghe chính giọng đọc của mình phát ra từ loa phát thanh tại ga metro. Phương Thảo bày tỏ niềm hạnh phúc và tự hào khi được góp một phần nhỏ vào công trình mang dấu ấn chuyển mình của thành phố.