Giá USD hôm nay 23.3.2024: Đô tự do đứng ở mức cao
Viện KSND Q.5 đã hoàn tất cáo trạng, truy tố thêm 2 bị can Cao Trường Sơn (56 tuổi), Nguyễn Đức Trịnh (51 tuổi) về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Bị can Sơn và Trịnh bị khởi tố, truy tố sau nhiều lần TAND Q.5, TAND TP.HCM kiến nghị, trả hồ sơ vì cho rằng bỏ lọt tội phạm.Cùng vụ án, trước đó, cơ quan tiến hành tố tụng Q.5 chỉ khởi tố, truy tố ông Nguyễn Văn Đạt (69 tuổi). Vì vậy, năm 2023, khi xét xử sơ thẩm lần 2 đối với ông Đạt, TAND Q.5 đã tuyên ông Đạt 1 năm 6 tháng tù treo, đồng thời kiến nghị, đề nghị Viện KSND Q.5, Viện KSND TP.HCM làm rõ, xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, tránh bỏ lọt tội phạm. Sau đó, Viện trưởng Viện KSND TP.HCM kháng nghị bản án này, cho rằng lỗi chính tai nạn giao thông là do ông Đạt, nhưng Cao Trường Sơn và Nguyễn Đức Trịnh có lỗi khi cả hai không chấp hành tín hiệu đèn, vượt đèn đỏ. "Dù Sơn có tỷ lệ thương tích 47%, Trịnh 79% nhưng cả hai đều có lỗi và là một phần nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông làm bà Lê Thị Bông chết, gây thương tích 40% cho Lê Tuấn Anh Khoa nên cần xử lý theo quy định pháp luật", kháng nghị nêu.Ngày 30.1.2024, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm lần 2, chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND TP.HCM, kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn Đạt về việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, nhằm tránh bỏ lọt tội phạm. Năm 2021, TAND TP.HCM từng hủy án 1 lần vì xác định lỗi gây tai nạn giao thông là lỗi hỗn hợp của ông Đạt, Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh. Tuy nhiên, Viện KSND Q.5 và Công an Q.5 vẫn giữ nguyên quan điểm. Theo cáo trạng mới nhất tháng 1.2025, khoảng 6 giờ 5 phút ngày 5.3.2018, ông Đạt lái xe khách 29 chỗ đi trên đường Võ Văn Kiệt, hướng từ Cao Văn Lầu (Q.6) về đường Nguyễn Tri Phương (Q.5).Khi ông Đạt lái xe đến giao lộ Võ Văn Kiệt - Hải Thượng Lãn Ông, thì xe máy của Cao Trường Sơn đang lưu thông cùng chiều bên phải xe của ông Đạt chuyển hướng rẽ trái (dù đang đèn đỏ - PV) vào đường Hải Thượng Lãn Ông, ngay trước đầu xe do ông Đạt điều khiển.Cáo trạng phân tích, ông Đạt lái xe với tốc độ nhanh (khoảng 55,21 km/giờ - 58,46 km/giờ; trong khi tốc độ cho phép là 60 km/giờ), không làm chủ được tốc độ nên khi va chạm với xe của Cao Trường Sơn, ông đã bẻ tay lái sang bên trái hướng về đường Hải Thượng Lãn Ông, và tiếp tục va chạm vào xe máy do Nguyễn Đức Trịnh đang điều khiển chở phía sau 2 người, đang đi từ đường Hải Thượng Lãn Ông chuyển hướng rẽ trái, vượt đèn đỏ ra đường Võ Văn Kiệt.Vụ tai nạn làm 1 nạn nhân ngồi sau xe máy do ông Trịnh chở tử vong là bà Lê Thị Bông, ông Trịnh bị thương tật 79%, và ông Sơn bị thương tật 47%, Lê Tuấn Anh Khoa thương tật 40%.Theo cáo trạng, ông Đạt có lỗi khi chạy xe qua khu vực giao lộ nhưng không làm chủ tốc độ, thiếu chú ý quan sát, không đảm bảo an toàn, lưu thông không đúng phần đường gây tai nạn. Lỗi của hai bị can còn lại được xác định: ông Cao Trường Sơn khi đến giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt đã cho xe vượt đèn đỏ rẽ trái vào đường Hải Thượng Lãn Ông nên va chạm với xe ô tô do ông Đạt lái; còn ông Nguyễn Đức Trịnh khi đang đứng ở giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt, chờ tín hiệu để rẽ trái về đường Võ Văn Kiệt (hướng về Q.1), dù đèn tín hiệu đang đèn đỏ nhưng Trịnh vẫn cho xe máy rẽ trái, thì lúc này xe ô tô do ông Đạt lái lao đến va chạm vào xe của Trịnh đang chở 2 người.Hố sâu ven đường
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.
Chuyển động thông minh trên mọi hành trình cùng SYM Vietnam
Hôm nay 20.3, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), đã ký công văn trả lời các sở GD-ĐT Hà Nội, TP.HCM, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị về thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT."Sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, Bộ GD-ĐT quyết định giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như đã công bố trong kế hoạch năm học 2024 -2025. Việc giữ nguyên lịch thi như đã công bố góp phần làm ổn định tâm lý cho học sinh, phụ huynh và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong ngành giáo dục", văn bản của Bộ GD-ĐT nêu.Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để triển khai kế hoạch năm học, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo đúng kế hoạch và bảo đảm an toàn, nghiêm túc đúng quy chế.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, sở GD-ĐT như Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An, Ninh Bình đã có văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét đẩy sớm lịch thi tốt nghiệp THPT vì lý do cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố và kết thúc nhiệm vụ cấp huyện theo kết luận của Bộ Chính trị. Việc đẩy sớm kỳ thi để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, ổn định tâm lý cho phụ huynh, học sinh; thuận lợi cho công tác chuẩn bị của các địa phương để triển khai kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.Một số địa phương nêu thời gian mong muốn tổ chức thi là trong khoảng thời gian ngày 7 đến 10.6. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ý kiến của đa số học sinh, phụ huynh, nhà giáo và các chuyên gia đều cho rằng việc thay đổi lịch thi như vậy sẽ gây nhiều xáo trộn không cần thiết. 2025 là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong khung kế hoạch thời gian năm học, Bộ GD-ĐT dự kiến, kỳ thi diễn ra trong hai ngày 26 và 27.6. Thí sinh thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán; 2 môn còn lại học sinh được tự chọn trong số các môn đã học ở trường (ngoại ngữ, hóa học, vật lý, sinh học, địa lý, lịch sử, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin Sở GD-ĐT đã thành lập 5 đoàn kiểm tra về việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm. Theo đó, 5 đoàn kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra các trường công lập bậc THCS, THPT, cơ sở dạy thêm ở 22 quận, huyện về công tác quản lý dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường. Đồng thời, theo ông Minh, các đoàn kiểm tra này sẽ thực hiện việc kiểm tra các trung tâm kỹ năng sống có thực hiện đúng nội dung được cấp phép hay không?Bên cạnh việc kiểm tra các cơ sở thực hiện quy định dạy thêm học thêm mà còn nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Thông tư 29. Còn tại các quận, huyện, trong tháng 3 và 4, Phòng GD-ĐT quận 10 sẽ kiểm tra việc thực hiện quy định dạy thêm, học thêm tại các trường học công lập trên địa bàn quận, bao gồm việc ôn tập cho học sinh lớp 9 chuẩn bị kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Công tác kiểm tra sẽ được lồng ghép trong các cuộc kiểm tra chuyên môn của cấp học trong học kỳ 2 năm học 2024-2025.Nội dung kiểm tra xoay quanh trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong việc triển khai các quy định liên quan đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, phụ huynh học sinh; Việc tổ chức thực hiện các nội dung được quy định cụ thể trong Thông tư 29 và các văn bản chỉ đạo có liên quan; Đặc biệt lưu ý việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động đào tạo học sinh giỏi, ôn tập cho học sinh lớp 9 chuẩn bị kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và hoạt động ôn tập, bồi dưỡng cho những học sinh có kết quả học tập chưa đạt.Ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng GD-ĐT quận 10, cho hay việc kiểm tra này nhằm giúp nắm tình hình việc thực hiện tại các cơ sở giáo dục, làm căn cứ để báo cáo, tham mưu với Thường trực UBND quận. Đồng thời nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của thủ trưởng, ban lãnh đạo, các tổ chức chính trị – xã hội và viên chức các cơ sở giáo dục trực thuộc trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và thực hiện nghiêm các quy định. Theo ông Trung, công tác kiểm tra đảm bảo nghiêm túc, phù hợp với tình hình thực tế và không gây áp lực cho các cơ sở giáo dục.Tương tự tại quận Phú Nhuận, bà Lê Thị Bình, Trưởng phòng GD-ĐT quận, đã có chỉ đạo các trường khẩn trương tổ chức triển khai, phổ biến, tuyên truyền đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về quy định về dạy thêm học thêm. Quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên của đơn vị thực hiện nghiêm túc quy định, có kế hoạch kiểm tra, rà soát; kiên quyết không để xảy ra việc dạy thêm học, thêm không đúng quy định trong và ngoài nhà trường.Trưởng phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận chỉ đạo việc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ phải phù hợp với chương trình Giáo dục phổ thông 2018, không gây áp lực học thêm cho học sinh.Tuyệt đối không buông lỏng việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho những học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt; tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; xác định đây là trách nhiệm của nhà trường để giúp học sinh đáp ứng các yêu cầu cần đạt theo từng môn học của từng khối lớp theo quy định của chương trình.Theo bà Bình, các trường cần có điều chỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình 2 buổi/ngày đúng yêu cầu của chương trình, tăng cường, bổ sung các hoạt động câu lạc bộ, các hoạt động phát triển năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống, đảm bảo phù hợp với đặc điểm địa phương và thời gian đưa đón của phụ huynh học sinh; Kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện thông tư...
Thất bại của U.23 Indonesia cảnh báo U.23 Việt Nam điều gì?
Giảm ham muốn tình dục là dấu hiệu nồng độ testosterone trong cơ thể đang thấp bất thường