Công trình vỉa hè để đất đá ngổn ngang
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.Ngày của Mẹ: Nhiều người hối hận nhớ lại lúc còn non nớt làm mẹ buồn lòng
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố diễn biến thị trường ngoại tệ và thị trường liên ngân hàng tuần 13 - 17.1. Theo đó, đối với các giao dịch bằng VND, lãi suất có xu hướng tăng ở hầu hết kỳ hạn.Cụ thể, lãi suất bình quân một số kỳ hạn chủ chốt như qua đêm, 1 tuần và 1 tháng tăng khoảng từ 0,05 - 0,18%/năm, lần lượt lên mức 4,22%/năm; 4,44%/năm và 4,92%/năm.Đối với các giao dịch USD, lãi suất bình quân có xu hướng giảm nhẹ ở hầu hết kỳ hạn, trừ kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng.Cụ thể, lãi suất kỳ hạn qua đêm và 1 tuần giảm tương ứng 0,04%/năm và 0,08%/năm xuống mức 4,31%/năm và 4,33%/năm. Kỳ hạn 1 tháng lãi suất tăng nhẹ 0,01%/năm lên mức 4,53%/năm.Lãi suất bình quân liên ngân hàng của các kỳ hạn chủ chốt trong tuần từ 13 - 17.1 như sau:Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo cáo thống kê, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 2,04 triệu tỉ đồng, bình quân 407.712 tỉ đồng/ngày, tăng 9.143 tỉ đồng/ngày so với tuần trước.Doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND trong tuần đạt khoảng 383.292 tỉ đồng, bình quân 76.658 tỉ đồng/ngày, tăng 931 tỉ đồng/ngày so với tuần trước đó.Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (91% tổng doanh số giao dịch VND). Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 1 tuần với tỷ trọng lần lượt là 70% và 22%.
Lộ diện ứng cử viên 'nặng ký' cho vai James Bond tiếp theo
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình Xuân Quê hương 2025, do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và UBND TP.Hà Nội đồng chủ trì tổ chức thường niên.Chủ tịch nước và phu nhân cùng các kiều bào đã bày tỏ lòng thành kính cầu cho quốc thái dân an, đất nước bước vào năm mới với nhiều thành công đột phá hơn nữa trên con đường phát triển, cũng như báo cáo với các bậc tiền nhân sự trở về quê mẹ của bà con Việt kiều từ khắp nơi trên thế giới.Tiếp đó, Chủ tịch nước và phu nhân cùng các đại biểu kiều bào đã tham gia hoạt động phóng sinh cá chép tại Ao cá Bác Hồ trong khuôn viên Khu di tích Phủ Chủ tịch. Sự kiện diễn ra khi chỉ còn ít ngày nữa là đến 23 tháng chạp - ngày tiễn ông Công, ông Táo chầu trời, với ngụ ý "cá chép vượt vũ môn hóa rồng", biểu tượng cho sự kiên trì, bền bỉ để hướng tới sự phát triển và thành công.Trong không khí thân tình, cởi mở, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân đã chia sẻ với bà con kiều bào về tình hình công việc, cuộc sống; cảm ơn cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới đã luôn một lòng hướng về quê hương, đất nước; chúc cho tất cả bà con một năm mới an khang, thịnh vượng, thành công.Theo chương trình, tối cùng ngày, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ chúc tết kiều bào, đánh trống hội khai xuân trong Chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân Quê hương 2025 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia dành cho toàn thể kiều bào về dự.Trước đó, đoàn kiều bào tiêu biểu đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.Chương trình Xuân Quê hương 2025 có chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" diễn ra từ ngày 18 - 20.1, đây là một sự kiện văn hóa - chính trị quan trọng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và luôn được bà con kiều bào chờ đón mỗi dịp tết đến, xuân về. Chương trình năm nay thu hút được sự tham gia của khoảng 1.500 đại biểu kiều bào từ khắp nơi trên thế giới về quê hương đón tết.
Ngày 9.1, một nguồn tin của Thanh Niên cho biết, sáng cùng ngày, lực lượng Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với Công an TP.Vinh đã triệt phá thành công một đường dây vận chuyển ma túy với số lượng lớn.Theo đó, công an đã bắt giữ 2 nghi phạm liên quan đường dây ma túy này khi cả hai đang di chuyển bằng xe ô tô trên địa bàn xã Hưng Chính (TP.Vinh). Tại hiện trường, lực lượng công an thu giữ 34 bánh nghi heroin được bọc trong các bao ni lông giấu kín trên xe ô tô.Đáng chú ý, trong 2 nghi phạm bị bắt có ông Mùa Bá Vừ, Chủ tịch UBND xã Na Ngoi (H.Kỳ Sơn, Nghệ An). Ông Vừ nguyên là Phó chủ tịch UBND xã Na Ngoi, được bổ nhiệm chức Chủ tịch UBND xã Na Ngoi cách đây 2 năm. Vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.
Phố đêm Thảo Điền 'mới toanh' vừa khai trương: Các món ăn có gì hấp dẫn?
Ngày 18.2, tại Văn phòng UBND tỉnh Bình Định, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã làm việc với Tập đoàn Syre (Thụy Điển) về việc hợp tác đầu tư.Tại buổi làm việc, ông Tim King, Giám đốc vận hành cấp cao Tập đoàn Syre, cho biết Syre là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế dệt may, với mục tiêu giảm phát thải carbon và rác thải trong ngành dệt bằng cách tái chế Polyester quy mô lớn. Syre có kế hoạch xây dựng 12 nhà máy toàn cầu vào năm 2032, sản xuất 3 triệu tấn Polyester tái chế, giúp giảm 15 triệu tấn Co2 hằng năm. Theo ông Tim King, Tập đoàn Syre dự định đầu tư tại Bình Định một nhà máy tổ hợp sản xuất tái chế sợi Polyester với diện tích 10 ha, tổng vốn đầu tư từ 700 triệu đến hơn 1 tỉ USD. Nhà máy này sẽ tạo việc làm, phát triển hệ sinh thái quản lý rác thải và tăng cường hoạt động vận chuyển, phân loại dệt may.Ông Phạm Anh Tuấn hoan nghênh dự định của Tập đoàn Syre về mong muốn lựa chọn Bình Định làm địa điểm đầu tư xây dựng nhà máy. Theo ông Tuấn, tỉnh Bình Định đang rất quan tâm và ưu tiên các dự án đầu tư sản xuất mang tính bền vững và tuần hoàn. Do vậy, việc Tập đoàn Syre dự kiến đầu tư nhà máy tái chế rác thải dệt may tại Bình Định vào thời điểm này là phù hợp với mục tiêu phát triển xanh và bền vững của tỉnh. Đồng thời, Bình Định có những điều kiện thuận lợi để Tập đoàn Syre đầu tư, phát triển trong khu vực và toàn cầu."Tập đoàn Syre phải đảm bảo các quy định về xử lý, tái chế rác thải dệt may và các chủ trương, chính sách của Chính phủ Việt Nam đang hướng tới như: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải", ông Tuấn đề nghị.