Những tấm lòng vàng 1.8.2022
Trong thời gian nằm điều trị bệnh phổi tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, ông T. xuất hiện triệu chứng tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tức và chướng bụng. Bác sĩ chuyên khoa 1 Phan Trường Nam, Khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, siêu âm ghi nhận thận phải của người bệnh có khối u, đường kính 3,5 cm. Kết quả chụp cắt lớp vi tính (CT) xác định ung thư ở giai đoạn khu trú, chưa xâm lấn sâu vào thận và chưa lan ra các vùng quanh thận.Theo bác sĩ Nam, phẫu thuật nội soi cắt trọn khối u, bảo tồn thận là phương án điều trị tối ưu cho trường hợp này. Ông T. được tầm soát kỹ các nguy cơ phát sinh biến cố hô hấp, chảy máu nhiều… do tiền sử nhiều lần cấp cứu, điều trị hồi sức tích cực (ICU) vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, mắc thêm bệnh mạch vành, đang sử dụng thuốc chống đông máu.Bác sĩ Nam lựa chọn nội soi qua đường hông lưng nhằm giảm áp lực lên ổ bụng, giảm tác động đến phổi của người bệnh, hạn chế nguy cơ phát sinh biến cố hô hấp trong quá trình phẫu thuật. Quan sát trên màn hình nội soi, ê kíp phối hợp bóc tách, tiếp cận khối u thận. Sau khoảng 180 phút, u được lấy ra ngoài. 3 ngày sau ca mổ, ông T. phục hồi nhanh, không đau, có thể đi lại bình thường và được xuất viện.Theo bác sĩ Nam, trong các loại ung thư thận, ung thư biểu mô tế bào thận như trường hợp ông T. phổ biến nhất, chiếm khoảng 90-95% trường hợp.Ung thư thận giai đoạn đầu ít xuất hiện triệu chứng, người bệnh thường chỉ tình cờ phát hiện nhờ siêu âm bụng khi khám sức khỏe. Một số trường hợp gặp tình trạng tiểu máu, đau tức hông lưng (có khối u) hay có thể sờ thấy khối u.Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư thận như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, tăng huyết áp… Khi người bệnh có biểu hiện đau nhức xương, ho dai dẳng, khả năng ung thư đã ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư di căn sang các cơ quan khác.Bác sĩ Nam khuyến cáo người có những triệu chứng nêu trên cần đến bệnh viện khám để phát hiện bệnh sớm. Nếu ung thư đã tiến triển, xâm lấn sâu, ngoài cắt toàn bộ quả thận chứa khối u, người bệnh có thể cần điều trị hỗ trợ như hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm trúng đích… Để giảm nguy cơ mắc ung thư thận, chúng ta cần tránh hút thuốc lá, duy trì cân nặng phù hợp, kiểm soát cao huyết áp và tiểu đường (nếu có), hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại, khám sức khỏe định kỳ.Những tấm lòng vàng 14.9.2022
Đài NBC News đưa tin tay súng đã bắt giữ một số nhân viên bệnh viện làm con tin và khiến ít nhất 5 người bị thương trước khi bị bắn chết. Trong cuộc đọ súng, sĩ quan cảnh sát Andrew Duarte, thuộc cơ quan cảnh sát quận West York (Pennsylvania), đã thiệt mạng tại hiện trường.Danh tính tay súng được xác định là Diogenes Archangel-Ortiz, 49 tuổi. Hiện chưa rõ động cơ vụ tấn công nhằm vào bệnh viện UPMC.Cơ quan chức năng nhận thông tin về vụ việc vào khoảng 11 giờ ngày 22.2 (giờ địa phương). Phát biểu trong họp báo vào chiều cùng ngày, biện lý quận York Tim Barker nói rằng Archangel-Ortiz vào bệnh viện mang theo một chiếc túi đựng một khẩu súng ngắn, dây trói và hướng về phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).“Tay súng đã bắt một số nhân viên bệnh viện làm con tin. Nghi phạm đã nổ súng và bắn trúng 3 nhân viên bệnh viện, gồm nhân viên chăm sóc tích cực, y tá và bảo vệ”, ông Barker thông tin. Tay súng còn khiến 2 cảnh sát khác bị thương. Archangel-Ortiz bị cảnh sát bắn chết khi đang bước đến hành lang tại bệnh viện trong khi vẫn chĩa súng vào con tin.Thống đốc Pennsylvania Josh Shapiro nói vụ tấn công trên “là hành động hèn nhát”, đồng thời gửi lời chia buồn gia đình cảnh sát Duarte. "Ông Duarte đáng được khen ngợi vì cuộc đời phục vụ, dù đã bị cắt ngắn quá nhiều. Chúng tôi vô cùng biết ơn ông ấy", ông Shapiro nói.Ông Tim Baker cho biết tay súng được cho là đã lên kế hoạch nhằm vào phòng chăm sóc tích cực. Hồi tuần trước, người này đã liên lạc với ICU để trao đổi vấn đề y tế của một cá nhân khác.
Tìm lại những anh hùng: Hồn ở lại Pha Long
Nhiều người trong ngành cà phê cảm thấy bất ngờ với sự đảo chiều chóng vánh của thị trường thế giới và gọi đây là "tuần lễ tệ hại". Chia sẻ với Thanh Niên, một số doanh nghiệp cho biết: Hiện nay, sản lượng cà phê của Việt Nam không còn nhiều, nên tác động chung là không quá lớn. Sản lượng cà phê của Brazil dự báo cũng thấp và xu hướng niên vụ tới ở Việt Nam vẫn thiếu hụt. Chỉ cần các doanh nghiệp Việt Nam không vội vàng bán tháo thì giá sẽ không giảm thêm và có thể phục hồi trở lại trong thời gian tới. Vì thế, cần phải giữ giá cho năm nay và cả niên vụ sau, tránh để giá giảm sâu hơn.
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn.Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas."Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu."Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm.Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.
Mỹ ra quyết định bước ngoặt về Bitcoin
Ngày 13.3, ông Lê Văn Đang, Chủ tịch UBND xã Ninh Thạnh Lợi A, cho biết trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ hỏa hoạn làm 4 căn nhà bị thiệt hại gần như hoàn toàn.Theo thông tin ban đầu, khoảng 21 giờ ngày 12.3, tại ấp Thống Nhất, xã Ninh Thạnh Lợi A, bất ngờ xảy ra vụ cháy lớn xuất phát từ 4 căn nhà liền kề gồm: nhà bà Nguyễn Thị Nhiên, bà Trần Thị Bé, ông Trần Văn Hơn và ông Lê Văn Thành.Nhận được tin báo, lực lượng chức năng xã Ninh Thạnh Lợi A và H.Hồng Dân nhanh chóng đến hiện trường phối hợp với hàng chục người dân tích cực tham gia chữa cháy. Đến 23 giờ 30 phút cùng ngày, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.Vụ cháy đã thiêu rụi nhà của bà Nhiên và bà Bé; nhà của ông Hơn và ông Thành cũng bị thiệt hại lớn. Nguyên nhân ban đầu được xác định do chập điện, đám cháy xuất phát từ căn nhà bà Nhiên, sau đó lan sang các căn nhà liền kề.Ông Lê Văn Đang cho biết thêm, tối 12, rạng sáng 13.3, xã Ninh Thạnh Lợi A đã huy động nhiều lực lượng giúp bà con khắc phục thiệt hại, hỗ trợ tiền, gạo tạm ổn định cuộc sống. Cơ quan chức năng của tỉnh Bạc Liêu và H.Hồng Dân đang điều tra, làm rõ nguyên nhân và thống kê thiệt hại vụ hỏa hoạn.