Nhận định M.U vs AS Roma (2g ngày 30.4): 'Quỷ đỏ' được các nhà cái ưu ái
Ông Thái quê ở TP.Rạch Giá, Kiên Giang. Trong những chuyến đi công tác tại Phú Quốc, ông cảm thấy yêu thích xứ đảo này rồi quyết định gắn bó và lập nghiệp từ khoảng năm 2014. Mong muốn góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch của đảo ngọc, năm 2016 ông bắt tay nghiên cứu làm các sản phẩm từ chất liệu lá sen, thay thế thủy tinh. Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, ông gặp nhiều khó khăn để tìm ra công thức chuẩn nhất "biến" lá sen thành chất liệu có độ bền cao mà vẫn giữ được trọn vẹn hình hài của lá và gân. Ông cho biết, lá sen có kết cấu khác hẳn lá bồ đề hay lá bàng. Do đó, để xử lý giữ được màng lá, gân lá sen liền lạc với nhau phải mất rất nhiều thời gian."Để xử lý lá sen đạt độ bền thay thế nền giấy vẽ tranh, vải làm túi, ví, đèn… tốn rất nhiều chi phí và cũng rất kỳ công. Tỷ lệ hao hụt rất nhiều, 100 lá mà lấy được 7 - 8 lá là mừng. Lá sen cũng phải đến Đồng Tháp tuyển lựa, mua về đảo", ông Thái chia sẻ.Hiện tại, cơ sở ông Thái làm ra 4 sản phẩm chính từ lá sen, gồm: đèn, tranh, ví và thư pháp trên sen. Điều ông tâm đắc nhất là chế tác thành công chất liệu vẽ tranh và vẽ được rất nhiều loại đạt đến độ tinh tế và thẩm mỹ cao như: tranh Phật, hoa, phong cảnh... Đạt được thành công, ông Thái vẫn không ngừng nghiên cứu xử lý lá sen sao cho ngày càng đạt độ bền cao nhất để làm thành các sản phẩm tranh, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ thời trang đẹp mắt. Bức tranh có kích thước "khủng" nhất trước giờ ông làm ra là tranh Phật Bà Quan Âm, chiều dài 2,4 m, chiều ngang 1,2 m. Ông cùng đội ngũ thợ làm liên tục suốt 1 tháng, giá bán lên đến 50 triệu đồng.Trong các sản phẩm làm bằng lá sen, ví là sản phẩm nổi trội và độc đáo nhất vì ông xử lý lá sen đạt độ bền gần giống như vải và vẽ nhiều hoa văn lên. Đối với sản phẩm đèn bằng lá sen, ông sử dụng lá sen ốp vào vô cùng công phu, đẹp mắt. Tùy kích cỡ, các sản phẩm làm từ lá sen có giá từ vài trăm ngàn đồng đến hàng trăm triệu đồng. Ông Thái cho biết, ông đang trồng sen ở TP.Rạch Giá theo kỹ thuật riêng và dự kiến thời gian tới sẽ trồng thêm trên đảo Phú Quốc, để vừa chủ động được nguồn lá sen chất lượng và tạo thêm điểm đến cho du khách.Hàng ngàn người ùn ùn đổ ra đường như ‘Zombie’ để bắt Pokémon
Sáng 24.2, giá xăng dầu giảm nhẹ, mức giảm cho 2 loại dầu chuẩn dao động khoảng 0,3 - 0,4%. Ghi nhận lúc 7 giờ 46 phút (theo giờ Việt Nam), dầu WTI của Mỹ giao dịch ngưỡng 70,13 USD/thùng, dầu Brent chuẩn toàn cầu giao dịch ngưỡng 73,82 USD/thùng. Theo các nhà phân tích, giá dầu “hạ nhiệt” do bị ảnh hưởng mạnh bởi phí bảo hiểm rủi ro Trung Đông đang giảm, bên cạnh đó là sự không chắc chắn về một thỏa thuận hòa bình đạt được giữa Nga và Ukraine; Israel và Hamas đã bắt đầu các cuộc đàm phán gián tiếp giai đoạn thứ hai về thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza. Các diễn biến về địa chính trị đang đánh tan nỗi lo về nguy cơ gián đoạn nguồn cung, đẩy giá dầu hạ nhiệt.Tuy vậy, các phân tích cũng chỉ ra rằng, hạn chế mức giảm trong tuần này là tình trạng gián đoạn nguồn cung ở Nga và Mỹ. Sản lượng dầu chảy qua đường ống phía nam nước Nga giảm khoảng 30 - 40% sau khi trạm bơm dầu ở đây bị tấn công. Trong khi đó, tại Mỹ, đợt lạnh đột ngột khiến sản lượng khai thác dầu tại Bắc Dakota (một trong 3 tiểu bang khai thác dầu lớn nhất nước Mỹ) có thể sẽ giảm tới 150.000 thùng/ngày.Giá xăng dầu trong nước tuần này được điều chỉnh theo diễn biến giá thế giới, dự đoán có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, còn ít nhất 2 phiên giao dịch trước khi chốt mức điều chỉnh giá xăng dầu tuần này. Một lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phía nam nhận xét, thị trường có thể bật tăng nếu những phiên giao dịch tới biến động tăng.Tuần trước, tại kỳ điều chỉnh ngày 20.2, giá xăng E5 RON92 tăng 257 đồng/lít, xăng RON 95-III tăng 257 đồng/lít, dầu hỏa tăng 40 đồng/lít, dầu diesel giảm 10 đồng/lít, dầu mazut giảm 183 đồng/kg.
Tư vấn sức khỏe
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025) T.Ư Đoàn tổ chức Chương trình giao lưu tiếp lửa truyền thống với chủ đề "Đảng là lẽ sống của tôi" tại đình Tân Trào (H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).Tham dự chương trình có anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam; lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang cùng các chuyên gia, nhân chứng lịch sử và đoàn viên, thanh niên. Chương trình còn được kết nối tới các điểm cầu tại Hà Nội, Nghệ An và TP.HCM.Tại điểm cầu Nghệ An, các bạn trẻ đã được nghe cuộc trò chuyện với chị Phạm Thị Oanh, một hướng dẫn viên đã có 15 năm công tác tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Làng Sen, H.Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.Chị Oanh xúc động kể lại hành trình nhiều năm gắn bó, truyền tải tới du khách những câu chuyện vô cùng xúc động về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ. Theo chị Oanh, điều để lại ấn tượng nhất với chị là khi kể về câu chuyện những người thân của Bác mất, nhưng Bác cũng không thể về chịu tang và đã hy sinh việc nhà, để thực hiện "ham muốn tột bậc là nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để rồi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đưa đất nước đấu tranh giành được độc lập.Tại đình Tân Trào cũng diễn ra cuộc giao lưu ấn tượng với các nhân vật đặc biệt. Đó là cụ Hoàng Ngọc (89 tuổi), nhân chứng sống cuối cùng tại Tân Trào từng được gặp Bác Hồ và chứng kiến khí thế hào hùng của những ngày tổng khởi nghĩa.Cụ Ngọc cũng là một trong những thành viên của Đội Nhi đồng cứu quốc được chính Bác Hồ lựa chọn và giao nhiệm vụ khi tới Tân Trào. Cụ kể về kỷ niệm gặp Bác Hồ khi Người về nước. Lúc đó mới 8 - 9 tuổi nhưng cụ vẫn nhớ như in những sự kiện trọng đại diễn ra tại Tân Trào và những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhắn gửi tới thế hệ trẻ, cụ Ngọc cho biết, cả cuộc đời của mình đã gắn bó với Đảng và luôn tin tưởng có cách mạng sẽ có tất cả. "Ngày nay thanh niên cần phải học lịch sử, dù xã hội có tiên tiến như thế nào, tuổi trẻ cũng phải học và hiểu sự hy sinh của cha ông để đất nước được độc lập, thống nhất. Đồng thời, tuổi trẻ phải không ngừng học tập nắm vững khoa học kỹ thuật, để bảo để vệ đất nước, bảo vệ nhân dân" cụ Ngọc nhắn gửi.Tại chương trình, phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Viết Thông (nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận T.Ư) đã ôn lại lịch sử thành lập Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng suốt 95 năm qua. Ông Thông nhắn gửi thế hệ trẻ phải luôn ghi nhớ ngày 3.2, bởi đó là ngày thành lập Đảng và những thành tựu mà Đảng đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Chia sẻ tại chương trình, bạn Chu Hoa Bảo Trâm (sinh viên năm 2 chuyên ngành Kinh tế chính trị quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương) cho biết được may mắn lớn lên trong hòa bình và trưởng thành nhờ tham gia công tác Đoàn, Đội. "18 tuổi tôi được kết nạp Đảng, là vinh dự lớn lao của bản thân và luôn nhắc nhở mình không ngừng cố gắng, hoàn thiện bản thân để lan tỏa hành động đẹp tới các bạn trẻ", Trâm chia sẻ. Theo Trâm, ngày nay các bạn trẻ có màu sắc cá nhân riêng, nhưng đều có mong muốn được trau dồi bản thân, để vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn vậy, tuổi trẻ cần gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa, hiểu về lịch sử và cuộc kháng chiến của dân tộc. Đây là chìa khóa để tuổi trẻ tự tin bước vào kỷ nguyên mới."Các bạn phát huy bản sắc của mình nhưng cần theo định hướng chung của Đảng, để trở thành lực lượng mới đưa đất nước tiến lên. Là thế hệ trẻ lớn lên trong thời bình, mình luôn cảm thấy biết ơn và vô cùng tự hào vì có Đảng lãnh đạo. Mình luôn cố gắng phấn đấu, trau dồi để trở thành người vừa hồng vừa chuyên như Bác Hồ từng mong muốn", Trâm bày tỏ.
Khi được hỏi, tất cả những người dân địa phương đều không biết danh tính những người đang bao chiếm hàng chục ha đất ven biển thuộc các xã Kiểng Phước, Tân Thành, Tân Điền (H.Gò Công Đông, Tiền Giang) để nuôi hàu thương phẩm. Đứng trên đê biển Tân Thành quan sát, bất kỳ ai cũng dễ dàng nhìn thấy ngay bên dưới bãi rác Kiểng Phước là các giàn nuôi hàu liên kết với nhau, chạy song song đê biển với chiều dài hơn 10 km, thuộc các xã Tân Điền, Tân Thành và Kiểng Phước của H.Gò Công. Các giàn nuôi hàu này được kết lại. Mỗi mảng liên kết với nhau bằng nhiều dây lớn, phía trên là các phuy nhựa nổi, phía dưới là ruột xe để cho hàu bám vào. Lúc triều cường lên, từng mảng rác lớn từ bãi rác Kiểng Phước bị cuốn phăng xuống biển, trôi xung quanh các giàn nuôi hàu. Theo người dân địa phương, hơn 2 năm trước, có một số người lạ mặt đến đây thả các giàn ruột xe xuống khu vực ven biển để nuôi hàu. Không lâu sau đó, mô hình này nở rộ rất nhanh, nhiều người lạ mặt bao chiếm toàn bộ khu vực dọc đê biển Tân Thành. Một ngư dân sống gần đê biển Tân Thành cho biết: "Cũng sử dụng đất ven biển làm kinh tế nhưng người nuôi nghêu phải làm hợp đồng thuê đất với nhà nước; sò giống tự nhiên cũng do nhà nước quản lý, cấm khai thác. Riêng những người nuôi hàu bằng ruột xe thì không phải thuê đất, họ ngang nhiên bao chiếm bãi biển. Họ làm công khai trong thời gian dài như vậy. Thật sự, tôi không hiểu đây là mô hình gì..." Để làm rõ vùng đất rộng lớn ven biển bị bao chiếm để nuôi hàu, PV Thanh Niên đã liên hệ chính quyền địa phương. Trao đổi bằng văn bản với PV, ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch UBND H.Gò Công Đông (Tiền Giang) khẳng định, mô hình nuôi hàu bằng ruột xe dọc theo biển Tân Thành là tự phát, chính quyền địa phương không cấp phép. Các chủ giàn hàu tự bao chiếm đất ven biển cách bờ từ khoảng 500 - 3.500 m để thả nuôi.Về công tác quản lý nhà nước, theo ông Sơn, ngày 11.11.2024, UBND H.Gò Công Đông đã ban hành quyết định thành lập tổ kiểm tra chấp hành pháp luật về nuôi hàu không đúng quy định. Đến nay, UBND huyện đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính đối với 12 chủ nuôi hàu trên biển thuộc địa bàn xã Kiểng Phước để xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, đến nay huyện vẫn chưa ban hành quyết định xử phạt.PV Thanh Niên cũng đặt câu hỏi về việc cách nuôi hàu bằng ruột xe cũ này có được tiếp tục tồn tại hay không? vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàu thương phẩm được nuôi từ mô hình này?. Tuy nhiên phía chính quyền địa phương vẫn chưa có câu trả lời.
Tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỉ đồng
Tối 11.3, tại Quảng trường 10.3 diễn ra vòng chung kết hội thi Nhà nông đua tài với chủ đề "Canh tác cà phê thông minh". Bốn đội xuất sắc nhất đến từ Đắk Lắk, Bình Phước, Sơn La và Kon Tum đã bước vào vòng tranh tài đầy kịch tính với bốn phần thi: Nhà nông xin chào, Nhà nông thông minh, Nhà nông liên kết và Nhà nông thử thách.Những phần thi không chỉ thể hiện sự am hiểu sâu sắc của các đội về kỹ thuật canh tác mà còn phản ánh sự nhạy bén trong việc ứng dụng công nghệ và liên kết chuỗi giá trị trong ngành cà phê. Chung cuộc, đội Đắk Lắk đã xuất sắc đạt giải nhất, giải nhì thuộc về đội Sơn La; giải ba thuộc về các đội Kon Tum và Bình Phước. Các đội tham gia vòng loại là Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng cũng được nhận giải khuyến khích. Ông Nguyễn Thiên Văn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, nhấn mạnh: "Đây chính là cơ hội để các nhà nông tiếp cận với những giải pháp canh tác tiên tiến, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng tầm giá trị thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế."Ngoài các giải thưởng theo quy chế, Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền đã công bố phần thưởng đặc biệt dành cho cả 4 đội thi tham gia vòng chung kết. Theo đó, mỗi đội sẽ nhận được gói giải pháp canh tác cà phê thông minh, bao gồm quy trình kỹ thuật, phân bón và thiết bị hỗ trợ với tổng trị giá 200 triệu đồng cho đội đạt giải nhất, 100 triệu đồng cho đội đạt giải nhì, 50 triệu đồng cho mỗi đội đạt giải ba.Ông Ngô Văn Đông, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền, cho biết: "Qua hội thi, chúng tôi mong muốn mang đến cho bà con nông dân trồng cà phê trên cả nước một sân chơi sôi động, góp phần chuyển tải và lan tỏa kiến thức khoa học kỹ thuật về canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp bà con hiểu được canh tác cà phê thông minh là như thế nào. Từ đó giúp bà con chủ động xử lý trước mọi tình huống bất lợi của thời tiết, từ đó giúp nâng cao nhận thức và kỹ thuật canh tác cà phê bền vững cho bà con nông dân và chủ động trong việc tiếp cận thị trường".