...
...
...
...
...
...
...
...

b29

$977

Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của b29. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ b29.Đó là câu chuyện mang áo ấm đến với những em nhỏ nơi bản xa ở H.Mèo Vạc (Hà Giang) của anh Hồ Sỹ Thắng (37 tuổi, quê Nghệ An) khiến người xem cảm thấy ấm áp, hạnh phúc lây giữa những ngày lạnh giá này."Thương các con quá! Trời rét 10 độ mà con mặc phong phanh!", đó là dòng mô tả đầy cảm xúc của anh Thắng trong một clip kể về hành trình ý nghĩa của mình. Khoác lên người chiếc áo ấm dễ thương, mới tinh từ người đàn ông xa lạ, các em nhỏ vừa ngại ngùng nhưng cũng vừa hạnh phúc, ánh mắt hiện rõ niềm vui.Thời gian qua, những clip anh Thắng chia sẻ về hành trình mang hơi ấm đến với những em nhỏ vùng cao, tận tay mặc áo ấm cho các em khiến nhiều người xúc động. Trên mạng xã hội cá nhân "Gia đình Hưng Thịnh" được đặt theo tên các con anh Thắng, có clip thu hút gần 4 triệu lượt xem.Cư dân mạng bày tỏ sự ngưỡng mộ và hết lời xuýt xoa khen ngợi hành trình ý nghĩa của anh Thắng. Nhiều người gửi lời chúc sức khỏe đến anh cũng như hy vọng hành động đẹp của anh sẽ lan tỏa năng lượng tích cực đến với nhiều người hơn.Anh Thắng kể khoảng 2 tháng trước, khi trời đã vào mùa đông lạnh, anh quyết định từ nhà ở H.Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lên Hà Giang để bắt đầu hành trình mang áo ấm đến cho các em. Tới nay, anh đã thực hiện được 3 chuyến đi, mỗi chuyến kéo dài từ 5 - 10 ngày mang hàng trăm quần áo lạnh, mũ giữ ấm tặng các em nhỏ."Những lần trước khi vợ chồng tôi đi du lịch lên Hà Giang, thấy cuộc sống của các em còn nhiều thiếu thốn nên thấy thương lắm. Đó là lý do mà mùa rét năm nay vợ chồng tôi quyết định trích một phần lợi nhuận từ việc kinh doanh để thực hiện hành trình này. Điểm tôi chọn là những bản xa, hẻo lánh giáp biên giới và đi đến đâu nếu thấy các em nhỏ ăn mặc phong phanh, co ro giữa trời lạnh thì tôi sẽ tặng áo ấm", anh kể.Mỗi lần trao áo ấm, thấy nụ cười hay ánh mắt vui mừng của các em, trong lòng anh Thắng lại dâng trào cảm xúc hạnh phúc. Chính điều đó đã tiếp thêm cho anh thật nhiều sức mạnh trên hành trình này.Trong những chuyến hành trình "trao hơi ấm, nhận nụ cười", anh Thắng đi cùng một người bạn đồng hành, là nhân viên trong công ty của anh. Dù phải gác lại công việc, xa gia đình nhiều ngày cho mỗi chuyến đi nhưng anh vẫn an tâm vì có vợ là chị Trần Thị Thúy Hằng (33 tuổi) quán xuyến mọi việc.Chị Hằng cho biết vợ chồng chị vô cùng tâm huyết với hành trình này và hy vọng sẽ mang đến niềm vui cho càng nhiều em nhỏ càng tốt. Mỗi ngày, anh Thắng dậy từ 5 giờ để chuẩn bị và đi phát quần áo ấm ở những bản xa đến tối muộn mới về. Người vợ kể anh vẫn dành thời gian nhắn tin, hỏi thăm tình hình ở nhà mỗi ngày trong những chuyến đi."Tôi cũng lớn lên, trưởng thành từ tuổi thơ thiếu thốn và gian khó. Nay khi cuộc sống ổn định, mình san sẻ được bao nhiêu thì cứ san sẻ. Đó cũng là cách dạy cho các con mình biết quan tâm, yêu thương với mọi người xung quanh. Với tôi, chuyến đi này không chỉ cho đi mà bản thân còn nhận lại được nhiều trải nghiệm", anh Thắng chia sẻ.Vợ chồng anh Thắng có 3 người con gồm 2 trai, 1 gái. Trong đó, con trai đầu nay 10 tuổi, con gái út đã gần 2 tuổi. Anh cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống hiện tại khi có gia đình nhỏ hạnh phúc và công việc ổn định.Trước đó, vợ chồng anh cũng đã thực hiện hành trình trao sữa bánh cho những em nhỏ vùng cao để đổi lấy nụ cười các em. Người đàn ông Nghệ An cho biết sẽ tiếp tục hành trình này đến khi nào không còn đủ khả năng mới dừng lại… ️

Quantity
Add to wish list
Product description

Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của b29. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ b29.Ngày 26.2, ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, chủ trì cuộc họp về xây dựng đề án vị trí việc làm và bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác (KPI) đối với cán bộ, công chức, viên chức.Tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhấn mạnh, việc triển khai đánh giá kết quả, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức thông qua KPI là bước đột phá trong việc đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Trong tháng 3, tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức 2 đợt tập huấn về việc triển khai đánh giá KPI đối với cán bộ, công chức, viên chức; triển khai thí điểm tại một số đơn vị thuộc khối Nhà nước và khối Đảng để rút kinh nghiệm. Báo cáo tại cuộc họp, Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo vị trí việc làm tỉnh, phụ trách tham mưu xây dựng đề án cho biết, để thực hiện xây dựng đề án vị trí việc làm và đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có 4 việc cần phải làm: xây dựng danh mục vị trí việc làm; mô tả vị trí việc làm; xây dựng khung năng lực; xây dựng bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác (KPI) đối với cán bộ, công chức, viên chức.Đến nay tỉnh đã ban hành danh mục vị trí việc làm. Cuối tháng 2 sẽ hoàn thành phần mô tả vị trí việc làm, xây dựng khung năng lực và bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành cho biết sẽ giao Tổ giúp việc rà soát, chỉnh sửa lần cuối bản mô tả vị trí việc làm; khung năng lực; bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức để triển khai tập huấn. Từ ngày 1.4, tỉnh sẽ triển khai đánh giá KPI đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức ở tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị của tỉnh. ️

Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau: Tối 31.12, không khí TP.HCM trở nên sôi động với hàng loạt sự kiện đón năm mới, thu hút hàng trăm nghìn người dân. Nhận thấy nhu cầu di chuyển tăng cao, đơn vị vận hành metro đã nhanh chóng đề xuất tăng chuyến để phục vụ, và quyết định này được Sở Giao thông Vận tải TP.HCM thông qua ngay trong chiều cuối năm.Chuyến tàu cuối cùng khởi hành lúc 23 giờ, trễ hơn một tiếng so với thường ngày, để kịp phục vụ người dân đi lại trong thời điểm đông đúc nhất.Anh Cao Minh Phụng (40 tuổi, Bà Điểm, Hóc Môn) lần đầu tiên trải nghiệm metro cùng gia đình trong dịp đặc biệt này. "Metro khai trương đã hơn 10 ngày, nhưng nay anh mới có dịp dẫn cả nhà đi. Tối nay, bọn anh còn tính đi xem pháo hoa. Hy vọng về không quá trễ," anh Phụng chia sẻ.Trên chuyến tàu từ TP.Thủ Đức về trung tâm thành phố, anh Phụng bồi hồi nhớ lại cảm giác lần đầu đi metro ở Singapore cách đây hơn 10 năm."Việt Nam mình bây giờ có metro hiện đại, sạch đẹp, đi rất thích. Năm mới hy vọng sẽ có nhiều dự định thành công," anh nói.Giống như anh Phụng, gia đình chị Thu Hà (Q.1) cũng tận hưởng không khí giao thừa trên tuyến metro mới. Chị cùng chồng và con trai nhỏ bắt tàu từ ga Bến Thành đến ga Tân Cảng để dạo phố."Ngày xưa chị từng đi metro ở Trung Quốc, giờ đi ở Việt Nam cảm thấy rất vui và tự hào. Tàu sạch, rộng, mát mẻ, đúng là niềm tự hào của thành phố", chị Hà bày tỏ.Trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, chị Hà không giấu được cảm xúc hồi hộp: "Dù năm cũ có khó khăn, mọi chuyện cũng qua. Năm mới mong mọi điều tốt đẹp hơn đến với gia đình và mọi người".Không khí nhộn nhịp ở ga tàu không chỉ đến từ hành khách mà còn từ những nhân viên âm thầm làm việc xuyên đêm để đảm bảo các chuyến tàu vận hành trơn tru."Dạ, mọi người hướng về phía tay trái giúp em nhé, đó là lối vào!" một nhân viên ga tàu nhiệt tình hướng dẫn.Từ 0 giờ 30 phút sáng 1.1, 14 chuyến tàu đặc biệt được tăng cường để chở người dân về nhà sau khi tham gia lễ hội chào đón năm mới. Metro số 1, với hành trình kéo dài 30 phút từ ga Suối Tiên (TP.Thủ Đức) đến ga Bến Thành (Q.1), đã trở thành lựa chọn lý tưởng cho hàng nghìn người dân trong đêm giao thừa. ️

Trong phần 1 của chương trình tư vấn trực tuyến Chọn ngành học tương lai: Công nghệ thông tin và các ngành công nghệ do Báo Thanh Niên tổ chức sáng nay 7.1, nhiều câu hỏi của học sinh tập trung vào 2 ngành trí tuệ nhân tạo và vi mạch bán dẫn.Một học sinh thắc mắc: "Em nghe nghe nhiều đến sự đe dọa của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với một số ngành nghề. Nghĩa là AI có thể thay thế được con người ở một số công việc. Vậy nếu học ngành AI thì em sẽ học những gì và làm việc ra sao, có phải chính những kỹ sư AI khiến cho nhiều người khác có nguy cơ không có việc làm?".Giải đáp cho câu hỏi này, PGS-TS Phạm Thành Dương, Trưởng khoa Kỹ thuật Trường ĐH Việt Đức, nhận định trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người nhiều công việc, nhưng chủ yếu là những công việc đòi hỏi lặp đi lặp lại mang tính quy trình. Còn với công việc đòi hỏi tính sáng tạo thì AI chưa thể thay thế."Không những thế, sự phát triển của AI còn tạo ra rất nhiều công việc mới như phát triển và quản lý hệ thống AI, bảo trì và cải tiến công nghệ, dữ liệu lớn, khoa học dữ liệu, các công việc sáng tạo mà con người hợp tác với AI để giải quyết... Tuy nhiên, với sự phát triển của AI trong mọi lĩnh vực, đòi hỏi con người phải có kỹ năng cao hơn, tập trung nhiều vào công việc mang tính sáng tạo, phát triển chiến lược, kiểm tra giám sát, năng lực làm việc liên ngành...", PGS-TS Dương cho hay.Theo ông Dương, khi học ngành AI, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về sự hình thành phát triển của AI, học máy, học sâu, ngôn ngữ tự nhiên, dữ liệu, xử lý dữ liệu, lập trình...Một bạn đọc khác muốn biết thiết kế vi mạch với trí tuệ nhân tạo có mối liên quan gì đến nhau trong công việc hay không? "Em thấy ở Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn thì 2 chuyên ngành này thuộc 2 ngành công nghệ thông tin và khoa học dữ liệu. Em nên chọn ngành nào để sau này có mức thu nhập cao hơn?", học sinh này đặt câu hỏi.Tiến sĩ Trương Hải Bằng, Trưởng ngành Khoa học máy tính Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, chia sẻ: "AI được ứng dụng trong tất cả mọi lĩnh vực. Riêng trong thiết kế vi mạch thì AI được sử dụng để tự động hóa và tối ưu trong quá trình thiết kế, giúp tăng tốc độ, giảm chi phí cải thiện hiệu suất. Hiện nay các con chip trong thiết kế vi mạch đều phải có AI. Mọi thiết bị điện tử đều phải dùng chip AI: điện thoại thông minh, xe tự hành, robot...".Về thu nhập, tiến sĩ Hải Bằng cho biết AI ra đời trước ở VN, đã có sinh viên tốt nghiệp với mức lương trên 2.000 USD/tháng nếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Còn thiết kế vi mạch thì nhiều trường mới bắt đầu tuyển sinh và đào tạo năm 2024, cơ hội việc làm trong thời gian tới cũng rất lớn và hy vọng thu nhập sẽ cao hơn.Trong khi đó, một học sinh mong muốn làm việc tại hệ thống metro TP.HCM nên hỏi: "Em thấy Trường ĐH Việt Đức có ngành kỹ thuật giao thông thông minh. Ngành này học kiến thức gì và ra trường có thể làm việc ở đâu? Em muốn làm việc tại metro TP.HCM thì học ngành này có được không?".PGS-TS Phạm Thành Dương thông tin sinh viên ngành kỹ thuật giao thông thông minh sẽ được học về xây dựng, các dịch vụ giao thông thông minh, cơ khí, ô tô, công nghệ thông tin..."Tốt nghiệp các em có thể làm trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, các công ty vận chuyển, các cơ quan nhà nước về xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc và hoàn toàn có thể làm việc tại hệ thống metro TP.HCM", PGS-TS Thành Dương cho hay.Để giải đáp băn khoăn của một học sinh về chương trình học ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Văn Hiến có khác so với các trường khác, thạc sĩ Nguyễn Thị Diệu Anh, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: "Trường đào tạo theo hướng ứng dụng nên chú trọng tương tác với doanh nghiệp để các em có nhiều kiến thức thực tế. Ngay từ năm 1 các em đã được trải nghiệm nghề nghiệp ở các doanh nghiệp. Từ năm 2 cũng có các chuyên đề ngay tại doanh nghiệp. Năm 3, năm 4 sinh viên sẽ được làm các dự án riêng".Về thắc mắc "nếu ai cũng đổ xô học những ngành công nghệ hot thì điểm chuẩn có cao không? Em có thể sử dụng điểm môn công nghệ để xét học bạ vào ngành này không?", thạc sĩ Diệu Anh thông tin Trường ĐH Văn Hiến xét tuyển 4 tổ hợp A0 (toán, lý, hóa), A1 (toán, lý, tiếng Anh), D1 (toán, văn, tiếng Anh) và K1 (toán, tiếng Anh, tin học) vào các ngành công nghệ."Về điểm chuẩn, mỗi trường có một mức khác nhau. Tùy thuộc năng lực của các em. Tuy nhiên, các em có thể cùng lúc đăng ký nhiều nguyện vọng vào nhiều trường bằng nhiều phương thức để tăng cơ hội trúng tuyển", thạc sĩ Diệu Anh đưa ra lời khuyên. ️

Related products