Chiến sự Ukraine ngày 737: Nga có thể đột phá các tuyến phòng thủ vào mùa hè
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.Giải bóng đá tranh Cúp Báo Đại biểu Nhân dân đã tìm ra nhà vô địch
Anh Sơn Sô Phi cho biết anh luôn tâm niệm trách nhiệm của một cán bộ đoàn không chỉ là tổ chức các phong trào thanh niên mà còn phải gắn kết, đồng hành cùng người dân trong những hoạt động mang ý nghĩa thiết thực. Vì vậy, khi phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát được triển khai, anh đã nhanh chóng thành lập đội thanh niên tình nguyện gồm 15 đoàn viên tham gia hỗ trợ người dân.Địa bàn P.2, TX.Vĩnh Châu có đến 330 hộ nghèo và cận nghèo cần hỗ trợ xây dựng nhà ở. Từ thực tế đó, anh Phi tích cực kêu gọi nguồn lực, vận động nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí và cùng đoàn viên, thanh niên tham gia quá trình xây dựng, như tháo dỡ nhà cũ, vận chuyển vật liệu, san lấp nền…Với tinh thần xung kích và trách nhiệm của tuổi trẻ, đội tình nguyện do anh Phi thành lập trở thành lực lượng nòng cốt ở địa phương, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng những căn nhà kiên cố cho người dân. Từ khi phong trào được triển khai đến nay, đội đã hỗ trợ xây dựng 34 căn nhà cho các hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở.Chia sẻ về hoạt động ý nghĩa này, anh Phi nói: "Đây không chỉ là sự hỗ trợ về vật chất mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của tuổi trẻ đối với cộng đồng. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực vận động thêm nhiều nguồn lực để giúp nhiều hộ dân nữa có nơi ở ổn định".Đối với anh Phi và các thanh niên tình nguyện, phần thưởng lớn nhất chính là niềm vui của những hộ dân được giúp đỡ. Ngôi nhà khang trang không chỉ là nơi che mưa che nắng, mà còn là biểu tượng của sự sẻ chia, mang đến niềm vui, hy vọng. Anh Thạch Sức (27 tuổi), thành viên tham gia phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát, chia sẻ: "Tôi hỗ trợ ngày công lao động xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ dân tại địa phương. Thấy các cô chú hạnh phúc khi có căn nhà tươm tất, tôi vui lắm".Gia đình thuộc hộ cận nghèo ở địa phương, bà Tăng Soi (70 tuổi) được hỗ trợ căn nhà mới. Bà vui mừng nói: "Tôi tuổi cao, khó làm được các công việc nặng nhọc. May nhờ có các cháu đoàn viên, thanh niên đến hỗ trợ di dời đồ đạc để cất nhà mới, tôi rất vui và biết ơn các cháu".Tương tự, bà Lâm Thị Pó (74 tuổi) chia sẻ: "Gia đình nghèo nên có mơ tôi cũng không dám nghĩ đến việc có tiền để sửa chữa căn nhà bị dột nát. Nhờ các cháu thanh niên tình nguyện đến hỗ trợ sửa chữa, tôi có được căn nhà không bị gió lùa, mưa tạt. Tôi mừng rớt nước mắt".Anh Sơn Sô Phi còn tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa khác như "Ngày thứ bảy tình nguyện", "Chủ nhật xanh", vận động đoàn viên tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường, sửa chữa đường giao thông nông thôn, giúp đỡ gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Anh cũng là tấm gương điển hình trong phong trào hiến máu tình nguyện với trên 20 lần hiến máu.
Việt Nam qua lăng kính du khách quốc tế
Đây là thông tin được lãnh đạo Công ty Xổ số kiến thiết (XSKT) Cần Thơ chia sẻ tại sự kiện doanh nghiệp này đưa vào sử dụng hệ thống lồng cầu xổ số thế hệ thứ 4 với tên gọi MINI HALOGEN diễn ra chiều ngày 1.1.2025.Đây là hệ thống lồng cầu sản xuất tại Mỹ, vận hành tự động giúp quá trình quay số mở thưởng cũng như cho ra kết quả đảm bảo trung thực, khách quan. Theo lãnh đạo Công ty XSKT TP.Cần Thơ việc đưa hệ thống lồng cầu mới MINI HALOGEN vào vận hành nhằm thực hiện chủ trương của Bộ tài chính trong thực hiện tái cơ cấu thị trường xổ số Việt Nam theo hướng hiện đại, minh bạch, hiệu quả. Theo đó, một trong những giải pháp quan trọng là đổi mới công nghệ; chuyển đổi hệ thống thiết bị quay số mở thưởng từ lồng cầu quay tay sang hệ thống thổi khí tự động...Cũng theo thông tin từ Công ty XSKT Cần Thơ, hiện doanh nghiệp này phát hành và mở thưởng 1 lần vào thứ tư hàng tuần với số lượng 13 triệu tờ vé số, trị giá 130 tỉ đồng. Năm 2024, doanh thu tiêu thụ của XSKT Cần Thơ đạt 6.449 tỉ đồng, đạt 99,99% doanh số phát hành và vượt 221 tỉ đồng so với kế hoạch đề ra. Với mức tiêu thụ trên, năm 2024, XSKT Cần Thơ thu lợi nhuận trước thuế khoảng 762 tỉ đồng; đồng thời đóng góp vào ngân sách Nhà nước đạt 2.203 tỉ đồng (bao gồm cả các khoản thuế)vượt 155 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2023.
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.
Thái Lan muốn gì khi cấp tốc miễn thị thực cho khách Trung Quốc?
Ngày 12.1, hàng ngàn đoàn viên, thanh niên TP.Huế đã có mặt tại hội trường Đại học Huế để tham gia chương trình Ngày chủ nhật đỏ - Hiến máu tình nguyện.Năm nay, Thành đoàn Huế tiếp tục phối hợp với Bệnh viện T.Ư Huế, Đại học Huế tổ chức Ngày chủ nhật đỏ lần thứ 17, mục tiêu thu hút 1.000 người tham gia.Ngày hội được triển khai với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là tuần lễ hiến máu tình nguyện đã diễn ra từ ngày 6.1 – 10.1 tại Trung tâm Huyết học truyền máu, Bệnh viện T.Ư Huế, thu hút gần 300 người tham gia, thu được 220 đơn vị máu.Tại ngày hội sáng nay, ban tổ chức đã tiếp nhận đơn đăng ký của 510 bạn trẻ, thu được 405 đơn vị máu. Nguồn máu dự trữ này góp phần phục vụ cấp cứu người bệnh, giải quyết tình trạng khan hiếm máu thường xảy ra sau dịp Tết Nguyên đán.Thông qua ngày hội, ban tổ chức còn kêu gọi toàn thể đoàn viên, thanh niên và người dân đăng ký hiến mô, tạng và trước mắt đã có 28 người đăng ký.Anh Nguyễn Thanh Hoài, Bí thư Thành đoàn Huế, mong muốn thế hệ trẻ của thành phố luôn sẵn sàng, tiên phong, hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Mỗi đoàn viên, thanh niên là một sứ giả kết nối, vận động các tầng lớp nhân dân cùng hưởng ứng, tham gia các hoạt động tình nguyện, đặc biệt là các hoạt động tình nguyện cứu người như hiến máu, hiến mô, hiến tạng."Đây là nghĩa cử cao đẹp, là một trong những món quà quý giá nhất mà một người có thể trao tặng cho người khác. Hơn nữa, còn lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong xã hội về hiến máu, hiến tặng mô, tạng cứu người", anh Hoài nói.