Cà Mau: Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 trường chuyên không quá 350 học sinh
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.“Maradona mới“: Một gánh nặng cần được… đổ đi!
Nguyễn Thanh Tuyền (27 tuổi), ngụ ở 59 đường 8 P.Trường Thọ, TP.Thủ Đức (TP.HCM) vẫn cảm thấy ám ảnh sau bữa tiệc tất niên với bạn bè vào cuối năm ngoái. Khi ấy, Tuyền đã nhậu rất nhiều để "chào năm mới". Khi về nhà, cô gái bị nôn mửa, đau bụng dữ dội và được gia đình đưa đi cấp cứu. Cô được bác sĩ chẩn đoán là ngộ độc rượu. "Từ đó, mình sợ bia rượu và không dám uống nữa", Tuyền nói.Trong khi đó, Lưu Nguyễn Thiên Ngân (24 tuổi), ngụ ở 83 Hòa Hưng, Q.10 (TP.HCM) rùng mình khi nhắc tới rượu, bia. Ngân kể rằng từ nhỏ, cô đã ám ảnh với những lần gia đình xảy ra cãi vã do rượu chè. Cha cô thường xuyên nhậu nhẹt với bạn bè và trở về nhà trong tình trạng say xỉn, dẫn đến nhiều trận cự cãi nảy lửa với mẹ. "Khi lớn lên, dù nhiều lần được bạn bè và đồng nghiệp mời nhậu, mình vẫn kiên quyết từ chối. Mỗi lần nhìn thấy ly rượu trên bàn, ký ức về cảnh mẹ khóc và ngôi nhà tan hoang sau những cuộc nhậu của cha lại ùa về", Ngân kể.Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), chia sẻ một trường hợp đau lòng xảy ra cách đây hơn 10 năm, khi một người công nhân vì uống rượu quá nhiều trong dịp tết đã phải trả giá bằng cả mạng sống.Theo lời kể của bác sĩ Phương, người này có thói quen nhậu nhẹt thường xuyên, đặc biệt vào những ngày đầu năm. Tết năm đó, anh uống rượu liên tục trong hai ngày mùng 1 và mùng 2. Đến tối mùng 2, anh bắt đầu đau bụng dữ dội và được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm tụy cấp nặng, kèm theo suy gan, suy thận và suy hô hấp. Mặc dù đã được lọc máu, thở máy và điều trị tích cực, anh vẫn không qua khỏi và qua đời vào sáng mùng 3. Bác sĩ Phương không khỏi xót xa khi kể lại cảnh vợ anh đau đớn khóc bên giường bệnh, còn hai đứa con nhỏ thì bơ vơ trong những ngày tết vốn dĩ phải là thời điểm sum vầy, hạnh phúc.Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương cảnh báo rằng rượu, bia, đặc biệt khi uống không kiểm soát, tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Theo bác sĩ Phương, nhiều người thường nhầm lẫn rằng những cơn đau bụng sau khi nhậu chỉ là dấu hiệu nhẹ nhàng, nhưng trên thực tế, chúng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Việc lạm dụng rượu bia trong thời gian dài gây tổn thương nặng nề cho gan, dẫn đến các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan. Không chỉ vậy, tụy cũng bị ảnh hưởng, với nguy cơ viêm tụy cấp. Đây là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, dạ dày cũng là cơ quan chịu tác động nặng nề, dễ bị xuất huyết hoặc thủng do rượu, bia.Bác sĩ Phương nhấn mạnh rằng cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là hạn chế tối đa việc uống rượu bia. Tuy nhiên, trong những trường hợp khó tránh khỏi, nhất là trong dịp tết, người dân cần kiểm soát lượng uống hợp lý để giảm thiểu tác hại. Đối với nam giới, chỉ nên uống tối đa ba lon bia mỗi lần và không quá ba lần trong một tuần. Với nữ giới, mức độ an toàn là hai lon mỗi lần, cũng không quá ba lần mỗi tuần. Rượu mạnh với nồng độ cồn cao hơn bia gấp 8-10 lần cần được giảm số lượng tương ứng, nhưng dù sao đi nữa, việc không uống rượu, bia vẫn là sự lựa chọn tốt nhất."Ngày tết chỉ thật sự trọn vẹn khi chúng ta có sức khỏe để tận hưởng. Rượu bia có thể làm không khí vui vẻ hơn trong chốc lát, nhưng cái giá phải trả đôi khi lại quá đắt", bác sĩ Phương chia sẻ.Bác sĩ chuyên khoa II Vũ Kim Hoàn, Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cảnh báo rằng việc uống rượu bia kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về tâm thần. Bác sĩ cho biết rượu, bia có tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm thần do rượu.Theo bác sĩ Hoàn, có hai dạng ngộ độc rượu thường gặp. Dạng thứ nhất là ngộ độc cấp tính khi tiêu thụ một lượng rượu lớn trong thời gian ngắn, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, đỏ mặt, say xỉn, thậm chí hôn mê. Dạng thứ hai nguy hiểm hơn là ngộ độc mãn tính do uống rượu, bia trong thời gian dài, gây tổn thương nghiêm trọng cho hệ thần kinh, dẫn đến suy giảm nhận thức, rối loạn cảm xúc và hành vi, thậm chí có nguy cơ gây tâm thần.Bác sĩ Hoàn nhấn mạnh rằng khả năng chịu đựng rượu bia, hay còn gọi là "tửu lượng", khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người. Có những người chỉ cần uống một ly đã có biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, đỏ mặt hoặc say nhẹ. Trong khi đó, có những người dường như uống nhiều nhưng không có biểu hiện say, nhưng thực tế, rượu vẫn âm thầm tàn phá sức khỏe của họ.Bác sĩ khuyến cáo rằng dù tửu lượng mạnh hay yếu, việc uống rượu, bia nên được hạn chế tối đa để tránh những nguy cơ không đáng có. Rượu, bia không chỉ làm suy giảm thể chất mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tâm thần, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng khó lường. "Không có mức độ rượu nào là an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Việc từ chối rượu, bia là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình", bác sĩ Hoàn nhấn mạnh.
'Đại gia' vàng nghỉ lễ, giá sẽ thế nào?
Ngày 4.2, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định thông tin, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, vừa ký văn bản gửi Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không - Không quân về việc đề nghị bàn giao mặt bằng đất quốc phòng với diện tích hơn 109 ha để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại sân bay Phù Cát.Trong đó, diện tích đất xây dựng đường cất hạ cánh số 2 khoảng 75,7 ha, đất xây dựng các đường lăn nối gần 29,4 ha và đất xây dựng đường công vụ khoảng 4,3 ha.Theo UBND tỉnh Bình Định, sân bay Phù Cát được xây dựng từ những năm 1960 - 1970. Từ sau năm 1975, sân bay Phù Cát được sử dụng là căn cứ của Không quân Việt Nam, phần lớn đất đai do Bộ Quốc phòng quản lý.Năm 1985, sân bay Phù Cát bắt đầu khai thác hoạt động hàng không dân dụng và trở thành Cảng hàng không Phù Cát. Cảng hàng không Phù Cát có 1 đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng, hiện là tài sản thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.Sau khoảng 60 năm sử dụng (vượt gần 3 lần tuổi thọ thiết kế), hầu hết các tấm bê tông đã bị nứt, nguy cơ phát sinh mảnh vỡ gây mất an toàn khai thác, đồng thời sức chịu tải thấp dẫn đến chỉ đảm bảo khai thác giảm tải các loại tàu bay như A320/321 và tương đương.Theo ông Phạm Anh Tuấn, với tình trạng nêu trên, rất cần thiết phải thực hiện việc đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh này. Tuy nhiên, do đây là đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng nên để tiến hành sửa chữa, cải tạo, nâng cấp phải đóng cửa cảng hàng không trong thời gian khá dài, dự kiến từ 10 - 12 tháng, với kinh phí đầu tư xây dựng khoảng 1.400 tỉ đồng."Việc đóng cửa Cảng hàng không Phù Cát sẽ không đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội, ảnh hưởng lớn đến việc khai thác đường bay dân dụng, trực tiếp là các hoạt động thu hút đầu tư, du lịch... phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định", ông Tuấn nói.Để phát huy hiệu quả những lợi thế về vị trí và các tiềm năng sẵn có, cảng hàng không Phù Cát cần được ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại, bền vững, xứng đáng với vị thế, vai trò là cảng hàng không quốc nội có các tuyến bay quốc tế; là sân bay chính trong hệ thống phòng thủ quốc phòng, là căn cứ quân sự quan trọng trong hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, góp phần tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh Bình Định và vùng trọng điểm kinh tế miền Trung - Tây nguyên.Khi lập quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GTVT đã thống nhất với Bộ Quốc phòng phương án quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đã phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Nhằm đảm bảo khai thác hàng không dân dụng an toàn, hiệu quả, giữ được đường cất hạ cánh số 1 luôn sẵn sàng phục vụ chiến đấu của các đơn vị quân đội, đường cất hạ cánh số 2 cũng sẵn sàng phục vụ các đơn vị quân đội khi có nhu cầu, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai đầu tư xây dựng ngay đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.Bộ Quốc phòng cũng đã thống nhất về chủ trương đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Phù Cát. Đồng thời, Chính phủ đã có văn bản giao cho UBND tỉnh Bình Định là cơ quan chủ quản đầu tư dự án xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không Phù Cát.Hiện UBND tỉnh Bình Định đang triển khai các thủ tục pháp lý đầu tư xây dựng để triển khai đầu tư xây dựng dự án đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không Phù Cát.
Anh Vũ cũng khuyên khi hiện nay thời tiết nắng nóng vẫn tiếp diễn, kéo dài, người ở trọ nên điều chỉnh thói quen sử dụng điện để đỡ tiết kiệm.
Hoa hậu Đặng Thu Thảo, Xuân Hạnh rạng rỡ đến mừng cưới Cao Thiên Trang
Theo ghi nhận của Thanh Niên, cơn sốt giá sầu riêng đang quay trở lại trong những ngày gần đây. Hiện ở miền Tây, sầu riêng Thái loại A có giá từ 200.000 - 210.000 đồng/kg, loại B từ 180 - 185.000 đồng/kg; còn sầu riêng Ri 6 loại A từ 120.000 - 122.000 đồng/kg, loại B từ 100.000 - 105.000 đồng/kg.Anh Nguyễn Văn Hoàng, thương lái ở Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết: Đầu tháng 11.2024, giá sầu riêng vụ nghịch đạt mức đỉnh cao khi sầu riêng Thái gần 200.000 đồng/kg. Nhưng bước qua tháng 12 giảm mạnh còn khoảng 150.000 đồng/kg. Đến đầu tháng 1.2025 tăng trở lại và đang ở mức cao kỷ lục gần 210.000 đồng/kg. "Thời gian gần đây, thị trường Trung Quốc ăn hàng mạnh trở lại. Trong khi đó, nguồn cung sầu riêng vụ nghịch của Việt Nam cũng hạn chế do thời tiết bất lợi nên sản lượng sụt giảm mạnh", anh Hoàng cho biết.Giải thích về hiện tượng giá sầu riêng xoay chuyển liên tục như diễn biến thời tiết, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) nói: Năm nay, nguồn cung sầu riêng vụ nghịch của Việt Nam giảm mạnh nên đầu vụ tăng cao. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn nên sức mua giảm khiến hàng nhập về Trung Quốc tiêu thụ chậm. Còn hiện tại đang bước vào giai đoạn người Trung Quốc chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, nhu cầu quà biếu tăng mạnh và sầu riêng là sản phẩm được ưu tiên lựa chọn. Với văn hóa Trung Quốc, họ có thể thắt chặt chi tiêu nhưng sẽ không tiếc tiền cho các sản phẩm quà biếu nên nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm và có thể còn tiếp tục kéo dài trong tháng đầu tiên của năm mới. Còn tờ South China Morning Post (SCMP) cho biết, dù tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đã thắt chặt hầu bao, nhưng nhu cầu ăn sầu riêng thì vẫn tăng. Không chỉ ăn trực tiếp sầu riêng tươi mà người Trung Quốc còn kết hợp với nhiều món ăn khác. Ngành dịch vụ ăn uống ở Trung Quốc thời gian gần đây "gắn mọi thứ với sầu riêng" từ đồ uống đến món tráng miệng, kể cả lẩu và thậm chí là tiệc buffet với trên 200 món có liên quan với sầu riêng.Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 3,3 tỉ USD sầu riêng và là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong lĩnh vực nông sản. Trong đó, đích đến chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc; ngoài ra một số thị trường khác cũng tăng mạnh như Campuchia, hay Thái Lan và Papua New Guinea…