Đường có nhiều ổ gà
Xuất thân từ những gia đình có truyền thống quân đội, các nữ tân binh mong muốn tiếp nối tinh thần quả cảm của thế hệ đi trước và cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc.Tốt nghiệp ngành văn học tại Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) vào tháng 7.2024, Đỗ Phương Trang (24 tuổi, sống tại Q.5) đã có quyết định bất ngờ khi viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Trước đó, Trang từng là thành viên đội tìm kiếm của chương trình thiện nguyện tìm kiếm người thân Như chưa hề có cuộc chia ly từ tháng 7 - 12.2024. Công việc này giúp cô tiếp xúc với nhiều hồ sơ tìm người thân, đặc biệt là những trường hợp tìm kiếm các liệt sĩ, chiến sĩ nữ. Chính sự hy sinh và tinh thần quả cảm của những người đi trước đã khiến cô ngưỡng mộ và thôi thúc bản thân đóng góp một phần công sức cho đất nước trong thời bình."Ông bà nội, ngoại của tôi đều là cựu chiến binh. Ông bà ngoại có Huân chương Kháng chiến hạng nhất, hạng nhì. Bà nội từng phục vụ trong ngành quân y. Điều này càng khiến tôi có thêm động lực để viết đơn nhập ngũ", Trang chia sẻ. Bên cạnh đó, người yêu của Trang cũng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và xung quanh cô có rất nhiều người thân từng phục vụ trong quân đội. Chính những yếu tố này đã hun đúc thêm quyết tâm của cô gái trẻ.Là đảng viên, Trang nhận thức rõ môi trường quân đội sẽ là nơi giúp bản thân phát triển tư tưởng chính trị, rèn luyện ý chí và bản lĩnh. Cô đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể chất bằng cách chạy bộ và đi bộ mỗi ngày để nâng cao sức bền. Trang mong muốn tận dụng chuyên môn về biên kịch điện ảnh - truyền hình và chứng chỉ nghiệp vụ báo chí để góp phần phát triển mảng thông tin - truyền thông, lan tỏa hình ảnh bộ đội Cụ Hồ.Bà Trần Thị Kim Phượng, mẹ của Trang, ban đầu bất ngờ trước quyết định của con gái. "Trang từ nhỏ được ba mẹ bảo bọc, chưa từng xa nhà, đây là lần đầu tiên con đi xa nhà và lâu như thế. Tôi có lo lắng nhưng cũng động viên con cố gắng rèn luyện và trưởng thành hơn sau hai năm quân ngũ", bà Phượng chia sẻ.Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự P.4, Q.5 Dương Viết Trường cho biết, Trang là một người năng động, nhiệt huyết, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của địa phương như hội phụ nữ, dân quân tự vệ. "Năm ngoái, địa phương có một nữ thanh niên tình nguyện nhập ngũ, năm nay có Trang. Đây là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục nhân rộng các gương công dân nữ tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc", anh Trường nhấn mạnh.Tương tự Phương Trang, sinh ra trong gia đình có truyền thống quân đội, Nguyễn Phương Huyền (22 tuổi, sống tại Q.12) luôn mong muốn được khoác lên mình màu áo lính để tiếp nối truyền thống của ba mẹ. Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế tại Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) năm 2024, ngay khi biết tin có đợt tuyển quân, Huyền đã lập tức viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Ba mẹ Huyền đều là bộ đội nên hoàn toàn ủng hộ quyết định của con gái, đồng thời hướng dẫn cô hoàn thành các thủ tục cần thiết. "Ba mẹ đã kể cho tôi nghe rất nhiều về cuộc sống trong quân đội, về kỷ luật, giờ giấc và cách thích nghi. Điều đó giúp tôi có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn trước khi lên đường", Huyền chia sẻ.Không chỉ mong muốn rèn luyện bản thân trong môi trường quân đội, Huyền còn hy vọng có thể áp dụng chuyên môn của mình để hỗ trợ đơn vị trong các lĩnh vực như văn thư hoặc tài chính. Cô cũng đặt mục tiêu phấn đấu để trở thành đảng viên trong thời gian nhập ngũ.Bà Hồ Thị Kim Nhung, mẹ của Huyền, là một cán bộ quân y. Khi biết con gái tự nguyện đăng ký nhập ngũ, bà rất vui và tự hào. "Huyền trước giờ rất tự lập. Khi TP.HCM xảy ra dịch Covid-19, ba mẹ phải ở đơn vị suốt 7 tháng không về nhà, Huyền đã tự xoay sở và ôn thi đại học một mình. Điều đó khiến tôi tin rằng con gái sẽ đủ bản lĩnh để thích nghi với môi trường quân đội", bà Nhung tâm sự.Huyền cũng chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, quyết tâm chấp hành tốt quy định, quy chế của đơn vị, giữ gìn sức khỏe và rèn luyện bản thân. "Tôi mong sau hai năm sẽ trưởng thành hơn, tự lập hơn và có thể phục vụ lâu dài trong quân đội", cô gái trẻ chia sẻ.Đây là mong ước của Tạ Đặng Hồng Sang (26 tuổi, sống tại P.25, Q.Bình Thạnh) khi đặt bút viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Cô gái trẻ cho hay từ nhỏ đã dành tình cảm đặc biệt cho màu xanh áo lính. Giai đoạn TP.HCM chống dịch Covid-19, chứng kiến lực lượng bộ đội tham gia chăm lo, hỗ trợ người dân càng khiến Sang thêm khâm phục. Vận dụng chuyên ngành dược được đào tạo tại đại học, Sang cũng tình nguyện tham gia chống dịch tại địa phương, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho lực lượng dân quân của phường."Với phương châm sống 'tích tiểu thành đại', nhiều năm qua, khi là nữ dân quân của phường, tôi đã tích cực học tập, rèn luyện bản thân, cố gắng tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thiện mình. Cuối năm 2024, cảm thấy đã đủ tự tin và trưởng thành, tôi viết đơn tình nguyện nhập ngũ", Hồng Sang chia sẻ.Quyết định tham gia nghĩa vụ quân sự của cô gái trẻ cũng được gia đình ủng hộ rất nhiều. Cuối năm 2024, Tạ Đặng Hồng Sang vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đây là niềm vinh dự không chỉ của riêng Sang mà là của cả gia đình cô."Tôi mong muốn khi nhập ngũ, môi trường quân đội sẽ giúp tôi trưởng thành, mạnh mẽ hơn. Tôi cũng sẽ tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đảng viên trẻ, mang những hiểu biết của mình hỗ trợ đơn vị và cống hiến hết mình để phục vụ lâu dài trong quân đội", Hồng Sang bày tỏ.Năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã trao 4.197 lệnh gọi công dân nhập ngũ. Trong đó, lệnh chính thức là 4.003 công dân (4.000 nam, 3 nữ), lệnh dự phòng là 194 công dân.Số lượng đảng viên nhận lệnh nhập ngũ là 110 người. Công dân nhập ngũ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học là 1.902 người. Công dân nhận lệnh gọi nhập ngũ có sức khỏe loại 1, loại 2 là 3.358 công dân.Bên cạnh đó, công an các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã hoàn tất hồ sơ tuyển chọn theo quy định của luật Nghĩa vụ quân sự và các thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Công an, đảm bảo giao đủ 987 chỉ tiêu.Đặc biệt, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã tổ chức phẫu thuật mắt cho 211 công dân theo chính sách của HĐND TP.HCM hỗ trợ kinh phí điều trị tật khúc xạ mắt đối với công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.Năm 2025, lễ giao quân điểm của TP.HCM được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm hành chính Q.7 vào ngày 13.2.M.U chuẩn bị các phương án dự phòng đổ vỡ hợp đồng ‘bom tấn’
Những vụ kiện này không chỉ làm dấy lên nghi vấn về tính minh bạch trong chiến lược tiếp thị của các hãng mà còn cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường TV toàn cầu, nơi các thương hiệu Trung Quốc đang nỗ lực thách thức vị trí dẫn đầu của Samsung, đặc biệt trong công nghệ chấm lượng tử.Theo The Register, Hisense hiện là tâm điểm của một vụ kiện tại Mỹ với cáo buộc quảng bá các dòng TV QLED có sử dụng công nghệ chấm lượng tử, trong khi thực tế sản phẩm không chứa công nghệ này. Đơn kiện cho rằng đây là hành vi quảng cáo gian dối, đánh lừa người tiêu dùng mua TV kém chất lượng với giá cao, giúp Hisense thu lợi bất chính. Trang Display Daily bổ sung rằng người tiêu dùng khó tự xác minh sự hiện diện của công nghệ chấm lượng tử, trong khi các dấu hiệu hóa học đặc trưng của công nghệ này có thể dễ dàng bị phát hiện qua kiểm tra kỹ thuật, dù đơn kiện chưa công bố bằng chứng cụ thể.Cùng lúc, trang công nghệ Digital Trends cũng nhấn mạnh rằng vụ kiện tập trung vào các mẫu TV Hisense được quảng cáo là "Quantum Dot QLED" (màn hình QLED chấm lượng tử), nhưng thực chất chỉ là TV LED thông thường trá hình. Nguyên đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và buộc Hisense thay đổi cách tiếp thị để tránh đánh lừa người mua trong tương lai. Hiện tại, Hisense chưa đưa ra bình luận chính thức, nhưng vụ việc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hãng, vốn đang cạnh tranh với Samsung và LG trong phân khúc TV cao cấp.Không chỉ Hisense, TCL – một thương hiệu TV Trung Quốc khác – cũng bị lôi vào vòng xoáy chỉ trích. Trang The Korea Herald cho biết TCL đối mặt với cáo buộc tiếp thị lừa dối, dù chi tiết về vụ kiện chưa được công bố đầy đủ. Cụ thể, Hansol Chemical – công ty sản xuất hóa chất và vật liệu có trụ sở tại Hàn Quốc đã cáo buộc TCL dán nhãn sai các TV LCD là "QD TV", trong khi thực tế chúng không chứa bất kỳ vật liệu chấm lượng tử (QD) nào, vốn đóng vai trò cải thiện chất lượng hình ảnh.Các mẫu TV LCD có tích hợp QD, còn được gọi là "QLED TV", thường có giá cao hơn và được coi là TV cao cấp, ngang hàng với TV OLED (công nghệ đi-ốt phát quang hữu cơ). Dựa trên phân tích của mình, Hansol cho biết ba mẫu TV "QD" của TCL gồm C655 65 inch, C655 Pro 75 inch và C755 65 inch được bán tại Hàn Quốc không chứa nguyên tố indi (indium) hay cadmi (cadmium) – những thành phần cốt lõi cần thiết để sản xuất vật liệu QD."Việc dán nhãn 'QD TV' cho các mẫu TV LCD không có vật liệu QD có thể gây tổn hại lớn đến lòng tin của người tiêu dùng đối với toàn bộ thị trường QLED", đại diện Hansol nói.Về phía TCL, theo một số nguồn tin, hãng phủ nhận cáo buộc và khẳng định ba mẫu TV trên đều sử dụng tấm nền (QD films) có chứa cadmi.Sau khi nhận được đơn khiếu nại, FTC (Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ) sẽ tiến hành điều tra các cáo buộc của Hansol. Nếu phát hiện sai phạm, TCL có thể phải chịu yêu cầu khắc phục, nộp phạt hoặc các hình phạt bổ sung khác tùy theo kết quả điều tra.Những cáo buộc diễn ra trong bối cảnh Hisense và TCL đẩy mạnh chiến lược giá rẻ để cạnh tranh với những thương hiệu khác đang dẫn đầu thị trường QLED nhờ công nghệ QD-OLED. Hisense từng được đánh giá cao với dòng U8, U8N nhờ chất lượng hình ảnh tốt trong phân khúc giá thấp, nhưng các vụ bê bối hiện tại có thể làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng.
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ: Nhân hậu và quyết liệt!
Ngày 15.1, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị cho biết một số địa phương đã đề xuất đổi hệ thống đèn giao thông sử dụng năng lượng điện mặt trời qua điện lưới để tín hiệu đèn giao thông luôn hoạt động hiệu quả, đảm bảo an toàn trật tự.Hơn 1 tháng qua, nhiều đèn tín hiệu giao thông ở TP.Đông Hà, TX.Quảng Trị, H.Hải Lăng... hoạt động chập chờn, lúc sáng đèn lúc không khiến người dân hoang mang trong quá trình tham gia giao thông.Nguyên nhân là do thời tiết ở Quảng Trị những tháng qua có mưa thường xuyên, trời âm u nên hệ thống pin năng lượng mặt trời hoạt động không hiệu quả."Việc lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời cho đèn giao thông giúp giảm chi phí và thuận tiện trong quá trình lắp đặt. Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết ở địa phương khiến nguồn năng lượng cung cấp không đủ cho các đèn giao thông hoạt động hiệu quả. Hiện nay, một số địa phương đã đề xuất thay bằng hệ thống điện lưới để hoạt động hiệu quả", đại diện lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị nói.Ghi nhận của PV Thanh Niên, tại ngã tư Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết (P.5, TP.Đông Hà), đèn giao thông lắp đặt trên trục đường Hàm Nghi (khu vực chợ P.5) không hoạt động, một số người dân tiếp tục di chuyển trong khi trục đèn đối xứng vẫn đang báo đèn đỏ.Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Trị, trên địa bàn tỉnh có 74 hệ thống đèn tín hiệu giao thông nhưng có đến 14 hệ thống đèn đang hoạt động chập chờn. Trong đó, TX.Quảng Trị là địa phương có số lượng hệ thống đèn giao thông hoạt động chập chờn nhiều nhất.Trước tình hình này, UBND TX.Quảng Trị đã có văn bản đề nghị xem xét cho chuyển đổi các cụm đèn tín hiệu trên tuyến tránh QL1 (đoạn qua TX.Quảng Trị) từ nguồn năng lượng mặt trời chuyển sang sử dụng điện lưới.Đồng thời, đề nghị Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị chỉ đạo đơn vị thi công tiếp tục thực hiện bảo hành để đưa hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên các tuyến đường vào hoạt động trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Võ Bá Thạch, Đơn vị Tai Mũi Họng, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh (TP.HCM) cho biết thời tiết lạnh, các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng và cảm cúm. Theo bác sĩ Thạch, một tháng qua, Phòng khám đa khoa Tâm Anh quận 7, TP.HCM thường xuyên tiếp nhận người bệnh viêm mũi dị ứng nhưng tự điều trị cảm cúm khiến viêm mũi dị ứng không giảm mà còn tiến triển nặng hơn, biến chứng viêm xoang, polyp mũi… Như trường hợp chị M.N.B (38 tuổi, ở TP.HCM), một tháng trước, khi thời tiết thay đổi, chị xuất hiện các triệu chứng hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong. Nghĩ bị cảm cúm thông thường, chị tự mua thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau tại hiệu thuốc để điều trị. Tuy nhiên, sau một tuần, triệu chứng không giảm mà còn trở nặng với cảm giác nghẹt mũi dai dẳng và đau nhức vùng mặt, khó thở, mới đến phòng khám khám.Bác sĩ Thạch nội soi tai mũi họng, chẩn đoán chị B. viêm mũi dị ứng, nhưng do tự điều trị sai cách, bệnh đã biến chứng thành viêm xoang cấp tính. Chị B. được kê toa thuốc điều trị viêm xoang, tái khám theo lịch để theo dõi, tránh để bệnh tái phát nhiều lần, tiến triển thành viêm xoang mạn tính.Hay như anh N.V.Q (45 tuổi, ở Đồng Nai), là nhân viên văn phòng thường xuyên ở trong phòng máy lạnh, anh thường xuyên bị nghẹt mũi và hắt hơi vào sáng sớm. Nghĩ triệu chứng cảm cúm thông thường nên tự mua thuốc cảm, xịt mũi có chứa thành phần co mạch để giảm nghẹt mũi. Kéo dài 2 tháng, triệu chứng bệnh không giảm mà nghẹt mũi nhiều hơn, dùng thuốc xịt mũi co mạch vẫn không hết, anh Q. mới đi khám.Sau khi nội soi tai mũi họng, khám lâm sàng, bác sĩ Thạch chẩn đoán anh Q. viêm mũi dị ứng mạn tính kèm theo biến chứng quá phát cuốn mũi, phải phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi. Việc lạm dụng thuốc xịt co mạch khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, cuốn mũi còn bị giãn nở quá mức, gây quá phát cuốn mũi.Bác sĩ Thạch cho biết, viêm mũi dị ứng và cảm cúm có nhiều triệu chứng ban đầu gần giống nhau nhưng nguyên nhân và cách điều trị hoàn toàn khác nhau. Viêm mũi dị ứng là do phản ứng quá mức của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi mịn, lông thú cưng, hoặc thay đổi thời tiết.Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể ngay lập tức kích hoạt để chống lại các tác nhân này và mũi là cơ quan chính tiếp nhận phản ứng phòng vệ. Người bệnh thường hắt hơi liên tục đặc biệt vào buổi sáng, dịch nhầy trong, ngứa mũi, đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt. Viêm mũi dị ứng không gây sốt, không lây nhiễm và không cần sử dụng kháng sinh.Cảm cúm là do nhiễm virus gây ra, diễn tiến chậm từ 1-3 ngày, thường kèm theo sốt, đau họng, mệt mỏi, thỉnh thoảng hắt hơi, dịch nhầy đặc màu xanh hoặc vàng, đau nhức cơ thể. Bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng.Nhầm lẫn giữa hai bệnh trên là điều rất phổ biến. Tự ý dùng kháng sinh để điều trị viêm mũi dị ứng không có tác dụng và tiềm ẩn nguy cơ gây kháng kháng sinh và tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Ngoài ra, nếu người bệnh lạm dụng thuốc xịt mũi chứa co mạch không chỉ không hiệu quả mà còn gây tổn thương niêm mạc mũi, làm tăng nguy cơ biến chứng.“Viêm mũi dị ứng không được kiểm soát có thể dẫn đến viêm xoang, viêm họng - viêm thanh quản do phải thở bằng miệng, polyp mũi, hoặc thậm chí viêm đường hô hấp dưới. Đồng thời, người bệnh tốn chi phí, thời gian điều trị biến chứng”, bác sĩ Thạch nói.Bác sĩ Thạch cho biết, nếu có các triệu chứng như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong và ngứa mũi, người bệnh nên nghĩ đến viêm mũi dị ứng. Nếu kèm theo sốt, đau nhức cơ thể, và dịch mũi đặc, có thể là dấu hiệu của cảm cúm hoặc viêm xoang nhiễm khuẩn.“Ngay khi có triệu chứng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, tránh lạm dụng thuốc xịt mũi co mạch nếu không có chỉ định của bác sĩ”, bác sĩ Thạch nói.
Thế giới đối phó nạn tin giả
Được thi đấu trên sân nhà ở trận chung kết lượt về đội tuyển Thái Lan nhập cuộc với tinh thần thần rất cao. Đội chủ sân Rajamangala cầm bóng 61%, tung ra 13 cú sút (nhiều hơn 3 lần so với đội tuyển Việt Nam) nhưng phải nhận thất bại 2-3. Đồng thời, Thái Lan cũng mất luôn ngôi vô địch AFF Cup 2024 vào tay đội tuyển Việt Nam khi thua với tổng tỷ số 3-5 sau 2 lượt trận.Ngay khi trận chung kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan khép lại, trang Khao Sod đã có bài viết với tiêu đề “1 trận đấu, 1000 sự kiện! Đội tuyển Thái Lan chỉ còn 10 cầu thủ, thua Việt Nam và bỏ lỡ chức vô địch Đông Nam Á”. Trang báo xứ Chùa vàng cho rằng đội tuyển nước nhà đã bị cuốn quá nhiều vào diễn biến trên sân, không thể hiện được bản lĩnh của mình để rồi mất chức vô địch.“Thua 1-2 trên sân của Việt Nam, Thái Lan dồn ép đối thủ từ những phút đầu nhằm tìm bàn thắng. Thế nhưng, đội bóng của ông Masatada Ishii một lần nữa nhận đòn đau khi Tuấn Hải mở tỷ số từ sớm. Cho đến phút 27, các CĐV Thái Lan trong sân đã được hò reo vang dội sau cú sút của Benjamin Davis, cân bằng tỷ số 1-1. Nửa sau hiệp 1, đội tuyển Thái Lan chơi khởi sắc cho đến phút 64 thì xảy ra bước ngoặt khi Supachok Sarachat tung cú sút xa đẹp mắt, gỡ hòa 2-2. Dù vậy, đến phút 74, Veerathep Pomphan phải nhận thẻ đỏ, đội tuyển Thái Lan lại liên tiếp nhận những cú đau bất ngờ. “Voi chiến” mất đi thế trận, bị cuốn vào lối đá của đối thủ, liên tục gặp sai lầm. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam càng thi đấu càng bản lĩnh, có 2 bàn thắng ở những phút cuối. Thất bại 2-3 ngay trên sân nhà, Thái Lan ngậm ngùi nhìn Việt Nam lên ngôi vô địch lần thứ 3”, trang Khao Sod viết.Trong khi đó, trang Pattaya nhấn mạnh, những sự cố ở trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan như việc Xuân Son bị chấn thương hay bàn thắng gây tranh cãi khiến đội bóng của HLV Masatada Ishii không giữ được sự điềm tĩnh cần thiết.Trang Pattaya phân tích: “Sau bàn gỡ hòa 1-1, phút 30, tâm trạng của Thái Lan còn nhẹ nhõm hơn khi Việt Nam gặp tin dữ vì tiền đạo số 1 Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng, phải thay bằng Tiến Linh. Bắt đầu từ đây, hàng thủ của Thái Lan dường như cũng mất đi sự cảnh giác vốn có từ đầu trận. Tình huống thứ 2, sau khi thủ môn Việt Nam đưa bóng ra ngoài ở phút 62, cầu thủ Thái Lan ném biên, tiếp tục thi đấu trong sự phản ứng của cầu thủ Việt Nam. Supachok Sarachat ghi bàn, đầy tranh cãi nổ ra nhưng cuối cùng trọng tài cũng không bận tâm và công nhận bàn thắng. Thấy được đối phương bị ảnh hưởng tâm lý, cầu thủ Thái Lan bắt đầu đẩy cao nhịp độ nhưng chúng ta lại không có sự bình tĩnh cần thiết. Veerathep Pomphan chơi rắn từ đầu trận nhưng vẫn không hạ nhiệt và nhận thẻ đỏ. Hàng thủ phối hợp không tốt, Pansa Hemviboon lúng túng đá phản lưới nhà. Tệ hơn, đến phù bù giờ, hơn 50.000 CĐV Thái Lan ở Rajamangala còn chứng kiến bàn thua thứ 3, qua đó giúp Việt Nam hiên ngang vô địch”.Tờ báo thể thao hàng đầu của Thái Lan - Siamsport viết sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: “Kể từ năm 1996, AFF Cup đã được tổ chức 15 lần. Trong đó, Thái Lan là quốc gia giành chức vô địch nhiều nhất: 7 lần. Nhưng rồi chúng ta vẫn chưa phá được "cái dớp" bí ẩn là giành chức vô địch 3 kỳ liên tiếp. Đau đớn hơn, lần này Thái Lan kết thúc giải đấu với chỉ 10 người, bị đội tuyển Việt Nam đánh bại ngay trên sân nhà”. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn