1 triệu căn hộ nhà ở xã hội: Địa phương chậm, ngân hàng chưa mặn mà
Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên. Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Thị trường âm nhạc cuối 2024 đầu 2025 đánh dấu sự bùng nổ của ca khúc Tái sinh do Tùng Dương thể hiện. Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nam ca sĩ không chỉ "gây bão" trong nước mà còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Năm qua cũng được xem là một năm thành công của Tùng Dương vì ngoài Tái sinh, anh còn được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vinh danh "Ca sĩ nổi bật". Nguồn năng lượng tích cực đó sẽ được Tùng Dương mang đến để "mở bát" chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên.Trong chương trình trò chuyện đầu năm cùng khán giả Báo Thanh Niên, Tùng Dương sẽ tiết lộ những bí mật thú vị đằng sau bản hit Tái sinh thông qua sự dẫn dắt của MC Vũ Mạnh Cường. Ngoài ra những câu chuyện về chặng đường làm nghề cũng như kế hoạch đón Tết Ất Tỵ cũng được Tùng Dương chia sẻ trong HOT THÌ HỎI.Khám phá những điểm đến nổi tiếng hút khách Việt tại Fukushima
Trao đổi với Thanh Niên, bà Châu Thị Mỹ Hoa vẫn không tin rằng có thể nhận lại tài sản mà bà tích cóp để dành cho con gái đi du học, trong đó ngoài sự vi diệu là tình người từ những lãnh đạo các đơn vị Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng, đến công nhân và người nhặt rác giữa đêm giao thừa lạnh giá.Bà Châu Thị Mỹ Hoa kể, ngày 28.1 (nhằm 29 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), con gái bà đi học ở nước ngoài về, dọn nhà "từ A đến Z từ sáng sớm", dồn rác đến khoảng 20 giờ thì chồng bà mang rác ra ngoài.Khoảng 22 giờ, bà chuẩn bị cúng giao thừa thì sực nhớ đến chiếc ví da trắng, viền đen, trong đó chuẩn bị trang sức cho mẹ con mang tết, nhưng không còn trong ngăn kéo."Tôi hỏi ngay con ơi con vứt mất cái ví da đựng trang sức rồi hả, cả nhà chạy xuống chỗ tập kết rác ngoài đường. Một điểm rất quan trọng là chị lao công nhớ giúp chính xác thời điểm 20 giờ 30 có 1 xe lấy rác. Tôi được cho số anh Thành (Xí nghiệp môi trường Hải Châu), anh Tư (Trạm trung chuyển rác thải đường Lê Thanh Nghị), anh Đông (xe rác 36), chú Dũng (lái xe), anh Tiến (bãi rác Khánh Sơn)… mọi người đều rất trách nhiệm, nghe máy ngay và động viên tôi bình tĩnh; các đơn vị phối hợp xử lý công việc rất chính xác, tôi rất cảm động, tôi không nghĩ một mình tôi đơn phương đi tìm tài sản nữa, mà từ trên xuống dưới đều không màng bận rộn đêm giao thừa để giúp tôi", bà Hoa kể.Tình người lúc đó còn lớn hơn những viên kim cương tìm được.Nhờ phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời và nhịp nhàng, các đơn vị của Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng đã khoanh vùng, định vị, hướng dẫn bà quay ngược về điểm tập kết trước nhà để tìm kiếm, lần theo xe lấy rác số 36, còn con gái bà ở lại Trạm Lê Thanh Nghị để tìm trong số rác đang được ép tại trạm trung chuyển, chuẩn bị hoặc trên đường đưa lên bãi rác Khánh Sơn."Anh Tư dặn dò tôi kỹ càng, khối tài sản dù lớn nhỏ nhưng bãi rác rất lớn, tìm lại rất khó, xác định của đi thay người nên tôi phải bình tĩnh, hướng dẫn tôi nhờ những người nhặt rác hỗ trợ. Ở bất kỳ đơn vị nào, dù không liên quan nhưng mọi người đều nhiệt tình hội ý giúp tôi, vừa chở con gái tôi lên bãi rác vừa liên lạc nói xe đi trước đổ rác ở bãi riêng để tìm kiếm", bà Hoa xúc động kể.Lúc này bà Hoa cũng lên đến bãi rác, nhờ mọi người tìm giúp bao rác màu xanh, trong có 1 ví trắng đen."Tôi nhìn lên thấy cả núi rác chứ không phải là bãi nữa, đường lên gập ghềnh mù mịt, xe tải đi nườm nượp, tôi nghĩ không tài gì tìm được vật nhỏ như vậy. Nhưng anh em trên đó rất tình người, họ biết môi trường làm việc khắc nghiệt, mình không thể chịu được nên người đưa mũ cho tôi, người thì đưa áo ấm, con gái tôi mang dép nhựa, không có ủng thì mọi người rất lo lắng, dẫn bé men theo con đường tránh mẻ chai, vật nhọn. Trời ơi thương lắm luôn! Không ai nghĩ đến giao thừa, chỉ lo tìm giúp tôi, tình người lắm luôn. Tôi đứng khóc không phải vì mất tài sản mà vì cảm động quá! Tôi nói mọi người là tôi biết chắc không có cơ hội tìm được, gần như 0%. Tôi nói với anh Tiến ở bãi rác dù không tìm được tôi vẫn cảm ơn 1 triệu đồng/người cho khoảng 20 người tìm kiếm", bà Hoa kể.Người nhặt rác cũng đến động viên, nhiều người chia sẻ với bà Châu Thị Mỹ Hoa họ đã làm ở bãi rác Khánh Sơn 20 năm, chưa thấy ai tìm được tài sản giá trị lớn như vậy giữa biển rác, thời điểm lại cập rập, nên bà Hoa cũng cảm thấy an ủi, chúc mừng năm mới mọi người và ra về lúc 23 giờ 45 phút."Tôi vừa quay xe đi chưa thầy 100 m thì anh Tiến hét lớn qua điện thoại "cô ơi tìm được rồi", có lẽ ơn trên phù hộ. Lúc này đã qua thời khắc năm mới, tôi xin chuyển khoản cảm ơn nhưng anh Tiến khuyên mùng 1 tết không nên chuyển tiền vì sợ xui cho tôi, lúc này tôi khóc luôn vì không ngờ ai cũng không màng đến bản thân mà quan tâm và nghĩ cho tôi, nên tôi chuyển ngay để cảm ơn anh chị em giúp đỡ", bà Hoa kể.Cùng lúc này, lãnh đạo các đơn vị cùng đại diện ban giám đốc cũng đến chân bãi rác chúc mừng, cùng chung vui giây phút giao thừa cảm động, ý nghĩa và đáng nhớ nhất không chỉ trong suốt cuộc đời của bà Châu Thị Mỹ Hoa mà cả đội ngũ làm công tác môi trường đô thị."Trên tất cả, ngoài sự vi diệu, còn nhờ những thông tin chính xác và sự phối hợp xử lý từng tí thì mới góp phần tìm ra tài sản, quan trọng nhất là quy trình của Công ty CP Môi trường đô thị phải nói là cực kỳ tốt, anh em rất là trách nhiệm mới ra được như vậy, tôi xúc động lắm", bà Hoa kể.
Vì sao Quỹ bình ổn 'bất động' kéo dài?
Chiều 20.3, đại diện Ban giám hiệu Trường trung - tiểu học Petrus Ký (P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã cho dừng việc khảo sát thu thập thông tin học sinh có phụ huynh là viên chức nhà nước.Trước đó, nhiều phụ huynh học sinh nhận được link "Khảo sát phụ huynh" do giáo viên của trường gửi vào trong nhóm với nội dung: "Kính thưa ba mẹ, nhà trường cần nắm thông tin số lượng phụ huynh là viên chức nhà nước nên rất mong ba mẹ thực hiện giúp cô link khảo sát ạ. Cảm ơn ba mẹ rất nhiều".Theo đó, khi nhấn vào link, phụ huynh học sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi bắt buộc như họ và tên học sinh, học lớp nào và trả lời câu hỏi "có" hoặc "không" vào mục "Có bố mẹ đang là công chức nhà nước".Sau khi nhận được câu hỏi khảo sát của nhà trường, nhiều phụ huynh (kể cả những người không phải là công chức, viên chức) cũng tỏ ra băn khoăn, đồng thời cho rằng việc khảo sát này là nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm tư của những phụ huynh đang là công chức, viên chức nhà nước trong thời điểm đang chuẩn bị sáp nhập các phường, xã và một số cơ quan nhà nước, sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở Bình Dương hiện nay.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, ông Phạm Ngọc Nam, Hiệu trưởng Trường trung - tiểu học Petrus Ký, giải thích do bộ phận tuyển sinh của trường hiểu nhầm ý chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường nên đã tự lập link khảo sát và gửi cho phụ huynh học sinh.Ông Nam cho rằng nhà trường có chỉ đạo bộ phận tuyển sinh thu thập thông tin học sinh có phụ huynh đang làm công chức, viên chức nhà nước trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu sẵn có đang được lưu trữ tại trường để phục vụ công tác, chiến lược tuyển sinh trong các năm học tiếp theo của trường."Tuy nhiên, bộ phận tuyển sinh đã hiểu nhầm chỗ này, thay vì thống kê, thu thập trên hồ sơ, dữ liệu sẵn có thì lại đi lập link để khảo sát, thu thập. Đúng là thời điểm này có phần nhạy cảm nên tôi đã chỉ đạo dừng việc khảo sát lại", ông Phạm Ngọc Nam nói.
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.
Giá USD hôm nay 17.4.2024: 'Đô' tự do tăng cao, hướng đến 26.000 đồng
Ông Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban An toàn giao thông TP.HCM nêu giải pháp cho tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường, gây bất tiện, khó khăn cho người dân khi tham gia giao thông, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội TP.HCM ngày 16.1.Theo đó, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết, sau 2 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, trật tự an toàn giao thông tại TP.HCM có nhiều chuyển biến tích cực. Tình trạng người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều… giảm rõ rệt.Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường vẫn diễn ra thường xuyên.Về nguyên nhân chính gây ùn tắc, ông Nguyễn Thành Lợi nhìn nhận: "Theo số liệu thống kê, TP.HCM tăng lưu lượng xe, tính từ 1.1.2025 tăng 11% so với năm trước. Đồng thời, trong thời gian qua, thành phố có nhiều lễ hội, sự kiện tại trung tâm, phải điều tiết phương tiện giao thông đi tuyến đường khác".Theo đó, về giải pháp trước mắt, ông Lợi cho biết: "Đến hết ngày 15.1, TP.HCM lắp được 301 bộ đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, tại 126 nút giao; mục tiêu đến ngày 19.1 sẽ lắp đặt 500 bộ. Sau đó, việc lắp đặt thêm sẽ trên cơ sở vừa làm vừa đánh giá hiệu quả".Đại diện lãnh đạo Ban An toàn giao thông TP.HCM kiến nghị phải đảm bảo việc cho phép rẽ phải khi đèn đỏ không ảnh hưởng đến an toàn giao thông của người đi bộ, người khuyết tật."Vì vạch kẻ ưu tiên người đi bộ bố trí sau vạch chờ đèn đỏ. Lắp đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, vô tình sẽ gây nguy hiểm cho người đi bộ, người khuyết tật... Do đó, việc lắp đặt phải cân nhắc kỹ ở những vị trí thật cần thiết, hạn chế tràn lan, tạo điều kiện để thói quen rẽ phải khi đèn đỏ tái diễn", ông Lợi nhìn nhận.Do đó, ông Nguyễn Thành Lợi thông tin, tiêu chí lắp đặt là các khu vực phát sinh dòng chờ kéo dài, khu vực ít ảnh hưởng đến người đi bộ, đảm bảo an toàn giao thông. Trên cơ sở đó, thống nhất được vị trí nào thì lắp ngay vị trí đó. Có những vị trí mà dù có lắp thì người dân cũng không rẽ được", ông Lợi thông tin.Ông Nguyễn Thành Lợi khuyến cáo, người dân cần tuân thủ thứ tự ưu tiên cho việc điều khiển, khi tham gia giao thông. Cụ thể, ưu tiên người điều khiển, sau đó mới tới đèn tín hiệu, hệ thống biển báo, công trình vạch hơn, hàng rào…Nêu giải pháp lâu dài giảm ùn tắc giao thông, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết TP.HCM có số lượng phương tiện tăng 7% mỗi năm. Trong khi đó, tỷ lệ diện tích đường đô thị chưa đạt, cần đầu tư nâng cấp, phát triển giao thông công cộng.Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.HCM cho biết thêm: "Tình trạng ùn ứ giao thông còn xuất phát từ việc nhiều người dân không quan sát thấy đèn phụ cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, để nhường lối rẽ. Vì thế, trong thời gian tới sẽ nghiên cứu kẻ vạch, tạo lối đi".