Lạc rang thơm lừng con phố
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào báo cáo công tác dân nguyện tháng 1. Góp ý kiến vào báo cáo, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đánh giá cao việc Bộ Công an, công an các tỉnh đã triệt phá, trấn áp các tội phạm lừa đảo qua mạng thời gian qua.Bà Hải nói vừa qua đọc thông tin trên báo chí về vụ lừa đảo trên mạng do Công an Bắc Ninh triệt phá thì thấy hành vi của tội phạm lừa đảo trên mạng được tổ chức hết sức chặt chẽ."Không biết các đồng chí ở đây đã bao giờ bị gọi điện lừa đảo như vậy chưa. Tôi đang ngồi ở nhà với bố mẹ thì thấy có người gọi điện đến cho bố mẹ nói rằng ông bà chưa nộp tiền điện, mời ông bà liên hệ người này nộp ngay nếu không chúng tôi sẽ cắt điện. Việc này xảy ra thường xuyên. Bố mẹ tôi đang ngồi ở nhà sợ phải về ngay không cắt điện", bà Hải kể.Bà Hải đề nghị sau khi ngành công an triệt phá loại tội phạm này thì công việc tiếp theo cần tuyên truyền, công khai các thủ đoạn lừa đảo của loại tội phạm này để người dân biết và tránh. Vì như vụ lừa đảo do Công an Bắc Ninh triệt phá, số lượng người bị lừa lên tới 13.000 người, số tiền lên tới cả nghìn tỉ đồng là rất lớn. "Nếu các vụ việc như vậy mà người dân không quan tâm nhiều thì vẫn tiếp tục bị lừa đảo", bà Hải nói.Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ cho biết, Bộ Công an đã thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự trong đợt cao điểm 2 tháng, trong đó tháng 1 có 9 ngày cao điểm tết Nguyên đán."Chúng tôi khẳng định về an ninh chính trị ổn định, an ninh trên tất cả các lĩnh vực khác đang nằm trong tầm kiểm soát của các lực lượng của chúng tôi", ông Tỏ nói.Về an toàn giao thông, ông Tỏ nhấn mạnh, năm vừa rồi được nhân dân đánh giá rất tốt khi không có ùn tắc, tai nạn giao thông giảm đến 36%. "Đây là điều rất đáng mừng", ông Tỏ nói, và cho biết thêm, về cháy nổ có xảy ra nhưng là số ít, giải quyết kịp thời.Về tội phạm trên không gian mạng, ông Tỏ thông tin, đây là vấn đề nan giải, mang tính chất toàn cầu với tính chất là sử dụng công nghệ cao, thủ đoạn đa dạng, phối hợp câu kết trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ngành công an đã tập trung trấn áp, phá được một số vụ án như vụ do Công an Bắc Ninh thực hiện.Lý giải số người dân bị lừa nhiều, Thứ trưởng Công an Trần Quốc Tỏ cho biết, ngoài nguyên nhân đặc điểm của loại hình tội phạm này là công nghệ cao, thủ đoạn tinh vi thì còn có nguyên nhân là "tính hám lời của người dân".Ông Tỏ nói, trong phòng chống tội phạm này thì phòng ngừa nghiệp vụ là của lực lượng công an, còn phòng ngừa xã hội, công tác tuyên truyền thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc."Đề nghị này chúng tôi tiếp thu nhưng cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị chứ mình ngành công an không thể làm được công tác tuyên truyền này", ông Tỏ nói, và lưu ý, người dân vẫn cứ hám lời nên cả hệ thống phải vào cuộc.Kết luận phiên làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao đợt cao điểm trấn áp tội phạm, triệt phá nhiều đường dây tội phạm trên không gian mạng, đảm bảo trật tự xã hội, an toàn giao thông được đảm bảo, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí.Ông cũng đề nghị Bộ Công an nghiên cứu công khai thủ đoạn lừa đảo trên mạng, tuyên truyền cho nhân dân về các thủ đoạn, tác hại. "Các cơ quan, địa phương tăng cường tuyên truyền thấy rõ tính chất của tội phạm an ninh mạng, đây là tội phạm công nghệ cao, thủ đoạn phức tạp, cấu kết trong ngoài. Tư tưởng người dân thì ham lợi khiến dễ bị lừa đảo hơn", ông Phương nói.Hà Lan sắp triển khai hệ thống Patriot sát sườn Nga
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Những tấm lòng vàng 25.8.2022
Người phát ngôn của Công ty điện lực Southern California Edison trả lời tờ Telegraph hôm 8.1 rằng bất động sản của vợ chồng Hoàng tử Harry nằm trong khu vực có "nguy cơ cháy cao".Người phát ngôn chia sẻ rằng việc cắt điện có thể xảy ra ở vùng đất sang trọng của quận Santa Barbara do "cảnh báo cờ đỏ và nguy cơ cháy rừng gia tăng", đồng thời cho biết thêm rằng những khách hàng bị ảnh hưởng đang được liên hệ, bao gồm cả khu vực Montecito.Công tước và Nữ công tước xứ Sussex sinh sống tại ngôi biệt thự rộng 1.670 mét vuông cùng 2 con: Hoàng tử Archie (5 tuổi) và Công chúa Lilibet (3 tuổi) kể từ khi họ từ bỏ nghĩa vụ hoàng gia vào năm 2020 và chuyển đến bờ Tây nước Mỹ.Ngôi nhà có 9 phòng ngủ và 16 phòng tắm, khuôn viên rộng lớn gồm hồ bơi, sân tennis, quán trà, vườn hoa hồng, nhà trẻ và nhà khách.Những người nổi tiếng khác sống trong khu vực cũng có thể phải sơ tán, bao gồm cả hàng xóm của cặp đôi hoàng gia là Oprah Winfrey và Gwyneth Paltrow.Winfrey - bạn thân của Harry và Markle - phải chịu đựng thiệt hại đáng kể về tài sản do lở đất và cháy rừng gây ra vào năm 2018.Hàng ngàn cư dân đã phải di tản khỏi Pacific Palisades khi đám cháy dữ dội bùng phát khắp khu vực vào ngày 7.1 và 8.1.Khoảng 30.000 người - bao gồm những người nổi tiếng như Ben Affleck và James Wood - đã được lệnh phải rời khỏi nhà.Vài giờ sau khi đám cháy bùng phát, 2 đám cháy tàn phá khác đã diễn ra ở các khu vực gần đó.Thống đốc bang California Gavin Newsom ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi đến Palisades và kết nối với lực lượng ứng cứu đầu tiên đang chiến đấu với đám cháy.Ông Newsom phát biểu: "Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn", đồng thời nói thêm rằng "không chỉ một vài" mà là "nhiều công trình đã bị phá hủy".Tờ Los Angeles Times đưa tin lính cứu hỏa địa phương đang cạn nước do quá tải chữa cháy."Các vòi cứu hỏa đã hỏng", một lính cứu hỏa nói qua radio, một người khác nói thêm: "Nguồn cung cấp nước vừa bị mất".Không rõ Hoàng tử Harry (40 tuổi) và Meghan Markle (43 tuổi) được cơ quan chức năng liên lạc hay chưa. Người đại diện của họ không trả lời yêu cầu bình luận của Page Six.
Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1.1.2025, người điều khiển xe máy đi trên vỉa hè (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan) sẽ bị phạt tiền 4-6 triệu đồng. Mức phạt tiền 4 - 6 triệu đồng cũng áp dụng đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" và điều khiển xe đi vào đường cao tốc.Anh Đặng Tiến Hữu (31 tuổi), tài xế xe ôm công nghệ ở TP.HCM, thắc mắc: "Nếu tôi chạy xe lên vỉa hè để giao hàng cho khách thì có bị phạt hay không?".Một thắc mắc khác, Nguyễn Hoài Bảo, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, hỏi: "Nếu chạy lên vỉa hè để nghe điện thoại thì có vi phạm quy định của pháp luật?".Lê Trung Tính (27 tuổi), ngụ ở 505/5 Nguyễn Kiệm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) thì đưa ra tình huống cần câu trả lời, như: "Chạy xe lên vỉa hè để ghé vào cửa hàng mua đồ, liệu có bị phạt?".Luật sư Huỳnh Thanh Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM), cho biết Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã quy định rõ, trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan thì không bị phạt.Đối với những tình huống giao thông khác được đề cập ở trên, nếu chạy xe máy lên vỉa hè, sau đó đỗ xe ở nơi được phép đỗ thì không bị phạt."Để dễ hiểu, thì có thể ví dụ hiện nay có nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM đã được kẻ vạch (màu vàng) để triển khai thu phí cho thuê vỉa hè từ ngày 1.1.2024. Điều này có nghĩa các trường hợp chạy xe máy lên vỉa hè và để xe ở khu vực được phép đỗ thì không phải biến vỉa hè thành đường nên không bị phạt. Còn nếu chạy xe máy lên vỉa hè, đỗ xe để giao hàng, nghe điện thoại, vào hàng quán mua đồ… thì đồng nghĩa đã biến vỉa hè thành đường. Khi đó sẽ bị phạt", luật sư Tuấn cho biết.Anh Nguyễn Đại Hưng (32 tuổi), làm việc ở Công ty may Việt Thắng (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết từng có thói quen sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông, cụ thể là điều khiển xe máy. Tuy nhiên thời gian gần đây đã bỏ thói quen này. Anh Hưng hỏi: "Nếu sử dụng tai nghe khi điều khiển xe máy, bị phạt bao nhiêu?". Luật sư Tuấn trả lời: "Theo khoản 3 Điều 33 luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nếu vi phạm, sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP là xử phạt hành chính từ 800.000 - 1.000.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền thì người vi phạm còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe theo điểm b khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP".Đáng chú ý, với trường hợp sử dụng thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi đang điều khiển xe máy mà gây tai nạn giao thông thì theo điểm b khoản 10 và điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, sẽ bị phạt tiền từ 10 – 14 triệu đồng và bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.Một cán bộ cảnh sát giao thông công tác tại Đội Cảnh sát giao thông của Công an TP.Tân An (tỉnh Long An), lý giải: "Sở dĩ khi điều khiển xe máy không được sử dụng tai nghe vì có thể gây mất tập trung cho người lái, không thể nhận biết và phản ứng với các tín hiệu cảnh báo như còi xe, nhiều nguy cơ dẫn đến va chạm, tai nạn giao thông".
LG từ bỏ màn hình LCD để tập trung vào OLED
Theo đó, việc thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc, trước thời hạn được thực hiện thống nhất, đồng bộ trong quân đội, động viên kịp thời, chính xác các trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc và xuất sắc trong chiến đấu, công tác.Nghị định của Chính phủ nêu rõ chỉ thực hiện xem xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc khi sĩ quan có cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm là cấp tướng từ hai bậc trở lên; trong thời hạn giữ một chức vụ chỉ được xem xét thăng vượt một bậc quân hàm. Thăng quân hàm cấp tướng trước thời hạn khi sĩ quan có cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.Tiêu chí huân chương, thành tích đặc biệt xuất sắc và xuất sắc để xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc, trước thời hạn là các thành tích đạt được trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác được ghi nhận bằng hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước, giải thưởng nhà nước theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng (không tính các hình thức khen thưởng theo niên hạn hoặc quá trình cống hiến).Thời điểm được tặng thưởng huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, giải thưởng nhà nước phải trong niên hạn giữ cấp bậc quân hàm hiện tại. Trường hợp trong niên hạn sĩ quan đạt nhiều thành tích thì chỉ áp dụng một thành tích cao nhất để xét thăng quân hàm vượt bậc hoặc trước thời hạn. Về tiêu chí tiêu chuẩn để xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc, nghị định này quy định sĩ quan có cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm là cấp tướng từ hai bậc trở lên, lập thành tích đặc biệt xuất sắc được xem xét thăng quân hàm vượt bậc khi được tặng thưởng một trong các hình thức khen thưởng sau như: Các hình thức huân chương (Huân chương sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhất); danh hiệu vinh dự Nhà nước (danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, danh hiệu Anh hùng Lao động); Giải thưởng Hồ Chí Minh.Sĩ quan được xem xét thăng quân hàm cấp tướng trước thời hạn khi có đủ tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc theo quy định ở trên nhưng cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm một bậc. Thời điểm xem xét sau khi sĩ quan có quyết định khen thưởng; lập thành tích xuất sắc được tặng thưởng một trong các hình thức: Huân chương Độc lập hạng nhì, hạng ba; Huân chương Quân công hạng nhì, hạng ba; Huân chương Lao động hạng nhì, hạng ba; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì, hạng ba; Huân chương Chiến công hạng nhì, hạng ba; Huân chương Dũng cảm. Thời gian thăng quân hàm trước thời hạn không quá 24 tháng. Trường hợp đặc biệt chưa quy định ở trên do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.