Những tấm lòng vàng 29.1.2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1 yêu cầu chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Theo chỉ thị, Quy hoạch điện VIII còn một số bất cập, các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 - 10.000 MW).Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công thương chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư dự án LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná… hoàn thành trong quý 2/2025; đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2028.Với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 như Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình MR, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 - 6 tháng... Đặc biệt, tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.Đồng thời, cần xây dựng các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025 để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía bắc và phục vụ nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần.Thi công hoàn thành dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạch Mỹ trong tháng 1.2025. Nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các công trình thủy điện của Lào về các tỉnh phía bắc, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh khai thác than tăng 20 - 25% so với năm 2024. Tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà.Dây cáp rối như mạng nhện
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau: Sau khi Nghị định 168 có hiệu lực từ 1.1.2025 với mức phạt cao gấp nhiều lần, ý thức của người dân khi tham gia giao thông đã tăng cao; tình trạng vượt đèn đỏ, leo lề,... đã giảm rõ rệtTuy nhiên, với lượng phương tiện lưu thông trong dịp cuối năm cùng mức phạt nặng với các trường hợp như xe máy leo lề, rẽ phải khi đèn đỏ,… đã khiến giao thông TP.HCM vốn đã ùn tắc nay lại càng nghiêm trọng hơn. Người dân có phần mệt mỏi khi di chuyển.Sau khi rà soát và được sự chấp thuận của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ TP.HCM đã triển khai lắp đặt 50 mũi tên màu xanh cho phép xe máy rẽ phải khi đèn đỏ tại các giao lộ trên địa bàn thành phố.Công tác lắp đặt mũi tên đã được tiến hành tại các giao lộ như Pasteur - Điện Biên Phủ (quận 3), Điện Biên Phủ - Phạm Ngọc Thạch (quận 3), Hai Bà Trưng - Điện Biên Phủ (quận 1),...Trên tuyến đường này, đèn cho phép rẽ phải đã được bổ sung nhưng tâm lý chung của người dân là chờ xanh hẳn rồi rẽ cho… chắc ăn.Trên đường Võ Thị Sáu (quận 3, TP.HCM), đèn cho phép rẽ phải đã có nhưng tâm lý chung của người dân là chờ xanh hẳn rồi rẽ cho… chắc ăn.Ông Nguyễn Văn Năm (70 tuổi), mưu sinh bằng nghề lái xe ôm chia sẻ những ngày qua, dường như trong hầu hết các khung giờ, việc đi lại cực kỳ chậm chạp. Quãng đường vẫn như vậy nhưng thời gian di chuyển kéo dài gấp đôi, có khi gấp ba.Cũng theo ông Năm, tại một số ngã tư, dù có biển cho phép rẽ đã được lắp nhưng nhiều người dân như ông vẫn "rén"."Hầu như tới đèn đỏ là người ta không dám quẹo phải. Tại quẹo rồi ai biết có cấm hay không cấm", ông Năm bày tỏ.Cũng theo chia sẻ của nhiều người, sáng cuối tuần tuy đông đúc nhưng vẫn đỡ chật vật hơn rất nhiều so với những ngày trong tuần. Một số người chia sẻ, cuối tuần chỉ khi có việc mới ra đường, một phần vì trong tuần đã quá mệt mỏi với việc di chuyển.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Tía má tui trong hồi ức thuở thiếu thời
Trên Sydney Morning Herald, Ben Groundwater viết: Bây giờ là 7 giờ sáng ở TP.HCM, không khí mát mẻ và trong lành, tôi thức dậy và nghĩ về việc sẽ ăn gì. Và món Việt đầu tiên xuất hiện trong đầu là phở.Không gì thỏa mãn hơn thế này, ngồi ở một chiếc bàn ọp ẹp giữa đám đông trong thành phố nhộn nhịp nhất đất nước vào sáng sớm, mùi khói xe máy gần như bị che lấp hoàn toàn bởi mùi húng quế xé nhỏ và nước dùng cực kỳ đặc trưng ngay trước mặt.Tôi đã ăn rất nhiều phở. Món phở Việt Nam có sự cân bằng hoàn hảo, nước dùng có hương vị thảo mộc và thơm, sợi phở trơn và dai, với thịt bò vừa chín, giá giòn, hành tây cắt mỏng, húng quế tươi và nhiều loại rau thơm khác. Tôi hiểu phở và tôi thích phở.Nhưng đây là món phở ngon nhất mà tôi từng ăn.Đó là phở Phú Vương, có trong danh sách giới thiệu của Michelin, không hẳn là nhà cung cấp phở cơ bản nhất của TP.HCM, nhưng chắc chắn không phải là nhà hàng sang trọng nhất. Bàn inox, ghế nhựa, dịch vụ bình dân. Nhưng nước dùng thì ngon đến kinh ngạc, tuyệt vời.Tôi có chưa đầy 48 giờ ở thành phố này trước khi lên du thuyền trên sông Mekong để đến Phnom Penh, và tôi dự định sẽ ăn thật nhiều món ngon ở Sài Gòn. Đây là thành phố có một số món ăn ngon nhất, có giá chỉ hơn vài đô la một chút...Tôi đến thành phố vào một buổi tối chỉ đủ thời gian để nhận phòng khách sạn của mình, Fusion Original Saigon Centre, rồi đi trên vỉa hè đông đúc hướng đến quán ăn Cô Liêng ở quận 3, cũng là nơi được giới thiệu trong danh sách Michelin.Quán ăn cũ kỹ, giản dị của Sài Gòn, với lò nướng than, tủ kính trưng bày ở phía trước và cách bày trí bàn ăn cơ bản trong không gian chật hẹp. Món đặc sản là bò lá lốt, với thịt bò xay ướp gia vị được gói trong lá lốt và nướng, ăn kèm với các loại rau thơm, rau ngâm chua và bánh tráng mỏng.Kết quả là ngọt, chua, mặn và mùi khói trộn lẫn tạo thành vị đặc trưng hoàn hảo của một phần ẩm thực Việt Nam, và cũng là loại phần ăn cực kỳ thanh nhã, đủ chỗ để bạn có thể ăn thêm một món khác.Vì thế, tôi nhất định phải ăn bánh mì.May mắn thay, bánh mì Huỳnh Hoa chỉ cách đó một đoạn đường. Tôi gọi ổ bánh mì truyền thống nhân pate, sốt mayonnaise, nhiều lát thịt heo xông khói, củ cải muối và cà rốt, và món chà bông heo đặc trưng của quán.Sáng hôm sau, tôi lại tiếp tục đi bộ đến Trung Nguyên Legend, một quán cà phê gần khách sạn lúc 6 giờ sáng để uống cà phê sữa đá, hay còn gọi là cà phê Việt Nam với sữa đặc và đá. Đây là cách tuyệt vời để bắt đầu một ngày mới.Quay lại khách sạn, tiệc buffet của nhà hàng có món phở bò tươi ngon, một tô phở cỡ vừa chứa đầy đủ mọi thứ bạn có thể mong đợi.Vài giờ sau, tôi thấy mình đang ở một nơi ám khói bụi của Đa Kao, quận 1, trên đường Nguyễn Cảnh Chân - nơi bán bún riêu tấp nập.Đây không phải là món dành cho người yếu tim: nước dùng được làm từ cà chua và cua nước ngọt, bún gạo hay bánh đa, thịt heo và da heo cắt miếng, hoa chuối cắt nhỏ, rau thơm tươi và tiết heo luộc trên cùng. Tôi chắc chắn đã tỉnh táo rồi, sau khi ăn một tô bốc khói.Bữa tối sau đó là bánh canh cua, một loại súp cua đặc với sợi bánh dai, tại bánh canh cua 87 ở quận 1.Và cuối cùng là ngày hôm sau, món phở tuyệt nhất trong đời tôi. Tôi sẽ ăn một bữa nữa ở phở Phú Vương, thêm một đĩa bánh cuốn với tôm và thịt heo, trước khi vội vã rời khỏi thành phố. Tuy nhiên, món phở sẽ ở lại với tôi mãi mãi, món mà tôi sẽ luôn theo đuổi và không bao giờ quên.
Hạng 3: HNB Đắk Nông
Cương dương vào buổi sáng sẽ ít có nguy cơ tử vong vì đau tim, đột quỵ
Cuộc nói chuyện đấy sau này được tiết lộ diễn ra ở thời điểm đội tuyển Việt Nam lên kế hoạch chuẩn bị cho AFF Cup 2024, tức diễn ra trước cả khi đội bóng của HLV Kim Sang-sik đi tập huấn ở Hàn Quốc hồi giữa tháng 11, kéo dài đến đầu tháng 12.2024.Cách nay hơn 2 tháng, nhiều người thấy lạ khi đội tuyển Việt Nam không tham dự các trận đấu dịp FIFA Days tháng 11.2024. Khi đó, việc này đã nằm trong kế hoạch của VFF và HLV Kim Sang-sik. Ngay trước khi đội tuyển Việt Nam bắt đầu cho những ngày nước rút hướng đến giải vô địch bóng đá châu Á, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Trần Quốc Tuấn đã có cuộc làm việc cùng HLV Kim Sang-sik, ông Tuấn bày tỏ, đã đến lúc đội tuyển Việt Nam có kế hoạch khác, khác biệt với phần còn lại của bóng đá khu vực.Đội tuyển Việt Nam sẽ tạm "hy sinh" lịch thi đấu FIFA Days đợt cuối của năm 2024, thay vào đó là chuyến tập huấn tại Hàn Quốc, với các đối thủ nhẹ nhàng hơn, phù hợp hơn. Sự "phù hợp" ở đây là đối tượng cọ xát không quá mạnh, bởi nếu đối thủ quá mạnh, có thể khiến công tác chuẩn bị của toàn đội bị phản tác dụng. Những trận thua quá đậm trước các đối thủ quá mạnh có thể khiến tinh thần của các cầu thủ đi xuống, trong bối cảnh AFF Cup đã ở trước mắt.Ngoài ra, người đứng đầu VFF có nhấn mạnh với vị HLV người Hàn Quốc ở điểm, bóng đá Việt Nam thực sự chưa chuyên nghiệp hóa ở mức độ cao như bóng đá Nhật Bản và Hàn Quốc, cầu thủ Việt Nam có những điều đặc thù. Thế nên, việc chuẩn bị cho đội tuyển Việt Nam trước AFF Cup cũng phải đặc thù, trên tiêu chí đảm bảo thể lực tốt cho toàn đội trước giải đấu chính thức.Đấy cũng là yêu cầu từ phía VFF nói chung và Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn nói riêng, sát với tiêu chí lựa chọn HLV phù hợp với bóng đá Việt Nam, phù hợp với văn hóa Việt Nam, được thống nhất đặt ra sau thời HLV Troussier. Sự phù hợp ở đây là HLV phải hiểu cầu thủ của mình như thế nào, khác biệt gì với những nền bóng đá còn lại trên thế giới, đồng thời phải hiểu các học trò của mình cần gì, khả năng "chịu tải" về thể chất và về tinh thần đến đâu? – Từ đó, HLV sẽ đưa ra phương pháp huấn luyện tốt nhất.Song song với những yêu cầu đặt ra cho HLV Kim Sang-sik, trước khi đội tuyển sang Hàn Quốc tập huấn, VFF cũng đã có chỉ đạo cho VPF, điều chỉnh lịch thi đấu của giải V-League, sao cho đội tuyển Việt Nam thuận lợi nhất khi tham dự AFF Cup, sao cho phong độ cao nhất của các cầu thủ rơi đúng vào những ngày diễn ra AFF Cup.Dĩ nhiên, thể thao đỉnh cao không thể tách rời với yếu tố may mắn. Đội tuyển Việt Nam cũng đã gặp một số may mắn trong quá trình thi đấu AFF Cup. Tuy nhiên, nếu không có sự điều chỉnh trong lịch thi đấu, có lẽ phong độ của hầu hết các cầu thủ Việt Nam tại giải năm nay đã không tốt đến vậy.Cựu HLV U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn nhận xét: "Phong độ của các cầu thủ Việt Nam tại AFF Cup hầu hết ở mức cao. Riêng Xuân Son đạt trạng thái tốt nhất từ đầu mùa giải đến giờ, khi tham gia AFF Cup. Nếu Xuân Son khoác áo đội tuyển Việt Nam ở một giai đoạn khác, có thể cầu thủ này không có phong độ tốt nhất như giai đoạn hiện nay. Những điều diễn ra tại AFF Cup hầu hết cũng nằm trong tính toán của toàn đội".Có một chi tiết không thể không nhắc đến, đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup năm nay bản lĩnh hơn bao giờ hết. Cựu Phó chủ tịch (PCT) chuyên môn VFF Dương Vũ Lâm bình luận: "Riêng trong trận các lượt trận chung kết, các cầu thủ Việt Nam còn bản lĩnh hơn cả cầu thủ Thái Lan, nền bóng đá về lý thuyết đứng đầu Đông Nam Á. Đội tuyển Việt Nam ở vào thế khó nhưng không rối loạn. Ngược lại, chúng ta còn đẩy đối thủ vào thế phải hoang mang về mặt tâm lý và mắc sai lầm. Thái Lan thi đấu hùng hục chứng tỏ họ đã hoang mang, mà khi đối thủ đá hùng hục, họ rơi vào bẫy của đội tuyển Việt Nam".Đây là những điều vốn đã được chuẩn bị. Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn từng chia sẻ với HLV Kim Sang-sik và đội tuyển Việt Nam rằng, ngoài yếu tố chuyên môn là điều bắt buộc, các cầu thủ phải chuẩn bị đủ hành trang để bước vào những cuộc đấu trí - đấu sức tại AFF Cup. Hành trang đấy đảm bảo 3 yếu tố cơ bản, đó là bản lĩnh, sự thông minh trong các pha xử lý và khả năng kiểm soát được hành vi trên sân cỏ, bất chấp tác động từ các yếu tố xung quanh và không được để bất kỳ thái độ ứng xử nào của mình làm ảnh hưởng đến cục diện của đội.Các cầu thủ Việt Nam đã làm được điều đó, HLV Kim Sang-sik đã làm được điều đó. Dĩ nhiên, sau thành công, rất dễ để dành lời khen cho đội tuyển Việt Nam và những người liên quan đến đội tuyển. Tuy nhiên, chắc chắn rằng tất cả những điều mà chúng ta vừa thấy đội bóng của HLV Kim Sang-sik thực hiện tại AFF Cup, không phải tự nhiên mà đến. Những điều này đến từ quá trình chuẩn bị dài hơi, dựa trên định hướng xuyên suốt của những nhà quản lý bóng đá nội.