Kiều hối tăng kỷ lục
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.Thầy hiệu trưởng bị 'tố' đánh học sinh chảy máu đầu: Thực hư thế nào?
Ngọn lửa bùng lên tại căn phòng 202 nằm ở tầng 3 khách sạn trên đường Hoàng Hữu Nam (P.Long Thạnh Mỹ, TP.Thủ Đức, TP.HCM), chiều 16.3, nghi do chập điện. Phát hiện đám cháy, một số người tìm cách dập lửa nhưng bất thành, ngọn lửa lan ra, thiêu rụi 13/15 mét vuông diện tích căn phòng cùng nhiều tài sản.Thời điểm này, bên trong khách sạn có 2 vị khách đang lưu trú tại tầng 4 và 4 người trong gia đình nhân viên, trong đó có 2 trẻ nhỏ (2 và 3 tuổi). Đám cháy tỏa nhiệt lớn, khói đen bao trùm gây ngạt.Nghe hô hoán, 2 vị khách mở cửa phòng ra thì khói đen lùa vào, lối đi ngoài hành lang đã mịt mù, cả hai ôm nhau chịu trận.Bốn người trong gia đình nhân viên khách sạn, người mẹ bế đứa bé 2 tuổi còn người chồng bế bé gái 3 tuổi, dắt díu nhau chạy lên sân thượng, tầng 5. Mặt mày nhem nhuốt, ho sặc sụa, cả 4 người chờ lực lượng cảnh sát tới cứu.4 giờ 53 ngày 16.3, trung sĩ Nguyễn Công Hoàng Kha (21 tuổi) cùng các đồng đội công tác tại Đội Tham mưu, Tổ địa bàn TP.Thủ Đức (Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.HCM) nhận nhiệm vụ chữa cháy, cứu người tại đám cháy khách sạn nhiều tầng. Đồng thời, Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Khu vực 2 cũng được điều động chi viện.Chỉ hơn 5 phút, phương tiện chữa cháy và các chiến sĩ có mặt tại hiện trường, lên phương án tác chiến. Lúc này, hiện trường vụ cháy lửa lớn, khói đen bốc cao."Bên trong có người mắc kẹt, khói đen dữ lắm", người dân hô to khi thấy xe chở trung sĩ Kha cùng đồng đội đến hiện trường đầu tiên.Vụ cháy lần này, trung sĩ Kha cùng 4 chiến sĩ khác làm nhiệm vụ trinh sát, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, tìm nguồn gốc cháy. Đồng đội còn lại triển khai phun nước, ngăn cháy lan, dập lửa.
Vi phạm bản quyền trên mạng tại Việt Nam ở mức cao
Ngày 8.1, UBND TP.Đà Nẵng và Tập đoàn Sun Group công bố khởi động Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 cùng chuỗi sự kiện đồng hành.Ông Huỳnh Nam Thắng, Phó chủ tịch, Tổng giám đốc Sun Group vùng miền Trung, cho biết trong hơn 1 tháng diễn ra DIFF 2024, TP.Đà Nẵng đón hơn 1,5 triệu lượt khách, tăng 60%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành trong tháng 6.2024 đạt 16.344 tỉ đồng, tăng 28,2% so với DIFF 2023."DIFF 2025 chuẩn bị kỹ về loại pháo, kịch bản và số lượng 10 đội nhiều nhất từ trước đến nay, đa dạng chương trình bên lề. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ như trợ lý ảo, app công nghệ để du khách có trải nghiệm mới mẻ", ông Huỳnh Nam Thắng nói.Theo ông Hồ Thanh Tú, Chủ tịch Hội Lữ hành TP.Đà Nẵng, với DIFF 2025, Hội Lữ hành có các kế hoạch kích cầu thông qua ngành hàng không và khách sạn với nhiều combo, thêm hoạt động ẩm thực, chuỗi sự kiện mùa hè, dịch vụ đêm để tăng trải nghiệm cho du khách…Bà Nguyễn Thị Anh Thi, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng khẳng định, DIFF là một trong những lý do giúp lượng khách đổ về Đà Nẵng không ngừng tăng lên mỗi năm. Năm 2008, năm đầu tiên cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, thành phố đón hơn 1,2 triệu lượt khách, doanh thu chỉ hơn 810 tỉ đồng.Sau 12 lần tổ chức, thành phố nâng tầm thành Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng và lượng khách 2024 do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt gần 10,9 triệu lượt, tăng trên 32% so với năm 2023, vượt 35% so với 2019 (năm trước dịch Covid-19). Doanh thu từ du lịch năm 2024 tăng lên gần 38.000 tỉ đồng."Sự tái xuất của DIFF từ 2023, sau hơn 3 năm gián đoạn do Covid-19, đã đem đến cú hích mạnh mẽ giúp du lịch Đà Nẵng khởi sắc và đạt được những dấu ấn tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Không chỉ đóng vai trò như "thỏi nam châm" hút khách, DIFF đã khẳng định được vị thế là một lễ hội đẳng cấp quốc tế, do đó UBND TP.Đà Nẵng tiếp tục đầu tư nâng tầm DIFF để Đà Nẵng xứng đáng với danh hiệu "Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á", bà Nguyễn Thị Anh Thi nói.DIFF 2025 diễn ra từ ngày 31.5 đến 12.7. Nét mới năm nay là có 2 đội đại diện cho chủ nhà Việt Nam tranh tài cùng với 8 đội quốc tế.10 đội sẽ thi đấu trong 6 đêm (đều diễn ra vào thứ bảy):Đêm 1 (ngày 31.5) có chủ đề Tinh hoa văn hóa (Legacy of culture) giữa đội chủ nhà Đà Nẵng và Phần Lan.Đêm 2 (ngày 7.6): Nghệ thuật sáng tạo (The art of creativity) – đội Z21 (Việt Nam) và Ba Lan.Đêm 3 (ngày 14.6): Hành trình kết nối (The path of unity) – đội Canada và Trung Quốc.Đêm 4 (ngày 21.6): Phát triển bền vững (Sustainable development) – đội Bồ Đào Nha và Anh.Đêm 5 (ngày 28.6): Công nghệ dẫn lối (Powered by innovation) – đội Hàn Quốc và Ý.Đêm 6 (ngày 12.7): Đón kỷ nguyên mới (The new rising era) thi đấu chung kết, gồm 2 đội xuất sắc được chọn qua 5 đêm thi trước đó.
Ngực cô Pamelia bắt đầu phát triển lớn hơn từ tháng 1.2022. Vào tháng 3.2022, cô phải đến bác sĩ khám vì đau lưng, cổ và vai. Tình trạng này xảy ra là do bộ ngực lớn đã gây áp lực lên nhiều vị trí dọc theo cột sống.
Lý do M.U bị Ajax từ chối bán Antony dù đưa giá ‘khủng’ 90 triệu euro
Năm 2019, việc cô Trần Thị Thúy (Trường THPT Đức Hợp, H.Kim Động, Hưng Yên) được vinh danh là một trong 50 giáo viên toàn cầu, từ hơn 10.000 ứng viên trên thế giới, gây chú ý đặc biệt trong ngành giáo dục. Giải Global Teacher Prize của cô Thúy là giải thưởng danh giá được trao bởi Quỹ Varkey và UNESCO cho các giáo viên xuất sắc trên toàn thế giới. Giải thưởng vinh danh những nhà giáo có đóng góp đặc biệt cho nghiên cứu xuyên quốc gia và cho cộng đồng học sinh.Lần đầu tiên Thúy tiếp xúc với tiếng Anh là hồi lớp 6. Những năm THCS còn lại, cô và các bạn không được học tiếp môn này do trường thiếu giáo viên. Một người anh họ là sinh viên đại học ở Hà Nội khi về chơi đã tặng cô cuốn tạp chí song ngữ. Trong đó, cô tìm thấy những kiến thức thú vị nên tự mày mò học tiếng Anh… Đó là cơ duyên để cô Thúy nhận ra niềm yêu thích đối với tiếng Anh và nuôi dưỡng ước mơ trở thành cô giáo dạy môn học này.Vốn là học sinh của Trường THPT Đức Hợp (H.Kim Động, Hưng Yên), sau khi tốt nghiệp khoa tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cô Thúy trở về trường cũ công tác và đặt mục tiêu đổi mới trong phương pháp dạy học. "Tôi tự hỏi, nếu bản thân áp dụng những nội dung và phương pháp mình được học hồi năm 2002 - 2005 cho hàng chục năm sau thì liệu có còn phù hợp hay không, khi mà điều kiện, phương tiện học tập của học sinh ngày nay đã khác quá nhiều so với thời của tôi? Tôi bắt đầu tự đổi mới bằng việc hoàn thành khóa học chuẩn giáo viên ngoại ngữ theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 của Sở GD-ĐT Hưng Yên. Với mong muốn duy trì khả năng mà mình có được, tôi lên mạng tìm những video học tiếng Anh để tự bồi dưỡng…", cô Thúy chia sẻ.Đối mặt thực trạng học trò còn gặp nhiều khó khăn với kỹ năng nghe, nói tiếng Anh, cô Thúy đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, nhưng kết quả vẫn chưa đạt mong đợi. Không nản lòng, cô tìm kiếm những cách dạy tạo hứng thú cho học sinh, ứng dụng công nghệ vào bài giảng, tổ chức các tiết học kết nối qua Skype để học sinh giao tiếp với người dân các nước khác, học theo dự án…Từ cách đây cả chục năm, học sinh của cô Thúy ở Trường THPT Đức Hợp đã được kết nối với lớp học ở Nhật Bản, Ai Cập, Philippines, và có những chuyến đi thực tế ảo đến các vườn quốc gia của Mỹ, nơi mà cô trò trước đó chỉ thấy được qua những hình ảnh trên sách giáo khoa. Khỏi phải nói, học sinh của cô vô cùng hứng thú và tiến bộ rõ rệt về khả năng giao tiếp tiếng Anh sau những giờ học như vậy.Sau giải thưởng lớn năm 2019, cô Thúy nhận được nhiều lời mời làm việc hấp dẫn nhưng cô vẫn quyết định gắn bó với học trò ở "trường làng" để giúp những đứa trẻ xung quanh mình có điều kiện học tập tốt hơn. "Nếu ai cũng bỏ đi tới những nơi có điều kiện tốt hơn trong khi thế giới đang ở nền công nghiệp 4.0 với những khái niệm phổ biến như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, internet vạn vật (IoT)…, thì những đứa trẻ ở nơi xa xôi sẽ thiệt thòi hơn bạn cùng trang lứa. Giáo viên nên là người kết nối để thế giới gần hơn với học trò của mình", cô Thúy tâm niệm.Cất kỹ những chứng nhận giải thưởng, những kỷ niệm đẹp lấp lánh, cô Thúy tiếp tục cần mẫn đi dạy, tiếp tục yêu thương bọn trẻ ở "trường làng" nhỏ bé của mình. Cô tâm sự: "Điều lớn nhất tôi có được là tiếp tục cùng học sinh đi trên hành trình tri thức, tiếp tục nhìn thấy nụ cười trên môi các em và thấy các em trưởng thành từng ngày…Mỗi ngày, mỗi giờ học, mỗi mùa học, "cô giáo cháu" (cách xưng hô dí dỏm của cô Thúy - PV) luôn làm mới mình để cô trò có thêm cảm hứng trong dạy và học. Không dừng lại ở những lớp học xuyên biên giới, cô Thúy cùng học trò luôn có những dự án học tập để mỗi phần tìm tòi, khám phá, trình bày của các em là cơ hội giúp học sinh thêm yêu thích tiếng Anh, phát triển khả năng, vượt qua giới hạn của bản thân…Cô Thúy còn lập ra một kênh đăng tải các video do cô thực hiện để hướng dẫn học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 tự học tiếng Anh với tên "Learning English with Cô giáo làng". "Sau khi hoàn thành công việc ở trường, ríu rít lên lớp online cùng tụi nhỏ, "cô giáo cháu" lại ngồi trong phòng làm việc để dựng bài giảng cả sáng, cả chiều, có khi cả tối vào mùa hè. "Cô giáo cháu" hình dung ra các bạn học sinh, và biết đâu là cả phụ huynh, khi xem các video này cùng chăm chú lắng nghe, phát âm lại chính xác các từ và chia sẻ niềm vui cùng cô giáo…", cô Thúy hạnh phúc nói.