Hơn 35% công việc đang tuyển tại TP.HCM không cần bằng cấp
Học sinh lớp 12 đang đứng trước một trong những quyết định quan trọng của cuộc đời là thi tốt nghiệp THPT và chọn ngành, trường xét tuyển vào các cấp học cao hơn. Năm 2025 lại càng đặc biệt hơn khi các em là những thí sinh đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông mới bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT có rất nhiều thay đổi và xét tuyển vào ĐH, CĐ có những điều chỉnh lớn để phù hợp với chương trình học mới. Trong thời đại AI bùng nổ, làm thế nào để chọn ngành học phù hợp để ra trường có việc làm ngay. Và liệu AI có thể thay thế hoàn toàn cho con người không?Bất động sản nhiều tín hiệu phục hồi
Giá cà phê arabica của Brazil kỳ hạn tháng 7 giảm 44 USD xuống 5.430 USD/tấn, tháng 9 giảm 4,4 USD xuống 5.280 USD/tấn, kỳ hạn tháng 12 lại tăng 1,1 USD lên 5.230 USD/tấn.
Khai trương tủ sách tại bến xe để phục vụ hành khách
Đây là lần đầu tiên mình đi chuyến xe về quê đón tết đầy "kiếp nạn". Bắt đầu là hành trình mua vé tàu đầy gian nan.Vé tàu từ Nha Trang đi Huế thì mình không thể "canh" online mua được. Nếu mua trực tiếp, cũng chỉ mua được chặng dài hơn Nha Trang đi Vinh (để về Huế), giá vé khá đắt, gần gấp 3 lần với vé xe. Mình buộc phải mua vé xe của nhà xe chuyên chạy tuyến chở khách du lịch, giá khá cao so với tuyến cố định. Có vé xe, ngày trở về quê đón tết của tôi những tưởng nhẹ nhàng hơn nhưng không hề. Giờ khởi hành được ấn định 19 giờ 30 thế nhưng mãi đến hơn 20 giờ mới có xe xuất hiện đón chúng tôi. Theo lý giải của người bán vé: "Ngày tết mật độ giao thông tăng cao, nên xe di chuyển chậm, mong hành khách thông cảm". Lúc lên xe tất cả đều hoan hỉ, trên mặt tôi hay những đồng hương vẫn còn háo hức, chờ đợi với suy nghĩ, ngủ một giấc, đến sáng sẽ thấy được những nẻo đường Huế yêu. Thế nhưng, hy vọng nhiều, thì vỡ mộng ngay khi xe chỉ vừa chạy ra khỏi địa phận TP.Nha Trang thì đã tắc đường kéo dài suốt hơn 2 tiếng đồng hồ. Qua các tỉnh khác, nhà xe cũng di chuyển chậm hơn, khiến hành trình từ về quê vốn chỉ 12 tiếng, ngày tết kéo dài 22 tiếng.Cảnh tắc đường kéo dài, bác tài vừa lái xe vừa trấn an hành khách: "Đằng nào cũng sẽ tới nhà. Hôm qua tắc đường còn kinh khủng hơn cơ. Với cảnh này, hành khách có khi phải ở trên xe cả ngày lẫn đêm, nôn nao cũng bằng thừa. Nhanh nhất thì 3 giờ tới nhà (Huế) mà chậm cũng phải 5 giờ".Trên chuyến xe "đi để trở về" của chúng tôi toàn những bạn trẻ từ 25 tuổi trở lên và một số du khách người nước ngoài. Mọi người yên lặng nghe lời bác tài nói rồi ngủ 1 đêm. Đến sáng mở mắt ra, xe vẫn còn địa phận tỉnh Bình Định mà lý ra giờ này mọi khi đã đến Quảng Nam. Chuyến đi bị chậm, những khuôn mặt không còn cười nổi, ai ai cũng tự bảo với nhau "Đêm qua tắc đường quá, kiểu gì cũng về đến nhà". Đến 10 giờ sáng, nhà xe chỉ dừng cho hành khách đi vệ sinh, không ăn sáng và sau đó cũng không có ăn trưa mãi cho đến hơn 14 giờ 30 nhà xe đáp đến Huế, tất cả đều đói mệt lả. Cùng trên chuyến xe, Thu Hằng (quê ở thị xã Phong Điền, TP.Huế) theo tuyến xe từ Lâm Đồng xuống Nha Trang; ghép nối vào tuyến Nha Trang - Huế đã làm việc trong nhà vườn trồng hoa của người quen ở Đà Lạt được 8 năm. Thu Hằng cho biết: "Từ ngày 25 tháng chạp, mình chỉ kịp ăn trưa ở nhà, mang một giỏ quà tết ra nhà xe để kịp chuyến. Đến tối xe dừng ở Nha Trang để đổi tuyến, mình ăn tạm ổ bánh mì. Qua ngày hôm sau, nhà xe cũng vội đón trả khách du lịch ở các thành phố nên không dừng ăn sáng hay ăn trưa, cứ thế mình ở trên xe khách 22 tiếng, chỉ còn 2 tiếng nữa là vừa tròn một ngày một đêm ăn uống tạm bợ. Mình mệt, bác tài chở cả đoàn khách về đến Huế cũng mệt, nhưng nghĩ đến chuyến xe tết đã đáp quê hương nên không ai trách móc".Trên hành trình trở về nhà, lướt một vòng mạng xã hội, rất nhiều người đăng cảnh tắc đường với câu cảm thán: "tắc đường ở đây 3 tiếng rồi", "nỗi ám ảnh mang tên tắc đường", "tắc đường, thương hiệu ngày tết"… Bên dưới những dòng trạng thái này, đa số các bình luận đều là những câu hỏi cập nhật tình hình, dự báo tình hình tắc đường trong những ngày tiếp theo. Không chỉ chia sẻ về cảm xúc, nhiều người còn đăng hướng dẫn "cẩm nang tránh tắc đường" để những người khác biết cách tránh những đoạn đường cao điểm, đi vòng vào các tuyến đường vòng, ít xe qua lại.Độc đáo hơn, nhiều người còn đăng những clip thú vị trên đường phố có khi là những cảnh đẹp và có rất nhiều clip ghi lại cảnh các chủ phương tiện lái xe vi phạm lấn làn, vượt không đúng cách mà theo các chủ tài khoản đó "tắc đường thì chịu thôi". "Mình tranh thủ lái xe chở vợ và con về quê sớm hơn so với tết mọi năm, để tránh cảnh tắc đường nhưng mà càng tránh thì cảnh tắc đường càng kéo dài. Mỗi đoạn tắc đường kéo dài từ 3 đến 5 tiếng, các con nhỏ trên xe mình khá mệt nên mình nghỉ trạm dừng chân khá nhiều. Thời gian kéo dài hơn so với dự kiến, nhưng đảm bảo an toàn cho cả gia đình", anh Thành Vinh (quê ở tỉnh Quảng Bình) chia sẻ.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
Biến đất hoang thành vườn rau công nghệ
Chiều 17.1, Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam (thuộc T.Ư Đoàn) tổ chức họp báo công bố Giải thưởng Bền đam mê, nhằm tôn vinh những nỗ lực vượt qua khó khăn và sự bền bỉ trong hành trình theo đuổi đam mê của thế hệ trẻ Việt Nam.Tham dự chương trình có anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam; anh Phùng Công Sưởng, Tổng biên tập Báo Tiền Phong, Giám đốc Quỹ Tài năng trẻ Việt Nam.Ban tổ chức cho biết, Giải thưởng Bền đam mê do nhãn hàng Number One (Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát) tài trợ và đồng hành thực hiện, được xây dựng trên tinh thần cổ vũ, khích lệ và đồng hành với thế hệ trẻ trong hành trình vượt qua khó khăn, kiên trì với đam mê để hiện thực hóa ước mơ và phấn đấu trở nên phiên bản tốt hơn của chính mình. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và công nghệ phát triển nhanh chóng, các bạn trẻ Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Giải thưởng ra đời nhằm khẳng định tầm quan trọng của đam mê và sự bền bỉ trong việc đạt được thành công.Theo ban tổ chức Giải thưởng Bền đam mê không chỉ tôn vinh cá nhân mà còn tập trung vào các dự án mang lại giá trị thực tiễn, góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của xã hội. Từ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đến khởi nghiệp và sáng tạo khoa học, giải thưởng góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho xã hội, giúp đất nước hội nhập và tiến xa hơn trên bản đồ quốc tế.Giải thưởng sẽ giúp kết nối, xây dựng một cộng đồng những người trẻ tài năng, nơi họ không chỉ nhận được sự hỗ trợ mà còn có cơ hội kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau xây dựng những giá trị lớn lao cho xã hội.Đối tượng tham gia xét chọn Giải thưởng Bền đam mê là các cá nhân là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 19 - 35, đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, bền bỉ theo đuổi đam mê và mang lại những giá trị, ý nghĩa tích cực cho cộng đồng, ở các lĩnh vực: văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, kinh doanh - khởi nghiệp, hoạt động xã hội.Tiêu chí xét chọn giải thưởng gồm: có ít nhất 3 năm liên tục trong một lĩnh vực. Dự án xét giải có ý nghĩa thực tiễn trong đời sống xã hội, có tính lan tỏa và truyền cảm hứng tích cực, mang lại lợi ích cho cộng đồng, có tính áp dụng thực tiễn cao, gần gũi với giới trẻ, dự án mà mọi người đại chúng có thể hiểu, đồng cảm, kết nối, và cảm thấy có liên quan đến đời sống của họ… Người thực hiện dự án thể hiện sự đam mê, bền bỉ, kiên trì vượt qua nhiều khó khăn gian nan để theo đuổi đến cùng dù có thể từng gặp thất bại.Giá trị giải thưởng 2,3 tỉ đồng sẽ được trao cho từ 4 - 6 dự án của Giải thưởng Bền đam mê. Thời gian nhận hồ sơ: từ 18.1 - 28.2.2025 (tính theo dấu bưu điện); thẩm định, xét duyệt hồ sơ tháng 3.2025.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về giá trị cao nhất của mỗi giải thưởng, đại diện ban tổ chức cho biết, dự kiến mỗi giải thưởng có giá trị từ 200 - 500 triệu đồng. Ban tổ chức xét tặng và tổ chức trao thưởng trong dịp kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.2025). Hồ sơ đề cử gửi về: Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam - đơn vị thường trực giải thưởng. Địa chỉ: số 15 Hồ Xuân Hương, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội; thường trực Văn phòng Quỹ: email: tunguyentienphong@gmail.com.