Heerenveen không 'nhả' Văn Hậu về U.23 Việt Nam: Khi nào thì CLB phải trả cầu thủ?
Tờ The Korea Times ngày 2.1 đưa tin tổ chức bảo vệ quyền động vật Care đã cứu và cưu mang Pudding, chú chó bị mất cả gia đình chủ trong vụ tai nạn máy bay Jeju Air hôm 29.12.2024 tại sân bay Muan, miền nam Hàn Quốc.Pudding sống cùng gia đình chủ tại ngôi làng ở huyện Yeonggwang, tỉnh Jeolla Nam. Trong vụ tai nạn máy bay, chủ nhân của Pudding là cụ ông 79 tuổi, người vợ và 7 thành viên khác trong gia đình thiệt mạng. Cả gia đình trước đó sang Bangkok (Thái Lan) du lịch và mãi mãi ra đi sau tai nạn.Dân làng đã phát hiện Pudding quanh quẩn gần nhà như để tìm gia đình chủ trong những ngày qua. Hình ảnh của chú chó đợi chủ đã làm lay động cộng đồng mạng."Chúng tôi thấy Pudding ngồi lặng lẽ bên ngoài hội trường làng. Khi chúng tôi đến gần, nó chạy tới mừng rỡ như thể vẫn đang chờ gia đình chủ", Care cho biết.Tổ chức nói sẽ không an toàn khi để chú chó sống một mình. Sau khi liên hệ người thân của gia đình, tổ chức này đã nhận nuôi Pudding cho đến khi tìm được người nhận nuôi phù hợp. Chú chó đã được đưa đến một bệnh viện thú y tại Seoul để kiểm tra sức khỏe. "Dù Pudding có lo lắng một chút trong chuyến xe, nó có vẻ vẫn bình tĩnh và ngoan. Chúng tôi đang kiểm tra sức khỏe vì nó nôn ra thức ăn có hại như hành và xương gà", Care cho hay.Chủ của Pudding là người lớn tuổi nhất thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay. Chiếc Boeing 737-800 của Jeju Air gặp trục trặc khi hạ cánh xuống sân bay Muan tại Jeolla Nam và phải tiếp đất bằng bụng. Máy bay tông vào mô đất cuối đường băng và nổ tung, làm 179 người thiệt mạng. Chỉ có 2 tiếp viên ngồi ở sau cùng sống sót.Giáo viên trường công ở Anh nghỉ việc cao kỷ lục vì lương thấp
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.
Bất an mùi hôi, nước thải từ nhà máy chế biến cao su
Vòng loại khu vực Đông Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO đã hoàn tất vòng đấu bảng, bước vào giai đoạn knock-out cân não, mở màn bằng cuộc chạm trán giữa Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai và Trường ĐH Bình Dương.Vẫn giữ nguyên bộ khung chính từng đoạt HCĐ ở giải TNSV THACO cup 2024, đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai được đánh giá cao hơn khi bước vào trận đấu này.Kinh nghiệm thi đấu đỉnh cao của HLV Lê Hữu Phát cũng giúp đại diện đến từ Đồng Nai có thêm lợi thế trong trận bán kết lúc 14 giờ ngày 10.1.Ở bên kia chiến tuyến, Trường ĐH Bình Dương có thành tích khiêm tốn hơn, từng thua Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu với tỷ số 1-3 ở vòng bảng. Nhưng đội bóng đến từ Bình Dương lại đang sở hữu chân sút Hoàng Văn Phúc đang tỏa sáng, vừa lập kỷ lục của giải: ghi đến 13 bàn trong một trận.Sẽ không bất ngờ nếu Trường ĐH Đồng Nai chơi trên cơ khi Trường ĐH Bình Dương sẽ chọn lối chơi chắc chắn, nhưng Hoàng Văn Phúc ở tuyến đầu sẽ là sự đe dọa đáng gờm.
Tham dự buổi lễ có nhiều vị đại biểu và khách quý: nhà báo Nguyễn Phan Khuê - Tổng biên tập Báo TNTP&NĐ, Trưởng ban Tổ chức (BTC); ông Dương Nghiệp Khôi - Tổng thư ký VFF; bà Đinh Thị Thu Trang - Phó tổng thư ký VFF, đồng Trưởng BTC; bà Trần Thanh Vân - Trưởng phòng truyền thông Công ty TNHH Nestlé Việt Nam; bà Cao Thu Vân - Giám đốc thương hiệu Công ty Cổ phần Động Lực; ông Nguyễn Văn Ảnh - Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Bắc Ninh; ông Nguyễn Trọng Bắc - Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Bắc Giang; tuyển thủ quốc gia Đỗ Duy Mạnh, các cơ quan báo chí truyền thông và các đội bóng.
Bình Tân ký kết giao ước an toàn giao thông cho học sinh: Tai nạn giao thông đáng báo động
Sáng 25.1, xảy ra kẹt xe ở khu vực cầu Rạch Miễu. Tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn sau khi xảy ra va chạm giữa xe khách giường nằm và xe máy khiến một phụ nữ tử vong tại chỗ.Thông tin ban đầu, khoảng 7 giờ 25 cùng ngày, xe khách giường nằm BS 84B-005.58 lưu thông trên QL60 theo hướng từ Bến Tre qua Tiền Giang. Khi xe khách vừa qua cầu Rạch Miễu, đang đổ dốc (đoạn thuộc địa bàn P.6, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang) thì va chạm với xe máy BS 83C1-704.52 do một phụ nữ khoảng 35 tuổi (ngụ H.Kế Sách, Sóc Trăng) điều khiển lưu thông chiều ngược lại.Sau va chạm mạnh, người phụ nữ đi xe máy ngã xuống đường, bị xe khách giường nằm cán qua người tử vong tại chỗ. Tại hiện trường, xe máy hư hỏng nặng, nằm trước phần đầu xe khách; nạn nhân nằm dưới gầm xe. Vụ tai nạn khiến tình trạng kẹt xe ở cầu Rạch Miễu trở nên trầm trọng. Đến gần 10 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng tỉnh Tiền Giang mới xử lý xong hiện trường. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, thời điểm hơn 11 giờ cùng ngày, trên QL60 vẫn còn hàng ngàn phương tiện xếp hàng chờ ở hai phía đầu cầu Rạch Miễu. Bên cạnh đó, hàng đoàn xe máy đổ về từ hướng TP.HCM đi các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng khiến tình trạng kẹt xe càng căng thẳng.