Ca sĩ Siu Black: 'Lên sân khấu ai nói tôi 20 tuổi là tôi giận'
Bà Fagan, một đô đốc 4 sao và là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Lực lượng Tuần duyên Mỹ (USCG), đã bị chính quyền Trump cách chức vào ngày 21.1, một ngày sau khi ông Trump nhậm chức. Các viên chức thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS), cơ quan giám sát USCG, đã nêu ra các vấn đề an ninh biên giới và "tập trung quá mức" vào sự đa dạng, công bằng và hòa nhập là một trong những lý do khiến bà Fagan bị cách chức.Bà Fagan, được bổ nhiệm làm chỉ huy USCG vào năm 2022, đã trở thành mục tiêu thuận lợi cho một tổng thống mới muốn thể hiện sức mạnh của mình, theo NBC News. Quy trình cách chức bà Fagan ít phức tạp hơn so với việc sa thải các chỉ huy của bốn nhánh chính thuộc quân đội Mỹ.Đuổi bà Fagan ra khỏi nhà trong thời gian ngắn là một bước tiến xa hơn. "Thật nhỏ nhen và mang tính cá nhân. Đó thực sự là một trò chơi quyền lực kỳ lạ", một đồng minh của bà Fagan bình luận.Trong khi đó, một quan chức DHS phản bác rằng việc bà Fagan bị chuyển khỏi nhà tại Căn cứ chung Anacostia Bolling ở Washington D.C là hợp lý. "Bà ấy đã bị cách chức có lý do chính đáng cách đây hai tuần và bà ấy vẫn sống trong khu nhà dành cho đô đốc", vị quan chức khẳng định, và xác nhận rằng bà Fagan đã được yêu cầu rời đi. Vị quan chức cho hay họ không thể xác nhận hoặc phủ nhận mốc thời gian 3 giờ.NBC News dẫn một nguồn tin khẳng định giới lãnh đạo USCG đã cho bà Fagan thời hạn 60 ngày để tìm nhà ở mới. Tuy nhiên, trong ngày 4.2, giới chức DHS đã nói với quyền Chỉ huy USCG Kevin Lunday rằng ông phải đuổi bà Fagan ra vì "tổng thống muốn bà ấy ra khỏi khu nhà đó", theo một trong những nguồn thạo tin.Vị quan chức DHS không thể xác định ngay lập tức liệu chỉ thị này có thực sự đến từ Tổng thống Trump hay không. Đến 14 giờ ngày 4.2, ông Lunday đã thông báo cho bà Fagan rằng bà có 3 giờ để ra ngoài. Ngay sau đó, nhóm của bà Fagan nhận được cuộc gọi từ các trợ lý của ông Sean Plankey, một cố vấn cấp cao của DHS và là sĩ quan USCG nghỉ hưu, yêu cầu bà Fagan mở cửa nhà để có thể chụp ảnh bên trong, theo một nguồn tin.Bà Fagan phản đối giới chức DHS chụp ảnh bên trong ngôi nhà. "Tôi không cho phép họ vào nhà, bất kể tôi có ở đó hay không", bà Fagan nói với một thành viên USCG. Ông Lunday đã chuyển lại thông tin đó cho nhóm của ông Plankey, lưu ý rằng nỗ lực tiếp cận ngôi nhà bà Fagan ở sẽ bị xem là xâm phạm, theo một nguồn tin. Tuy nhiên, bà Fagan đã rời khỏi nhà dù "nhiều đồ dùng cá nhân và đồ gia dụng của bà vẫn còn ở đó", theo một cựu quan chức quân đội Mỹ. Bà Fagan đã ngủ qua đêm tại nhà của bạn bè.Bộ Tư lệnh Vận tải Mỹ hiện chịu trách nhiệm chuyển đồ đạc cá nhân của bà ra khỏi nhà tại Căn cứ chung Anacostia Bolling. "Bà ấy đã được cấp một nơi khác để ở. Chúng tôi vẫn đang cung cấp nhà ở cho bà ấy", vị quan chức DHS khẳng định, theo NBC News.Bạn gái 'hot girl' của sao trẻ giải bóng rổ VBA 2023
Chiều 25.2, UBND TP.Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết của HĐND TP.Hà Nội về thành lập các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND thành phố và công bố các quyết định về công tác cán bộ.Theo đó, bộ máy hành chính mới của TP.Hà Nội gồm 15 sở và 1 cơ quan tương đương, giảm 6 sở so với trước khi sắp xếp bộ máy. Trong đó, có 8 sở ngành mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất, sắp xếp lại các đơn vị cũ.Cụ thể, thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT với Sở Tài chính; thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT; thành lập Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở TT-TT với Sở KH-CN. Thành lập Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH; thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT. Tổ chức lại Văn phòng UBND TP.Hà Nội trên cơ sở sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND TP.Hà Nội.Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc thành phố; thành lập Ban quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp TP.Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.Tại hội nghị, UBND TP.Hà Nội cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ đối với lãnh đạo 8 sở, ngành mới thành lập này. Theo đó, Sở Tài chính do ông Nguyễn Xuân Lưu làm giám đốc. Sở Nông nghiệp và Môi trường do ông Nguyễn Xuân Đại làm giám đốc. Sở Khoa học và Công nghệ do ông Nguyễn Hồng Sơn làm giám đốc.Sở Nội vụ do ông Trần Đình Cảnh làm giám đốc. Sở Xây dựng do ông Nguyễn Phi Thường làm giám đốc. Văn phòng UBND TP.Hà Nội do ông Trương Việt Dũng làm chánh văn phòng.Sở Dân tộc và Tôn giáo do ông Nguyễn Nguyên Quân làm phó giám đốc phụ trách. Ông Vũ Xuân Hùng làm Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố.Ngoài ra, UBND TP.Hà Nội cũng công bố quyết định bổ nhiệm ông Võ Nguyên Phong, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng, làm Giám đốc Sở Công thương; bổ nhiệm bà Bạch Liên Hương, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, làm Giám đốc Sở VH-TT.Trước đó, sáng 25.2, tại kỳ họp thứ 21, 100% đại biểu HĐND TP.Hà Nội đã tán thành thông qua nghị quyết, sau sắp xếp, Hà Nội sẽ có 15 sở, cơ quan tương đương (giảm 6 sở so với năm 2024). Nghị quyết có hiệu lực từ 1.3.Sau sắp xếp, các sở và cơ quan tương đương thuộc UBND TP.Hà Nội gồm: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp và Môi trường; Xây dựng; KH-CN; VH-TT; GD-ĐT; Y tế; Thanh tra thành phố; Văn phòng UBND thành phố; Dân tộc và Tôn giáo; Du lịch; QH-KT.
Israel đẩy mạnh tấn công khắp Gaza, ra lệnh sơ tán gấp ở miền bắc
Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế), cho biết, Cục Dân số đã tham mưu Bộ Y tế trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật Dân số và dự thảo luật Dân số, có đề xuất 3 nhóm chính sách lớn là: duy trì mức sinh thay thế; giảm mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; nâng cao chất lượng dân số.Trong đó, với chính sách duy trì mức sinh thay thế, dự thảo luật đề xuất quy định, mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định bình đẳng, tự nguyện trong việc sinh con, thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng.Đồng thời, dự thảo luật cũng đề xuất cho phép lao động nữ khi sinh con thứ 2 được kéo dài thời gian nghỉ thai sản 7 tháng thay vì 6 tháng; tạo điều kiện cho phụ nữ sinh đủ 2 con ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp được hỗ trợ thuê, mua nhà ở xã hội. Theo ông Dũng, trước đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 nhằm duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc, ngăn chặn xu hướng mức sinh giảm tại một số tỉnh, thành.Trong đó đã đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, trong đó khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi…Đồng thời, xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ như các dịch vụ thân thiện với người lao động: đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sĩ gia đình... Quy hoạch, xây dựng các điểm trông, giữ trẻ, nhà mẫu giáo phù hợp với điều kiện của bà mẹ, nhất là các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị.Bên cạnh đó, hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con như tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con...Đồng thời có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con: mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình.Theo Bộ Y tế, mức sinh tại Việt Nam liên tục giảm trong các năm gần đây, xuống dưới mức sinh thay thế (từ 2,11 con/phụ nữ năm 2021 còn 1,96 con/phụ nữ), và dự báo tiếp tục giảm nếu không can thiệp hiệu quả.
Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên. Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Thị trường âm nhạc cuối 2024 đầu 2025 đánh dấu sự bùng nổ của ca khúc Tái sinh do Tùng Dương thể hiện. Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nam ca sĩ không chỉ "gây bão" trong nước mà còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Năm qua cũng được xem là một năm thành công của Tùng Dương vì ngoài Tái sinh, anh còn được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vinh danh "Ca sĩ nổi bật". Nguồn năng lượng tích cực đó sẽ được Tùng Dương mang đến để "mở bát" chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên.Trong chương trình trò chuyện đầu năm cùng khán giả Báo Thanh Niên, Tùng Dương sẽ tiết lộ những bí mật thú vị đằng sau bản hit Tái sinh thông qua sự dẫn dắt của MC Vũ Mạnh Cường. Ngoài ra những câu chuyện về chặng đường làm nghề cũng như kế hoạch đón Tết Ất Tỵ cũng được Tùng Dương chia sẻ trong HOT THÌ HỎI.
Khách quốc tế đến Việt Nam vượt mốc 6 triệu lượt, hơn cả trước Covid-19
Theo ông Lư, trong buổi làm việc cùng UBND TP.Sông Công và 2 công ty trên cách đây vài ngày, Công ty TNHH Môi trường Sông Công cũng thừa nhận việc để xảy ra khói bụi.