CEO Trần Lệ Nguyên ăn tết không thể thiếu... lẩu
Góp mặt ở trận chung kết, Thái Lan sẽ gặp đội tuyển Việt Nam. Trước đó, ở trận bán kết 1, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã giành chiến thắng thuyết phục 5-1 trước Singapore sau 2 lượt trận để vào chung kết. Tờ Siamsport nhận định đây là trận chung kết “trong mơ”, khiến CĐV Đông Nam Á phấn khích.“Đội tuyển Thái Lan gặp Việt Nam ở trận đấu cuối cùng là viễn cảnh mà mọi CĐV Đông Nam Á đều ao ước thấy. Thái Lan thể hiện sức mạnh vượt trội ở bảng A, liên tiếp giành những chiến thắng đẹp mắt. Đến bán kết, dù có phần gặp khó khăn trước Philippines nhưng “Voi chiến” đã khẳng định bản lĩnh, nhờ khoảnh khắc ngôi sao của Suphanat Mueanta hay Worachit Kanitsribampen. Phía đối diện, đội tuyển Việt Nam khởi đầu vất vả ở vòng bảng nhưng càng chơi càng hay, họ đang bất bại sau 6 trận đấu. Đặc biệt, sự xuất hiện của tiền đạo Nguyễn Xuân Son đang nâng cấp hàng công của đội tuyển Việt Nam. Với dàn cầu thủ chất lượng của hai đội, chung kết AFF Cup 2024 sẽ là trận cầu kịch tính và đầy căng thẳng”, tờ Siamsport nhận định.Dù vậy, tờ báo của Thái Lan cũng phân tích một loạt điểm yếu mà thầy trò HLV Masatada Ishii mắc phải. Tờ Siamsport viết: “Đúng là Thái Lan đã thành công khi lọt vào trận chung kết. Nhưng để bảo vệ ngôi vô địch, đội bóng của HLV Masatada Ishii vẫn còn nhiều “bài tập ở nhà” phải giải quyết. Suốt 90 phút tại Rajamangala, Thái Lan chỉ chơi tốt hiệp 1. “Voi chiến” đã dồn ép Philippines một phần là do còn sung sức, cộng với khát khao chiến thắng. Nhưng sau đó, khi thể lực đi xuống và tiền vệ trụ Weerathep Pomphan rời sân, Thái Lan đã bị Philippines ép ngược lại. Nếu không nhanh chóng cải thiện thể lực, đây có thể sẽ trở thành điểm yếu chí tử, bị Việt Nam khai thác. Ngoài ra, hàng thủ của HLV Masatada Ishii không ổn định. Minh chứng rõ nhất là Thái Lan vẫn chưa tìm ra được cặp đôi trung vệ chính thức nào. Đây là điều rất nguy hiểm, đặc biệt khi Việt Nam đang sở hữu một tiền đạo đáng sợ như Nguyễn Xuân Son - người đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới với 5 bàn”.Trong khi đó, tờ Khao Sod cũng chỉ ra một loạt các điểm yếu của đội tuyển Thái Lan sau trận bán kết với Philippines. Ngoài những vấn đề ở hàng thủ, ký giả của tờ Khao Sod nhận định, Thái Lan tấn công không tốt ở AFF Cup 2024 và sẽ khó lòng xuyên thủng lưới Việt Nam nếu không cải thiện.“Việc Worachit và Suphanat Mueanta vào sân, góp phần tạo nên bàn ấn định tỷ số 4-3 trước Philippines đã chỉ rõ hàng công của Thái Lan quá yếu. Sự chênh lệch về đội hình đá chính và dự bị của Thái Lan quá lớn. Akaraphong Phumwiset, Teerasak, Jonathan Khemdee và William Wilderscher đã không thể nâng cao trình độ cạnh tranh, Seksan chỉ biết chạy và tạt trong khi cánh trái hoàn toàn tê liệt - tất cả điều đó tạo nên lối chơi tấn công của Thái Lan đơn điệu. Đội tuyển Thái Lan đã không triệu tập những cầu thủ xuất sắc nhất của mình để bảo vệ chức vô địch nhưng với tiêu chuẩn của AFF Cup, “Voi chiến” lẽ ra có thể làm tốt hơn thế này. Sự phụ thuộc quá nhiều vào Suphanat Mueanta - cầu thủ đang có 4 bàn và 4 kiến tạo đang trở thành con dao hai lưỡi của Thái Lan. Hiện thể trạng của anh chưa đảm bảo và nếu Suphanat Mueanta không ra sân ở chung kết, Thái Lan sẽ gặp vô vàn khó khăn trước hàng thủ của đội tuyển Việt Nam - đội chủ thủng lưới 3 bàn tại AFF năm nay”, tờ Khao Sod phân tích.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanAsean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnĐề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần liệu có khả thi?
Ngoại hình Toyota Innova Cross 2023 thiết kế "vừa mắt", thừa hưởng từ mẫu xe anh em Toyota Highlander tại thị trường Mỹ. Dù vậy, thân vỏ xe vẫn cho cảm giác mỏng manh thường thấy ở những thế hệ trước của chính mẫu xe MPV này.
Lại 'hot trend' măng cụt xanh trộn gỏi gà
Phút 90+6, HLV Phùng Thanh Phương tung vào sân trung vệ trẻ Nguyen Zan Hoyt Le Cao (tên viết tắt Zan Nguyễn) để thế chỗ Nguyễn Thái Quốc Cường.Zan Nguyễn vào sân ở những thời điểm cuối trận căng thẳng, nóng bỏng nhất, khi CLB Đà Nẵng bị dẫn 0-1 không còn gì để mất đang toàn lực tấn công để san bằng cách biệt mong manh 1 bàn thắng, bằng những đường rót bóng bổng vào khu vực cấm địa của CLB TP.HCM.Có thể xem việc HLV Phùng Thanh Phương tung Zan Nguyễn vào sân là một công đôi việc, vừa ngắt khí thế tấn công của CLB Đà Nẵng, tranh thủ thêm khoảng 1 phút thay người quý giá, lại giúp hàng thủ CLB TP.HCM chống bóng bổng hiệu quả hơn.Zan Nguyễn sinh năm 2006, chỉ mới 19 tuổi, có bố mẹ đều là người Việt. Anh sinh ra lớn lên ở TP.Boston (Mỹ), học bóng đá ở môi trường bóng đá học đường của Mỹ và chủ động liên hệ đầu quân cho CLB TP.HCM để thử sức mình ở quê hương bố mẹ.Zan Nguyễn được HLV Phùng Thanh Phương đánh giá có tiềm năng, sở hữu chiều cao và độ dày lý tưởng, có ý thức tập luyện và sinh hoạt chuyên nghiệp nhưng vẫn còn khá "non", phải trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.Được biết, đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" đang cố gắng đẩy nhanh hoàn tất hồ sơ, tiến hành các bước thủ tục để sớm nhập tịch cho chàng trai 19 tuổi mang 100% dòng máu thuần Việt.Với quãng thời gian gần 10 tháng phía trước, khả năng Zan Nguyễn có hộ chiếu Việt Nam là rất cao.Nếu tiếp tục giữ tinh thần chuyên cần học hỏi, được HLV Phùng Thanh Phương từng bước "thử lửa" và có số phút thi đấu tại V-League một cách hợp lý, chàng trai cao 1,90 m này biết đâu sẽ được ban huấn luyện đội tuyển U.22 Việt Nam để mắt đến.
Trưa 22.2, lãnh đạo Trạm CSGT Tuy Phước (thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) cho biết vừa xảy ra vụ cháy xe khách trên tuyến QL1, đoạn qua địa bàn TT.Diêu Trì (H.Tuy Phước, Bình Định). Rất may, vụ cháy không gây thiệt hại về người."Trong lúc đi tuần tra, kiểm soát trên QL1, lực lượng CSGT phát hiện xe khách bị cháy nên đã hỗ trợ, điều tiết phân luồng giao thông, đồng thời phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Định chữa cháy, dập tắt ngọn lửa kịp thời. Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ", vị lãnh đạo này cho biết.Theo đó, lúc 7 giờ 30 cùng ngày, xe khách BS 35F - 000.59 do ông Hoàng Khắc Phi (50 tuổi, ở Ninh Bình) điều khiển lưu thông trên QL1 theo hướng nam - bắc, khi đến đoạn qua TT.Diêu Trì bất ngờ bốc cháy từ phía sau xe. Lúc này, trên xe có 4 hành khách và 4 người của nhà xe. Vụ cháy khiến các hành khách trải qua một phen hú vía.Theo người dân địa phương, xe khách nói trên chạy đến cầu Diêu Trì (TT.Diêu Trì) thì bất ngờ bốc cháy dữ dội, ngọn lửa và cột khói cao gần 10 m. Thời điểm xảy ra cháy xe, trên xe có một số hành khách và cây cảnh.
Giao dịch bất động sản TP.HCM tăng, phòng công chứng nhộn nhịp trở lại
Đây là đề xuất tiêu chí, biên chế khi thành lập cấp vụ, phòng, chi cục được Bộ Nội vụ đề xuất tại dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.Dự thảo nghị định này nhằm tổ chức triển khai thi hành luật Tổ chức Chính phủ 2025, thực hiện định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, không áp dụng đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.Theo dự thảo nghị định, cơ cấu tổ chức của bộ không còn cấp tổng cục, Bộ Nội vụ đề xuất cơ cấu tổ chức của bộ gồm: vụ, văn phòng, thanh tra, cục (nếu có), đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định gồm các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực; báo, tạp chí, trung tâm thông tin; trường hoặc trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, học viện thuộc bộ.Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm bình quân không quá 3 người trên một đơn vị.Về cấp vụ thuộc bộ, dự thảo nêu rõ, vụ là tổ chức thuộc bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp hoặc chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của bộ.Vụ không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, không có tài khoản. Vụ trưởng được ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của vụ.Đáng chú ý, dự thảo nêu rõ "không tổ chức phòng trong vụ". Trường hợp vụ có nhiều mảng công tác và khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 30 biên chế công chức trở lên thì có thể thành lập phòng. Số lượng phòng trong vụ thuộc bộ (nếu có) phải được quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ.Vụ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên. Bên cạnh đó, vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu về công tác quản trị nội bộ được thành lập khi khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên.Về tiêu chí thành lập phòng và tổ chức tương đương phòng, Bộ Nội vụ đề xuất phòng thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cục hoặc được giao tham mưu về công tác quản trị nội bộ của cục; khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 7 biên chế công chức trở lên.Phòng thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi cục hoặc được giao tham mưu về công tác quản trị nội bộ của chi cục. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 5 biên chế công chức trở lên.Về số lượng cấp phó phòng, nếu phòng thuộc cục thuộc bộ có 7 - 9 biên chế công chức được bố trí 1 cấp phó; có 10 - 15 biên chế công chức được bố trí không quá 2 cấp phó; có từ 16 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 3 cấp phó.Phòng thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ có 5 - 7 biên chế công chức được bố trí 1 cấp phó; có từ 8 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 2 cấp phó.Về tiêu chí thành lập chi cục, chi cục thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí: có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cục theo quy định của pháp luật chuyên ngành; được phân cấp, ủy quyền của cục trưởng để quyết định về các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cục trưởng. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên. Về số lượng cấp phó chi cục thuộc cục thuộc bộ, chi cục có từ 1 - 3 phòng được bố trí 1 cấp phó; có từ 4 phòng trở lên được bố trí không quá 2 cấp phó. Chi cục không có phòng được bố trí không quá 2 cấp phó.Bộ trưởng quyết định hoặc phân cấp quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu chi cục, bảo đảm bình quân không quá 3 người/chi cục khi chi cục đáp ứng một trong các tiêu chí: thực hiện nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính 24/24 giờ trong ngày theo quy định của pháp luật; phải bố trí công chức (trong đó có lãnh đạo chi cục) làm việc 3 ca/ngày và được giao từ 60 biên chế công chức trở lên; được giao quản lý theo khu vực liên tỉnh, liên huyện và có từ 9 phòng hoặc tổ chức tương đương trở lên thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục theo quy định của pháp luật.